Ngôn Ngữ Chuyên Nghiệp: Khai Thác Sức Mạnh Truyền Đạt Nội Dung và Cảm Xúc
Nguyên Tắc Vàng Khi Sử Dụng Ngôn Ngữ Trong Việc Soạn Thảo Nội Dung
Không Gì Quan Trọng Hơn Sự Phù Hợp
Tình Yêu Bản Thân: Khoái Lạc Trong Tình Thương và Sự Tự Trọng
Một người tự ti với chính mình, luôn coi mình là không đáng giá, thật khó để nói 'Tôi xứng đáng được hạnh phúc'.
(Bản thân lấp lánh trong sự chú ý của người khác)
Ngoài ra, việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng là rất quan trọng. Viết cho một bữa tiệc cưới hiện đại sẽ khác với bữa tiệc đầy tháng theo phong cách truyền thống. Hoặc khi sáng tác, ngôn từ của nhân vật sống ở vùng quê sẽ khác so với nhân vật sinh ra ở thành phố lớn. Sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc biết cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với tình huống và đối tượng mình gặp phải.
Trong việc lựa chọn từ ngữ, bạn cần chọn từ có nghĩa và sắc thái phù hợp. Bởi trong tiếng Việt có nhiều từ có nghĩa gần giống nhau nhưng lại có sắc thái biểu cảm khác nhau. Ví dụ, từ 'phu nhân' thường được dùng cho những người có quyền thế trong xã hội, còn từ 'bà chủ' thường được dùng cho những người phụ nữ làm chủ gia đình hoặc doanh nghiệp.
Hãy tránh việc sử dụng những từ ngữ không rõ ràng hoặc quá thô tục. Nếu bạn không hiểu rõ nghĩa của từ 'miên viễn', thì hãy tránh việc sử dụng nó. Chọn những từ mà bạn chắc chắn về ý nghĩa của chúng.
Nếu bạn đang phân vân giữa việc sử dụng từ “chỉnh chu” và “chỉn chu”, hãy kiểm tra từ điển để biết từ nào là chính xác. Hoặc như từ “cứu cánh” được sử dụng nhiều để chỉ sự giúp đỡ, nhưng thực sự nó có ý nghĩa là mục đích cuối cùng.
Một đoạn văn cần có một ý chính rõ ràng và được phát triển một cách logic. Khi viết đoạn văn, bạn có thể áp dụng theo mô hình của đoạn văn diễn dịch, quy nạp hoặc song hành thay vì viết các câu linh tinh mà không có sự sắp xếp. Cách dễ nhất là bạn viết câu chứa ý chính ở đầu đoạn và sau đó làm rõ ý đó thông qua các câu tiếp theo. Việc viết không có sự sắp xếp sẽ làm cho nội dung trở nên lộn xộn.
“Đôi khi chúng ta nghĩ rằng sự đầy đủ về vật chất như thức ăn ngon, quần áo đẹp, du lịch và có một số tiền đủ để không phải lo lắng là chính là hạnh phúc. Nhưng sau khi có được tất cả, chúng ta vẫn cảm thấy mình bất an, mất phương hướng. Nếu phải trả lời câu hỏi liệu chúng ta có hạnh phúc không, liệu chúng ta có an yên không, chúng ta có thể chỉ biết cúi đầu, lảng tránh. Dù trái tim chúng ta cố gắng trao đi tình yêu thương ra thế giới bên ngoài, tại sao vẫn cảm thấy bên trong mình trống rỗng?”
Có phải chúng ta đã bỏ quên người quan trọng nhất – chính bản thân mình không?”
(Một cuộc đời dài để yêu thương chính mình)
Hãy tránh việc sử dụng ngôn ngữ quá chuyên môn, ngôn ngữ địa phương hoặc ngôn ngữ quá tinh tế. Tuỳ thuộc vào loại bài viết và đối tượng độc giả mà bạn có thể xem xét việc sử dụng từ vựng chuyên ngành. Với những bài viết thông thường, hãy sử dụng ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống để mọi người đều hiểu. Khi đề cập đến các yếu tố chuyên môn, bạn cũng nên giải thích một cách dễ hiểu. Mục tiêu của bài viết là để độc giả tìm thấy giá trị, không chỉ là để thỏa mãn tác giả.
Đối với ngôn ngữ địa phương, bạn có thể sử dụng khi muốn nhấn mạnh một điểm nào đó của văn hóa địa phương, tôn vinh ngôn ngữ của họ hoặc đơn giản là đùa giỡn bằng cách sử dụng ngôn từ địa phương. Nhưng việc lạm dụng ngôn từ địa phương sẽ khiến độc giả ngoại tỉnh khó hiểu.
Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp và cú pháp chuẩn giúp bạn đảm bảo tính chính xác và dễ tiếp cận. Điều này cũng giúp độc giả ở mọi nơi đều hiểu được ý bạn muốn truyền đạt. Và từ đó, bạn có thể chia sẻ với họ, làm cho họ thích thú và ủng hộ bạn.
Ngoài việc tự kiểm tra, bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng hỗ trợ hoặc nhờ người có kỹ năng chuyên môn đọc và đưa ra ý kiến để cải thiện bài viết của bạn.
Ngoài ra, việc sắp xếp thông tin theo một trình tự logic cũng rất quan trọng. Bạn có thể bố trí các thông tin từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn, hoặc theo thứ tự thời gian, cấp độ...
Sử dụng ví dụ và minh họa giúp làm sáng tỏ những ý kiến hoặc khái niệm phức tạp một cách dễ hiểu. Điều này giúp người đọc kết nối tốt hơn với nội dung và hiểu rõ hơn về nó.
Bạn có thể minh họa bằng câu chuyện cảm động, các nghiên cứu, số liệu thống kê, biểu đồ, hình ảnh, video... Những điều này làm tăng sức thuyết phục và sự gần gũi với người đọc, giúp họ tin tưởng hơn vào thông tin mà bạn cung cấp.
Nếu bạn chú ý, bạn sẽ nhận thấy chúng ta thường sử dụng những từ ngữ “vô thưởng vô phạt”. Việc này không làm cho câu văn trở nên hay hơn. Đồng thời, loại bỏ chúng cũng không làm mất đi ý nghĩa hay sắc thái biểu cảm nào. Những từ không cần thiết như “thực sự,” “rất,” “quá,”, “cái”, “thì”, “chiếc”… thường được sử dụng quá nhiều và nên được xem xét để giữ lại hoặc loại bỏ khi biên tập để câu văn trở nên trôi chảy hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng một từ thay vì một chuỗi các từ có ý nghĩa tương tự nhau. Ví dụ, viết “chăm chỉ” là đủ, không cần phải viết “chăm chỉ, siêng năng, cần cù”. Loại bỏ từ thừa giúp bạn sử dụng ngôn ngữ một cách chuyên nghiệp hơn.
Cách bạn diễn đạt tư duy của mình tốt nhất là làm cho nó trở nên logic và có hệ thống. Bạn có thể sử dụng các từ nối logic như “vì vậy,” “do đó,” “ngược lại” để thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến và lập luận.
Tư duy logic còn thể hiện qua cách bạn sắp xếp bố cục, xây dựng cấu trúc cho bài viết. Càng logic, cấu trúc càng vững chắc.
Bạn cũng nên sử dụng các cặp từ liên quan về mặt logic như: nếu… thì, vì… nên, càng… càng…, dù/tuy… nhưng…, bấy nhiêu… bấy nhiêu…
Đối với tiếng Việt, bạn cần có một cuốn “Từ điển tiếng Việt” hoặc các từ điển khác (từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa, ca dao – tục ngữ…) để kiểm tra nghĩa và cách sử dụng đúng của từ ngữ, học từ mới và kiểm tra lại những từ cũ mà bạn thường dùng sai…
10 gợi ý này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn với từ ngữ khi tạo nội dung. Nếu bạn có cách nào khác, hãy chia sẻ dưới phần bình luận nhé!