1. Câu 4. Mục tiêu chính của hoạt động Khởi động trong mỗi bài học là gì?
A. Kích thích sự tò mò và nhu cầu tìm hiểu của học sinh. (Đáp án)
B. Hỗ trợ học sinh ôn tập bài cũ và liên kết với nội dung bài học mới.
C. Hướng dẫn học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào bài học mới.
D. Khuyến khích học sinh sử dụng những hiểu biết và kinh nghiệm trước đó để giải quyết tình huống mới.
2. Câu 5. Ý nào sau đây mô tả mục tiêu của hoạt động khám phá và hình thành kiến thức mới?
A. Hỗ trợ học sinh khám phá kiến thức mới. (Đáp án)
B. Giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng.
C. Cung cấp thông tin liên quan đến bài học cho học sinh.
D. Giúp học sinh ôn tập kiến thức cũ để liên kết với kiến thức mới.
3. Câu 6. Mục tiêu của hoạt động Vận dụng trong bài học sách giáo khoa Công nghệ 8 là gì?
A. Hoạt động giúp học sinh trải nghiệm và tương tác để khám phá kiến thức bài học.
B. Hoạt động giúp học sinh củng cố và mở rộng những kiến thức đã được tìm hiểu.
C. Hoạt động tạo điều kiện cho học sinh kết nối các kiến thức và kinh nghiệm đã có với bài học mới.
D. Hoạt động giúp học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào các tình huống mới, thực hành và vận dụng trong cuộc sống. (Đáp án)
4. Câu 7. Nội dung lý thuyết trong bài học được trình bày như thế nào để thể hiện quan điểm dạy học dựa trên hoạt động trải nghiệm?
A. Có nhiều câu hỏi và bài tập yêu cầu học sinh thực hiện sau bài học.
B. Mỗi bài học đều bao gồm nội dung thực hành để rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
C. Kiến thức mới được giới thiệu sau các hoạt động quan sát, phân tích, tổng hợp và khám phá của học sinh dựa trên dữ liệu, thông tin và hình ảnh. (Đáp án)
D. Cung cấp nhiều hình ảnh và ví dụ minh họa để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
5. Câu 8. Nội dung bài học được trình bày như thế nào để thể hiện quan điểm dạy học dựa trên việc nêu và giải quyết vấn đề?
A. Trong bài học, đặt nhiều câu hỏi để học sinh phải giải quyết.
B. Mỗi nội dung kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để học sinh thực hiện.
C. Phần mở đầu nêu rõ vấn đề cần giải quyết, phần kết luận thể hiện vấn đề đã được giải quyết. (Đáp án)
D. Các nội dung thực hành đều nêu rõ yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong quy trình.
6. Câu 9. Khi dạy bài về Mạch điện điều khiển, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
A. Vẽ và mô tả sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản. (Đáp án)
B. Hiểu nguyên lý hoạt động của mạch điện điều khiển có tín hiệu phản hồi.
C. Hiểu nguyên lý hoạt động của mạch điện điều khiển không có tín hiệu phản hồi.
D. Nhận diện các dạng tín hiệu đầu vào và đầu ra của mạch điện điều khiển.
7. Câu 10. Khi giảng dạy về mô-đun cảm biến, giáo viên cần giúp học sinh nhận diện được
A. Cấu tạo bên trong của các cảm biến phổ biến.
B. Hình dạng bên ngoài của các cảm biến phổ biến. (Đáp án)
C. Các phần tử trên mạch điện tử của mô-đun cảm biến phổ biến.
D. Vị trí của rơ-le và các tiếp điểm của rơ-le trên mô-đun cảm biến.
8. Câu 1. Bộ câu hỏi Công nghệ 8 - Bộ sách Chân trời sáng tạo
A. Sách được thiết kế để đáp ứng yêu cầu của môn học một cách chặt chẽ.
B. Sách được xây dựng theo mô hình học tập dựa trên hoạt động trải nghiệm.
C. Cấu trúc sách theo trình tự hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh.
D. Tất cả các phương án trên. (Đáp án)
9. Câu 2. Sách giáo khoa Công nghệ 8 (bộ sách Chân trời sáng tạo) thể hiện cách tiếp cận dạy học phát triển năng lực như thế nào?
A. Sách tiếp cận kiến thức một cách đơn giản và tự nhiên với nhiều hình ảnh và tình huống thực tế, dễ hiểu và dễ áp dụng cho học sinh.
B. Sách được chia thành các chương theo chủ đề của Chương trình môn Công nghệ 2018, mỗi bài học là một vấn đề đầy đủ và giải quyết từng vấn đề đó.
C. Nội dung bài học là chuỗi hoạt động quan sát, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề để khám phá kiến thức mới, luyện tập và vận dụng vào thực tiễn. (Đáp án)
D. Tất cả các phương án trên.
10. Câu 3. Trình tự hoạt động trong mỗi bài học của sách giáo khoa Công nghệ 8 bao gồm:
A. khởi động, hình thành kiến thức, vận dụng, luyện tập.
B. khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng. (Đáp án)
C. khởi động, luyện tập, vận dụng, hình thành kiến thức.
D. khởi động, thực hành, vận dụng, hình thành kiến thức.