1. Cá mặt trăng
Cá mặt trăng hay còn gọi là cá mặt trời là một loài cá biển lớn với màu sắc rực rỡ và cơ thể ngắn. Chúng sống ngoài đại dương và thường lặn xuống vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất lạnh để tìm kiếm thức ăn.
Vì sống ở vùng nước lạnh nên cá mặt trăng đã tiến hóa khả năng tự làm ấm mắt và não để bảo vệ các chức năng thần kinh và thị giác khỏi tác động của nhiệt độ thấp.
Loài cá này có đặc điểm nổi bật là thân hình bầu dục tròn, thường sống ở vùng nhiệt đới, cơ thể dẹt và trơn, đuôi ngắn, đầu tròn, mắt lớn, và miệng nhỏ so với kích thước cơ thể. Chúng thường để thân mình to lớn trôi theo dòng nước.
2. Cá phổi châu Phi
Cá phổi châu Phi sở hữu cơ quan hô hấp thô sơ giống như phổi, cho phép chúng hấp thụ oxy trực tiếp từ không khí và sống mà không cần nước trong khoảng một năm. Vào mùa khô, cá phổi châu Phi chui xuống bùn, tiết ra chất nhầy qua miệng để làm cứng bùn và tạo thành một cái kén bao bọc quanh cơ thể. Chỉ có miệng cá là lộ ra ngoài để hô hấp.
3. Cá mặt quỷ
Cá mặt quỷ, còn được gọi là cá đá, chứa nọc độc cực kỳ nguy hiểm, vì thế nó thường được gọi là “sát thủ đại dương”. Nếu bị cá mặt quỷ đốt, bạn có thể gặp phải sốc, ra mồ hôi, tê liệt, buồn nôn, mê sảng, sốt, suy hô hấp, và nếu không được điều trị bằng thuốc kháng nọc độc trong vài giờ, có thể dẫn đến tử vong. Nếu may mắn sống sót, quá trình hồi phục có thể kéo dài nhiều tháng.
4. Cá mập voi
Cá mập voi, còn gọi là cá nhám voi, là loài cá lớn thứ hai trên thế giới với trọng lượng có thể lên đến 25 tấn. Loài cá này sở hữu khoảng 4.000 chiếc răng, dùng để lọc và thu thập thức ăn. Thức ăn chính của cá mập voi bao gồm sinh vật phù du, thực vật và tảo.
5. Cá mập trắng
Lỗ mũi của cá mập trắng nằm ở phần dưới mõm và không dùng để thở mà chỉ để ngửi. Mũi của cá mập trắng có khả năng phát hiện rất nhỏ các hợp chất trong nước. Chúng có thể nhận biết một giọt máu trong một cái xô chứa gần 100 lít và phát hiện máu từ khoảng cách lên đến 5 km.
6. Cá hồi Sockeye
Cá hồi Sockeye sống ở nước ngọt, sau đó di cư ra biển và quay trở lại sông để sinh sản. Chúng phải bơi hàng nghìn kilomet ngược dòng về nơi mình được sinh ra, sử dụng khả năng cảm nhận biến thể nhỏ trong từ trường của Trái Đất để dẫn đường.
7. Cá toothfish
Cá toothfish ở Nam Cực có khả năng vượt qua vùng cực lạnh giá (có thể xuống dưới -2º C) nhờ vào việc sản xuất glycoprotein chống đông độc đáo, giúp máu của chúng không bị đông lại.
8. Cá 'chuyển giới'
Cá Hề là một loài cá lưỡng tính với giới tính đực xuất hiện trước. Điều này có nghĩa là tất cả cá hề nhỏ đều là con đực, và khi đạt đến kích thước nhất định cùng với các điều kiện phù hợp, một số sẽ chuyển giới thành cá cái.
Cụ thể, khi con cái chết hoặc biến mất vì lý do nào đó, con đực lớn nhất trong nhóm sẽ chuyển thành con cái và đảm nhận vai trò 'nữ hoàng'. Con đực lớn thứ hai sẽ nhanh chóng phát triển thành đực để kết hợp với con cái mới.
9. Cá đổi màu
Cá xiêm là một trong những loài cá đặc biệt nhất trên thế giới, chủ yếu sống ở Thái Lan. Chúng có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể khi môi trường sống thay đổi hoặc khi tâm trạng không ổn định.
Hiện tại, cá xiêm đã được lai tạo thành hàng ngàn giống khác nhau với đủ kiểu màu sắc và hình dáng đuôi. Điều này làm cho chúng trở thành loài cá cảnh rất được yêu thích trên toàn thế giới.
10. Cá trong suốt
Cá mắt thùng là loài cá đặc biệt với đôi mắt cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Chúng có đầu trong suốt và mắt hình cầu màu xanh lục nằm trên đỉnh đầu, với khả năng xoay tròn trong đầu để quan sát và săn mồi. Hai điểm phía trên miệng trông giống như mắt nhưng thực chất là cơ quan khứu giác gọi là nares, tương tự như lỗ mũi của con người.