Thời gian trôi qua, chúng ta ngày càng trưởng thành, ngày càng thay đổi. Mỗi ngày đều mang đến những biến đổi, những thay đổi mà chỉ có khi nhìn lại sau nhiều năm, ta mới nhận ra.
Có lúc bạn từng nghĩ rằng: 'Lễ tốt nghiệp, sinh nhật, đầu năm mới hay thậm chí chỉ trong một cuộc trò chuyện vui vẻ với bạn bè, bạn tự hỏi 'Số năm đã trôi qua như thế nào?'? Bạn từng nghĩ đến việc nếu bạn hiện tại gặp lại bản thân quá khứ, bạn sẽ làm gì? Nói gì?
Thường thì, điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới khi gặp lại chính bản thân của mình là lời khuyên đúng không? Chúng ta kể về những sai lầm mà ta 'đã' và 'sẽ' mắc phải trong quá khứ. Chúng ta cảnh báo và khuyên nhủ với tiếc nuối và hy vọng. Chúng ta mong muốn những biến cố khó khăn trong cuộc sống sẽ được thay đổi hoặc sửa chữa. Chúng ta tự nhắc nhở bản thân như một 'người lớn' khuyên bảo con cái? Hoặc có thể là mong muốn quay về quá khứ, quay về tuổi thơ để tránh xa áp lực 'cuộc sống người trưởng thành'?
Tôi thường suy nghĩ nhiều, là người theo đuổi hành trình chữa lành để giúp mọi người cảm thấy bình yên hơn. Trong những buổi trò chuyện, chúng tôi thường nói về những 'đứa trẻ' trong lòng, những vết thương sâu kín. Mọi người tìm kiếm một người có thể chỉ dẫn, một người có thể đưa ra lời khuyên mà có lẽ họ chỉ có một cơ hội để nghe. Tôi tự cho rằng bản thân hiện tại của tôi là 'người lớn', còn bản thân quá khứ là những đứa trẻ với những tổn thương về phương pháp giáo dục, những kiến thức hạn chế và những quyết định không chính xác. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng chính bản thân hiện tại của mình cũng là một 'đứa trẻ cô đơn' đang nói chuyện với một 'đứa trẻ quá khứ vụng về'?
Việc chữa lành và phát triển bản thân là một cuộc hành trình dài đầy ý nghĩa. Với tôi, dù có vẻ như đã lớn lên, nhưng bên trong tôi vẫn luôn tồn tại ba trạng thái của cuộc đời con người: 'đứa trẻ', 'người trưởng thành' và 'người già'. Mỗi ngày, chúng ta đều trải qua những thay đổi. Mỗi sự kiện, mỗi quyết định, dù tốt hay xấu, đều mang lại cho chúng ta những bài học và giá trị riêng. Nếu không có quá khứ, thì hiện tại sẽ không tồn tại. Nếu không có hiện tại, thì tương lai sẽ không có. Hiện tại của chúng ta thấy rằng bản thân hiện tại không hoàn hảo, và thường trách móc bản thân và quá khứ vì những sai lầm đã xảy ra. Tuy nhiên, việc rút ra bài học từ quá khứ để cải thiện bản thân và không lặp lại những sai lầm là điều có ý nghĩa.
Thực tế là quá khứ đã trôi qua, nhưng ký ức, kỷ niệm và hình ảnh vẫn luôn tồn tại trong tâm trí chúng ta, tạo ra những ảnh hưởng tiềm ẩn và những nỗi sợ không thể nhận biết, cũng như những sự sụp đổ sau này. Nếu có một ngày, chúng ta nhìn nhận những điều đó như những trang sách được lưu giữ trong thư viện, mở ra và đóng lại khi cần, liệu chúng ta còn đau buồn không?
Nói rằng 'không có quá khứ thì không có hiện tại' đồng nghĩa với việc quá khứ giữ lại những kinh nghiệm và học thức.
Tuy nhiên, không nên lãng quên hoàn toàn quá khứ mà chỉ tập trung vào tương lai. Quá khứ là nền móng của hiện tại, tồn tại trong tầng vô thức của chúng ta và góp phần vào sự hình thành của chúng ta. Tâm lý học cho rằng quá khứ là tiền đề của hiện tại và tương lai, và nó không thể loại bỏ hoàn toàn được.
Do đó, hiện tại của chúng ta có thể đang chịu ảnh hưởng từ quá khứ. Nếu chúng ta có thể xử lý và lưu trữ quá khứ một cách gọn gàng và có hệ thống, sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trên con đường phát triển bản thân.
Trong những cuộc trò chuyện và trải nghiệm của mình, tôi thường cảm thấy không hài lòng với hệ thống giáo dục hiện đại, sự khác biệt trong cách tiếp cận giáo dục giữa thế hệ cha mẹ và con cái. Họ thường chỉ trích và tự cho là đúng, đổ lỗi cho mọi vấn đề lên ta mà không thừa nhận sai lầm của mình, ép buộc ta phải làm theo ý họ mà không quan tâm đến ý kiến của ta, chỉ trích ta về những điều không có lý do. Vậy nên, liệu ta hiện tại có khác gì so với những người cha mẹ như vậy đối với con cái của họ trong quá khứ? Khi mà 'bản thân sẽ trở thành cái mình từng ghét' không phải là điều sai.
Ngoài việc được gọi là thế hệ, chúng ta và những người lớn tuổi đó đều là con người, đều có những suy nghĩ và hành động cả tự ý thức lẫn vô ý thức, đều có những 'đứa trẻ' và 'nhà kho' của riêng mình. Họ có thể đã quá mệt mỏi và chán nản để làm sạch 'nhà kho' đó, không đủ sức và tinh thần để đối mặt với nó dù nó vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của họ. Khi ta đột ngột muốn xâm nhập vào 'nhà kho' đó, cũng giống như việc xâm nhập vào một nơi không được phép, họ có thể phản ứng bằng cách tự bảo vệ mình mà họ cho là đúng đắn. Vậy chúng ta thì sao? Có biết đủ về bản thân mình, và từng bước đi trên con đường riêng của mình, liệu có cần phải tìm cách làm sạch 'nhà kho' của họ trong khi chúng ta vẫn còn sống và có khả năng tự làm sạch 'nhà kho' của mình? Tự mình đã có một 'nhà kho' riêng mà lại muốn sao chép 'nhà kho' của người khác, điều đó sẽ khiến chúng ta mệt mỏi.
Bản chất của sự phát triển chính là khả năng tha thứ: chỉ khi tự tha thứ cho bản thân mình, chúng ta mới có thể tha thứ cho người khác; chỉ khi đã tha thứ cho người khác, chúng ta mới không còn giữ lại những mâu thuẫn. Không còn giữ lại mâu thuẫn, cuộc sống sẽ trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn, và điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng ta.
Bản chất của việc tha thứ là phải đối mặt với sự thật: nếu ta không thừa nhận và đối mặt với sự thật, làm sao ta có thể biết được điều gì sai và nơi nào cần phải tha thứ? Nếu tiếp tục tránh né và trách móc mãi mãi, ta chỉ đang tự phản bội bản thân mình thôi.
Bản chất của quá trình chữa lành là phải đối mặt với sự thật: rất đơn giản, nếu không đối mặt với sự thật thì làm sao có thể tha thứ? Nếu không tha thứ thì làm sao có thể chữa lành? Một vết thương trên tay nếu không chú ý sẽ trở nên nhiễm trùng và nặng hơn, kéo dài hơn và để lại sẹo. Nếu không chấp nhận vết sẹo đó mà chỉ cố che dấu thì liệu nó có thể chữa lành được không?
Nếu tôi hiện tại hoặc tôi của 10 năm, 20 năm sau gặp lại 'phiên bản quá khứ'. Tôi sẽ ngồi xuống, lắng nghe, nhìn ngắm người đó như một người bạn, không nói trước cũng không muốn khuyên bảo. Quá khứ giống như một câu chuyện cổ tích đã qua. Tôi không muốn bị quá khứ làm cho mình mắc kẹt, mà thay vào đó, để nó tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại của tôi. Tôi không muốn trở thành một bản sao không phù hợp và ép buộc con cái của mình. Điều mà tôi cuối cùng nuối tiếc ở hiện tại chỉ là nuối tiếc, không hơn không kém.
Điều tôi muốn chia sẻ cuối cùng sau bài viết này là mong muốn trò chuyện và thảo luận cùng mọi người. Trên hết, đây là suy nghĩ cá nhân của tôi, và tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và trao đổi với mọi người. Thực sự, còn rất nhiều điều để nói, nhưng nếu phải nói hết, có lẽ sẽ không bao giờ dừng lại. Với tôi, bản chất của triết học là khơi gợi một vấn đề và để mọi người tự suy ngẫm, phát triển và tranh luận. Vì vậy, tôi không mong muốn áp đặt ý kiến của mình lên ai và tự cho rằng mình luôn đúng. Hãy cùng nhau trò chuyện!
Tác Giả: Cổ Tích