Lễ hội Sài Gòn là điểm đặc sắc, thu hút đông đảo du khách khi ghé thăm thành phố xinh đẹp này. Cùng khám phá 10+ lễ hội truyền thống ở Sài Gòn trong bài viết dưới đây.
Các lễ hội truyền thống Sài Gòn độc đáo được tổ chức hằng năm (Ảnh: Sưu tầm)Ngoài những địa điểm tham quan đẹp và những món ăn đường phố hấp dẫn, lễ hội Sài Gòn cũng là điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi tham quan Sài Gòn. Dưới đây là 10+ sự kiện, lễ hội Sài Gòn đặc sắc và ấn tượng nhất mà bạn không nên bỏ lỡ.
1. Hội chùa Ông - Một trong những lễ hội truyền thống tại Sài Gòn
- Thời gian: Hằng năm vào ngày 24/6 âm lịch
- Địa điểm: 676 - 678 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Hội chùa Ông là một trong những lễ hội truyền thống của Sài Gòn, kết nối với nền văn hóa tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu tại thành phố. Lễ hội này diễn ra vào ngày 24/6 âm lịch hàng năm, bao gồm các nghi thức thỉnh cầu và cung kính đối với các vị thần, thánh như Nguyễn Hữu Cảnh, Lỗ Ban Tiên sư, Trần Thượng Xuyên, Thiên Hậu Thánh mẫu, Thành hoàng bổn cảnh...
Du khách khi ghé thăm có thể thưởng thức các buổi biểu diễn tuồng cổ, đờn ca tài tử, múa lân - sư - rồng và tham gia các trò chơi dân gian. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Tiêu và ngày vía Bạch Hổ, chùa Ông Quận 5 luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chụp ảnh và chiêm bái.
2. Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu
- Thời gian: Từ ngày 30/7 đến 01/08 âm lịch hàng năm
- Địa điểm: 126 Đinh Tiên Hoàng, Phường 1, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Nếu có cơ hội thăm Sài Gòn, du khách không thể bỏ qua những lễ hội văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu. Lăng Ông Bà Chiểu là một công trình cổ xưa với hơn 200 năm lịch sử, chứng kiến sự phồn thịnh và suy tàn của Sài Gòn thủ đô phồn hoa.
Hàng năm, đến dịp này, người dân địa phương và du khách gần xa đều tới tham dự để kỷ niệm Tả quân Lê Văn Duyệt - vị tướng Tổng trấn của Gia Định xưa. Đồng thời, du khách cũng đến để cầu bình an, sức khỏe cho gia đình và hy vọng tình duyên, tài lộc hanh thông.
3. Lễ nghinh Ông - Lễ hội Hồ Chí Minh đặc sắc
- Thời gian: Từ ngày 15 đến 17/8 âm lịch hàng năm
- Địa điểm: Xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh
Khi nói đến các lễ hội miền Nam, không thể không nhắc đến Lễ nghinh Ông - một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người dân ven biển, lan rộng từ Quảng Bình về phía Nam.
Lễ hội kéo dài 3 ngày, thu hút nhiều du khách đến tham quan và tham gia. Ngày 15/8 âm lịch có các hoạt động văn hóa sôi động ngoại lăng. Ngày 16/8 âm lịch là ngày rước kiệu của Nam hải Tướng quân với các nghi thức truyền thống, lễ cầu an và hát bội. Cuối cùng, ngày 17/8 âm lịch là lễ tôn vương ông Thủy tướng theo truyền thống.
4. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu - Lễ hội Hồ Chí Minh đặc sắc
- Thời gian: Từ ngày 23/3 âm lịch hàng năm
- Địa điểm: 710 Nguyễn Trãi, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Sài Gòn có lễ hội đặc sắc là lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, tổ chức vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm, hay còn gọi là ngày vía Bà.
Trong lễ hội, tượng Bà sẽ được rước qua các đường phố quanh chùa, kèm theo các đội biểu diễn lân - sư - rồng, và các đội văn hóa văn nghệ tạo nên không khí sôi động.
Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông
- Thời gian diễn ra: Ngày 10 - 14/2 âm lịch hằng năm
- Địa điểm tổ chức: Phường 7, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
Một trong những lễ hội ở Hồ Chí Minh thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia, đó chính là lễ Kỳ Yên đình Bình Đông. Lễ hội Hồ Chí Minh này sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 10 đến ngày 14/2 âm lịch.
Cụ thể, trong lễ hội, ngày đầu tiên là lễ cúng Tiên để tưởng nhớ các vị thần dạy nghề trong thôn. Ngày thứ hai và thứ ba là lễ tụng kinh, lễ tế Thần và lễ cầu mưa. Hai ngày cuối cùng là lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền và nghi lễ hoàn sắc.
6. Lễ Kỳ Yên đình Phú Nhuận
- Thời gian diễn ra: Ngày 16 - 18/1 âm lịch hằng năm
- Địa điểm tổ chức: 18 Mai Văn Ngọc, Phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Nếu bạn đang tìm hiểu các lễ hội truyền thống ở Việt Nam nói chung hay các sự kiện ở thành phố Hồ Chí Minh, lễ hội HCM nói riêng thì có thể tham khảo thông tin về lễ Kỳ Yên đình Phú Nhuận. Đây là lễ hội lớn được tổ chức tại khu vực đình làng Phú Nhuận, thờ Phật và các vị thần.
Tương tự như nhiều lễ hội ở TP.HCM, lễ hội cũng gồm các nghi thức tế lễ, tụng kinh cầu an, nghi thức tôn vương và hồi chầu. Đặc sắc nhất, trong khuôn khổ lễ hội còn có các màn biểu diễn võ thuật cổ truyền, biểu diễn múa lân - sư - rồng và nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ khác.
7. Lễ Kỳ Yên đình Trường Thọ
- Thời gian diễn ra: Ngày 17/2 âm lịch hằng năm
- Địa điểm tổ chức: Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Giống như nhiều ngôi đình khác, đình Trường Thọ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương. Lễ Kỳ Yên đình Trường Thọ là một trong những lễ hội HCM nhằm suy tôn Thành Hoàng làng, các vị Tiền hiền, Hậu hiền và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Điểm đặc biệt của lễ hội này là bên cạnh các thức cúng như: hoa quả, trà bánh… thì luôn có một con heo sống. Ngoài ra, lễ Kỳ Yên đình Trường Thọ cũng không tổ chức hát bội do “kiêng kỵ với thần linh”, tuy nhiên vẫn có đầy đủ nghi thức tế lễ, dâng rượu, cúng thần…
8. Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn - Lễ hội HCM truyền thống
- Thời gian diễn ra: Ngày 7 - 9/2 âm lịch hằng năm
- Địa điểm tổ chức: Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Đây là một trong những lễ hội HCM đặc sắc, quy tụ hàng ngàn người ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ đến tưởng nhớ công lao của những tổ sư trong ngành kim hoàn. Lễ hội gồm 2 nghi thức chính, bao gồm: lễ tế Tổ và lễ tế những vị Tiền hiền, Hậu hiền cũng như nhiều tiết mục cải lương hấp dẫn, tạo nên bầu không khí nhộn nhịp, náo nhiệt.
9. Lễ hội chùa Phước Hải
- Thời gian diễn ra: Ngày 9/1 âm lịch hằng năm
- Địa điểm tổ chức: 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Chùa Phước Hải hay còn được gọi là chùa Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng điện, chùa Đa Kao là một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở Sài Gòn. Du khách đến đây trong ngày mùng một, ngày rằm âm lịch. Tuy nhiên, dịp lễ hội HCM thu hút đông người nhất là dịp lễ vía Ngọc Hoàng diễn ra vào ngày 9/1 âm lịch hằng năm.
Khi đến chùa Phước Hải, du khách có thể cầu con, cầu bình an cho gia đình. Bên cạnh đó, người trẻ còn có thể cầu tình duyên với tượng thờ Thánh Mẫu và tượng ông Tơ - bà Nguyệt.
10. Lễ hội chùa Ông Bổn
- Thời gian diễn ra: Ngày 15/8 âm lịch hằng năm
- Địa điểm tổ chức: 264 Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Trong khi phần lớn các chùa, đền, miếu hay hội quán của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn đều thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Đế thì chùa Ông Bổn (miếu Nhị Phủ) là nơi duy nhất thờ Bổn Đầu Công - vị thần bảo vệ đất đai và con người.
Lễ hội chùa Ông Bổn được diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm. Đây là một trong những lễ hội HCM nổi tiếng của người Hoa gốc Phúc Kiến sinh sống ở Sài Gòn. Trong dịp này, mọi người thường mua những vòng hương thắp cúng, treo khắp vòm trần chùa và dâng mâm lễ vật gồm: heo quay, gà luộc, hoa trái, nhang đèn…
Ngoài tham gia các lễ hội HCM, du khách có thể ghé thăm những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Dinh Độc Lập, chợ Bến Thành, phố Tây Bùi Viện, phố đi bộ Nguyễn Huệ… và thưởng thức những món đặc sản tại đây như: phá lấu, cơm tấm Sài Gòn, cơm gà xối mỡ, lẩu bò mắm ruốc… Do đó, bạn nên lựa chọn địa điểm lưu trú phù hợp để thuận tiện cho việc tham quan, di chuyển.
Không chỉ có những địa điểm du lịch nổi tiếng, ẩm thực đường phố độc đáo, mà Sài Gòn còn có nhiều lễ hội HCM đặc sắc, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hy vọng với 10+ lễ hội kể trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và làm cho hành trình du lịch của bạn trở nên trọn vẹn, đáng nhớ hơn.
Bên cạnh Sài Gòn, Việt Nam còn rất nhiều điểm du lịch khác với phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời và ẩm thực ngon lành, chinh phục trái tim du khách như Nha Trang, Phú Quốc, Hội An, Hạ Long… Nếu có ý định khám phá những điểm đến này, đừng quên đặt phòng tại Vinpearl và mua vé vui chơi tại VinWonders để trải nghiệm những dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí chất lượng nhất:
- Vinpearl Phú Quốc, VinWonders Phú Quốc, Vinpearl Safari Phú Quốc, Grand World Phú Quốc
- Vinpearl Nha Trang, VinWonders Nha Trang
- Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An, VinWonders Nam Hội An
- Vinpearl Resort & Spa Hạ Long