Trong giao tiếp hội thoại tiếng anh, để thể hiện bản thân là một người lịch sự trong giao tiếp, độc giả sẽ cần nắm vững 3 loại lời nói. Chúng là lời cảm ơn, lời xin lỗi và làm ơn (please). Đối với lời nói làm ơn, độc giả đơn giản chỉ cần thêm “làm ơn” (please) vào sau những lời yêu cầu hoặc lời nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, khi nói lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi, nếu độc giả chỉ lặp đi lặp lại những cụm như “thank you” hoặc “I’m sorry” thì rất dễ dàng tạo cảm giác nhàm chán và thiếu tự nhiên. Để có thế khắc phục được điều này, độc giả có thể tham khảo các mẫu câu hội thoại tiếng Anh thông dụng về Lời cảm ơn và Lời xin lỗi dưới đây. Ngoài ra, sẽ có những tình huống mà trong đó độc giả phải yêu cầu những người xung quanh chờ mình một chút. Có thể là trong những lần đi chơi, khi mọi người đã chuẩn bị xong nhưng bản thân độc giả lại còn nhiều thứ để chuẩn bị. Hoặc khi đi chạy bộ chung với một người bạn nhưng độc giả gặp khó khăn trong việc chạy bắt kịp được với người bạn này.
Khi rơi vào những trường hợp giống như trên, độc giả có thể áp dụng các mẫu câu hội thoại tiếng Anh thông dụng ở mục Nói ai đó chờ chút.
100 mẫu câu hội thoại tiếng Anh thông dụng – phần 1: chủ đề “những câu chào hỏi cơ bản”
100 mẫu câu hội thoại tiếng Anh thông dụng – phần 2: chủ đề: Yêu cầu lặp lại điều vừa nói, ý kiến cá nhân, tránh câu hỏi, Đồng ý/ không
100 mẫu câu hội thoại tiếng Anh thông dụng – phần 3: chủ đề: Ngắt lời 1 cách lịch sự, Đưa ra lời gợi ý và sự phản hồi, Lập kế hoạch đi đâu đó
100 mẫu câu hội thoại thông dụng trong tiếng Anh – Phần 4: chủ đề Sự cho phép, Đưa ra yêu cầu và lời hồi đáp, Đưa ra lời mời / đề nghị giúp đỡ và lời đáp lạiLời cảm ơn
Biết ơn người khác
Chúng thể hiện sự biết ơn qua những cách khác nhau. Với mẫu câu (3), lời cảm ơn sẽ được khéo léo truyền tải thông qua sự công nhận (tôi rất cảm kích điều mà bạn vừa làm cho tôi). Tương tự, mẫu câu (4) sử dụng một lời khen để tinh tế thể hiện sự biết ơn của người nói dành cho đối phương.
Phản hồi khi nhận được lời cảm ơn
Lời xin lỗi
Bày tỏ sự xin lỗi
Cách sử dụng của các mẫu câu ở phần này sẽ khác biệt hơn một chút vì một vài mẫu câu trong số chúng còn có những cách sử dụng khác thay vì chỉ dùng để xin lỗi.
Cụm từ “Excuse me!” có thể dùng trong nhiều trường hợp với vô vàn các mục đích khác nhau. Cụ thể:
Độc giả có thể sử dụng cụm từ này để xin lỗi khi vô tình làm một hành động gây ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ, khi độc giả muốn chen nhanh qua một đám đông.
Trong một tình huống khác, khi độc giả muốn nhờ ai đó làm hộ một việc gì đó, cụm từ “Excuse me” sẽ là cụm từ thích hợp để mở đầu. Ví dụ:
==> Excuse me, can I borrow the salt shaker on your table? Mine doesn’t have one. (Xin lỗi, tôi có thể mượn lọ muối trên bàn của bạn được không? Trên bàn tôi không có lọ muối nào cả)
“Excuse me” còn có thể được dùng khi độc giả muốn bắt chuyện với một người lạ mặt để hỏi xin thông tin về một vấn đề nào đó. Ví dụ như hỏi đường đi đến đâu đó hoặc hỏi xem liệu gần đó có bất kì cửa hàng tiện lợi nào không.
==> Excuse me, can you tell me how to get to the nearest hospital? (Xin lỗi, bạn có thể chỉ tôi đường đến bệnh viện gần nhất được không?)
Cụm từ này còn được sử dụng để thể hiện rằng độc giả không nghe rõ điều đối phương vừa nói và cần họ nhắc lại. Tuy nhiên, nếu:
a, Độc giả chỉ sử dụng mà không kèm theo lời yêu cầu phía sau, cụm từ này sẽ mang tính chất đe dọa hoặc có hàm ý tiêu cực. Ví dụ
==> EXCUSE ME? (Bạn vừa nói cái gì?)
b, Nhưng nếu như kèm theo một câu hỏi ở phía sau, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản và lịch sự hơn.
==> Excuse me! Can you repeat that? (Xin lỗi, bạn có thể nhắc lại điều vừa nói không?)
Đó là toàn bộ những cách sử dụng của cụm từ “excuse me” trong hội thoại thường ngày. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt mà độc giả có thể nhận thấy, đó là cụm từ này không được dùng để đưa ra lời xin lỗi khi giao tiếp 1 – 1 giữa 2 người mà nó chỉ được sử dụng cho các mục đích xin lỗi mang tính chất cảm phiền để giữ tính lịch sự.
Thay vào đó, để đưa ra lời xin lỗi một cách trực tiếp trong đối thoại 1 – 1, độc giả có thể sử dụng 3 mẫu câu sau. Tuy nhiên, cần lưu ý về cường độ cũng như cách thức sử dụng của chúng.
Mẫu câu (11) được sử dụng để đưa ra lời xin lỗi một cách thông thường. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, cụm “I’m sorry” còn được sử dụng với mục đích thể hiện sự chia buồn của người nói. Ví dụ, khi người thân của một người bạn của độc giả vừa qua đời, độc giả có thể sử dụng mẫu câu này để thể hiện sự chia buồn của bản thân với đối phương.
Mẫu câu (12) và (13) cũng được sử dụng để xin lỗi trong giao tiếp 1 – 1. Tuy nhiên, chúng thể hiện sự thành khẩn nhiều hơn so với mẫu câu (11). Có thể được sử dụng khi lỗi lầm của người nói gây ra là khá lớn và khó tha thứ.
Chấp nhận sự xin lỗi
Các mẫu câu ở phần này nhìn chung không có quá nhiều sự khác biệt. Độc giả có thể sử dụng chúng thay thế lẫn nhau để tăng tính đa dạng của lời hồi đáp.
Yêu cầu ai đó chờ một chút
Độc giả có thể linh hoạt chọn lựa các mẫu câu để sử dụng, nhìn chung các mẫu câu này không có sự khác biệt quá nhiều và đều được sử dụng để nhờ đối phương chờ một chút.