Yêu cầu lặp lại điều vừa nói
Ý kiến cá nhân
Tránh né một câu hỏi (khó)
Đồng ý và không đồng ý
Yêu cầu lặp lại thông tin đã nói
(1) Excuse me?: Cụm “excuse me” mang khá nhiều nghĩa và cách thể hiện tùy vào những tình huống khác nhau, nếu có dịp tác giả sẽ phân tích thêm về cụm từ này. Tuy nhiên, ở đây cụm từ này đơn giản chỉ thể hiện nghĩa rằng người nghe không nghe rõ lời vừa nói và cần được người nói nhắc lại để nắm được thông tin.
(2) Sorry, I didn’t catch that: Xin lỗi, tôi không nghe kịp
(3) Would you mind repeating that?: Phiền bạn nhắc lại được không?
(4) Could you speak a little more slowly, please?: Bạn có thể nói chậm hơn một chút không, làm ơn (Ở đây chữ “please” mang nghĩa “làm ơn” nhưng không thể hiện sự năn nỉ hoặc van xin. Nó đơn giản thể hiện sự lịch sự của người nói)
Tuy nhiên, để giữ được sự lịch sự trong giao tiếp, độc giả không được sử dụng mẫu câu (1) hoặc (2) một cách riêng lẻ, mà sau đó, cần dùng kèm với 1 trong 2 mẫu câu (3) và (4).
Ví dụ: Sorry, I didn’t catch that. Would you mind repeating that? (Xin lỗi, tôi không nghe kịp. Bạn có thể nhắc lại điều vừa nói không?)
Quan điểm cá nhân
Hỏi quan điểm của ai đó về một chủ đề
(5) What do you think about that?: Bạn nghĩ sao về điều đó?
(6) What are your views/perspective on this?: Quan điểm của bạn về điều này là gì?
Nêu quan điểm cá nhân
(7) I think that’s a good idea: Tôi nghĩ đó là một ý kiến hay
(8) I honestly don’t think …: Thực lòng tôi không nghĩ …
(9) As far as I’m concerned,…: Theo ý kiến của tôi, …
Mẫu câu số (7) có thể được dùng khi độc giả đồng ý với ý kiến của đối phương và mẫu câu số (8) thì ngược lại. Ngoài ra, để thể hiện sự trung lập và nêu lên ý kiến của bản thân, độc giả có thể sử dụng mẫu câu số (9).
Riêng 2 mẫu câu (8) và (9), sau khi sử dụng, độc giả cần ghép thêm một mệnh đề phía sau để thể hiện ý kiến của bản thân.
Ví dụ: I honestly don’t think holding a party on Monday night is a good idea. (Thực lòng tôi không nghĩ tổ chức tiệc vào tối thứ hai là một ý hay)
Tránh mắc phải một câu hỏi (khó)
I don’t have an opinion on the matter: Tôi không có ý kiến về vấn đề này.
Let me get back to you on that later: Để tôi trả lời câu hỏi này sau nhé.
I’m sorry but I’m not at liberty to say. (I’m not allowed.): Tôi xin lỗi nhưng tôi không thể nói về vấn đề này được.
Đồng ý và từ chối
Biểu đạt ý kiến đồng ý
I couldn’t agree more: Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.
You’re absolutely right: Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.
I agree with you 100 percent: Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.
You hit the nail on the head. (idiom): Bạn nói hoàn toàn đúng.
Biểu đạt ý kiến không đồng ý
I’m not sure I agree: Tôi không chắc tôi đồng ý với bạn.
I’m afraid I disagree: Xin lỗi nhưng tôi không đồng ý với bạn.
I think you’re mistaken: Tôi nghĩ bạn đã nhầm rồi.
Tóm tắt
Yêu cầu lặp lại điều vừa nói
Ý kiến cá nhân
Tránh né một câu hỏi (khó)
Đồng ý và không đồng ý
Tất cả với mục đích giúp cho độc giả có thể đạt được sự tự nhiên trong giao tiếp thường ngày với những mẫu câu đã cho sẵn. Trong bài viết tiếp theo của series, tác giả sẽ tiếp tục cung cấp thêm những mẫu câu ở các chủ đề tiếp theo để giúp người đọc có thể cải thiện xa hơn nữa sự tự nhiên trong giao tiếp tiếng anh thường ngày.
Phan Huy