Đôi môi dễ trở nên xỉn màu và thô ráp nếu không được chăm sóc đúng cách? Chỉ việc dưỡng ẩm cho môi không đủ, bạn cần tẩy tế bào chết để giữ cho đôi môi mềm mại, căng tràn sức sống hơn. Hãy khám phá ngay 11 cách tẩy tế bào chết môi tại nhà đơn giản và hiệu quả giúp môi hồng hào và tràn đầy sức sống!
Lợi ích của việc tẩy tế bào chết ở môi
Tương tự như da mặt, việc tẩy tế bào chết môi là một phương pháp vật lý giúp bảo vệ đôi môi khỏi tác động của môi trường và sản phẩm trang điểm. Khi chúng ta già đi, da môi sẽ trở nên mỏng hơn do mất collagen theo thời gian. Do đó, việc tẩy tế bào chết cho môi giúp làm mịn các đường viền môi và kích thích tuần hoàn máu, chống lại dấu hiệu lão hóa.
Tẩy tế bào chết ở môi không chỉ loại bỏ hoàn toàn các tế bào da chết mà còn tạo điều kiện cho môi hấp thụ dưỡng chất từ son dưỡng và mặt nạ dành cho môi. Đôi môi mềm mại sẽ giúp màu son lên chuẩn màu hơn, bám lâu hơn và giảm tình trạng môi khô, xỉn màu.
Lợi ích của việc loại bỏ tế bào chết trên môi
Phương pháp tẩy tế bào chết môi đúng cách
Bước 1: Sử dụng dầu hoặc nước tẩy trang chuyên dành cho môi để lau sạch màu son.
Bước 2: Dùng khăn mềm lau sạch môi. Sau đó, thoa một lượng hỗn hợp vừa đủ lên môi.
Bước 3: Massage nhẹ nhàng môi theo đường xoắn ốc từ 3 - 5 phút, sau đó rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm. Chú ý không sử dụng các sản phẩm tẩy da chết dành cho cơ thể lên vùng da môi
Bước 4: Dưỡng ẩm môi là bước cuối cùng quan trọng để cung cấp lại độ ẩm cho đôi môi.
Phương pháp tẩy tế bào chết môi đúng cách
Những trường hợp không nên tẩy tế bào chết môi
Tẩy tế bào chết môi cần thiết, nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp. Để tẩy tế bào chết môi an toàn và hiệu quả, hãy tránh khi môi bị chảy máu, nứt nẻ, cháy nắng hoặc có mụn trứng cá.
Các trường hợp không nên tẩy tế bào chết môi
Tần suất tẩy tế bào chết môi
Theo chuyên gia da liễu, cần điều chỉnh tần suất tẩy tế bào chết theo thời tiết. Trong mùa nóng, chỉ nên tẩy 1 - 2 lần/tuần, có thể tăng lên 3 lần/tuần khi thời tiết se lạnh.
Mỗi lần tẩy da chết môi chỉ nên kéo dài từ 3 - 5 phút để tránh làm mỏng da môi và làm cho nó trở nên nhạy cảm. Hãy duy trì thói quen tẩy tế bào chết môi hàng tuần để có đôi môi hồng hào, mềm mại.
Tần suất tẩy tế bào chết môi
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để tẩy tế bào chết môi tại nhà
5.1. Kem đánh răng
Trong kem đánh răng có chứa nhiều thành phần như flour, canxi, ancol... giúp loại bỏ vi khuẩn và tế bào chết trên môi.
Cách thực hiện:
- Thoa kem đánh răng lên môi.
- Chà xát môi nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng trong 5 phút.
- Sau đó rửa sạch môi bằng nước ấm.
Sử dụng kem đánh răng Closeup tinh thể băng tuyết để loại bỏ lớp da chết trên môi
5.2. Kết hợp của đường, chanh và mật ong
Mật ong giúp làm mềm, dịu da và chống viêm, cung cấp chất chống oxy hóa cần thiết. Trong chanh có axit giúp làm sạch môi và các hạt đường giúp loại bỏ mảng da bị bóng tróc, dư thừa.
Cách thực hiện:
- Trộn đều 1 muỗng cà phê mật ong, đường và nước cốt chanh cho đến khi nhuyễn.
- Thoa hỗn hợp lên môi và dùng tay hoặc bàn chải chà nhẹ nhàng.
- Sau 5 phút, rửa sạch bằng nước.
Sử dụng hỗn hợp của đường, chanh và mật ong tự nhiên để loại bỏ tế bào chết môi
5.3. Kết hợp dầu dừa, mật ong và đường nâu
Dầu dừa giữ ẩm và cải thiện tình trạng khô ráp, nứt nẻ. Đường nâu chứa axit glycolic giúp loại bỏ các lớp da chết trên môi.
Cách thực hiện:
- Trộn đều 1/2 muỗng cà phê đường nâu với 1 muỗng dầu dừa tự nhiên.
- Thoa hỗn hợp lên môi và massage theo chuyển động tròn.
- Làm sạch môi bằng nước ấm để môi luôn ẩm mịn và đều màu.