Ở tiêu chí Lexical Resource – 1 trong 4 tiêu chí đánh giá trong bài thi IELTS Speaking, thí sinh được yêu cầu có kiến thức và sử dụng được các Idiom từ band 7.0 (uses some less common and idiomatic vocabulary…). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ở các trình độ thấp hơn, Idiom sẽ không đóng góp được gì cho kết quả của thí sinh. Việc nắm rõ ý nghĩa và sử dụng được một vài Idiom sẽ giúp đa dạng hóa vốn từ cũng như giúp thí sinh diễn đạt về chủ đề một cách sâu sắc hơn (has a wide enough vocabulary to discuss topics at length – tiêu chí band 6.0). Bài viết này sẽ cung cấp IELTS Speaking Vocabulary: idioms chủ đề Work và cách chuyển hóa các từ vựng thành Active Vocabulary để có thể sử dụng trong bài thi.
Từ vựng IELTS Speaking: thành ngữ chủ đề Work
Không có dịp vui vẻ
Ý nghĩa: dùng để nói một công việc không hề vui vẻ dễ chịu, hoặc không dễ thực hiện.
Ví dụ: Working as a delivery guy during summer months is no picnic for me. (Dịch: Làm công việc giao hàng giữa những tháng mùa hè thật không hề dễ chịu với tôi.)
Bị sa thải
Ý nghĩa: bị đuổi việc
Ví dụ: It’s a really demanding job as you can get the sack for your poor performance.(Dịch: Đó là một công việc đòi hỏi cao vì bạn có thể bị đuổi việc khi làm việc không tốt)
Để kết thúc mạnh mẽ
Ý nghĩa: xoay sở để đủ tiền sinh sống .
Ví dụ: She is so lazy that she is hardly able to make ends meet each month. (Dịch: Cô ấy lười biếng đến nỗi không thể kiếm đủ tiền sinh hoạt mỗi tháng.)
Đem về tiền lương
Ý nghĩa: Kiếm tiền cho gia đình.
Ví dụ: My dad works really hard so that he can bring home the bacon for his family. (Dịch: Bố tôi làm việc cật lực để có thể kiếm tiền nuôi gia đình.)
Một người quyền lực
Ý nghĩa: Một cá nhân quan trọng, có tầm ảnh hưởng trong một tập thể.
Ví dụ: He has been the big cheese even before the promotion. (Dịch: Anh ấy đã là một cá nhân quan trọng trước cả khi được thăng chức.)
Gọi điện thoại bất ngờ
Ý nghĩa: gọi điện hoặc đến nhà một khách hàng ngẫu nhiên để bán hàng mà không báo trước.
Ví dụ: In this job, you have to be prepared to cold-call. (Dịch: Ở công việc này, bạn phải sẵn sàng để gọi điện thoại telesales.)
Bị áp đảo (bởi điều gì đó)
Ý nghĩa: bị vùi đầu trong công việc
Ví dụ: I’m absolutely snowed under with work at the moment. (Dịch: Hiện tại tôi hoàn toàn bị vùi đầu trong công việc.)
Mồ hôi như nước sông Hồng
Ý nghĩa: nỗ lực để hoàn thành công việc
Ví dụ: I’ve been sweating blood over this report. (Dịch: Tôi đã nỗ lực rất nhiều cho bài báo cáo này.)
Làm việc đến nát cả xương
Ý nghĩa: nỗ lực (trong một thời gian dài)
Ví dụ: She worked her fingers to the bone to provide fresh milk and daily meals for seven children. (Dịch: Cô ấy đã cố gắng làm lụng để có sữa tươi và ba bữa ăn mỗi ngày cho 7 đứa trẻ.)
Học cách làm việc
Ý nghĩa: học để cho thành thạo một công việc, một vấn đề, một nơi nào đó.
Ví dụ: This job is difficult at first, but once you learn the ropes, you will be okay. (Dịch: Công việc này ban đầu rất khó khăn, nhưng khi bạn đã học được cách làm thành thạo thì mọi thứ sẽ ổn thôi.)
Nắm bắt những điều cuộc sống qua một sợi chỉ
Ý nghĩa: tình thế hiểm nghèo, nan giải (thành ngữ Việt Nam có một câu tương tự là “Thế ngàn cân treo sợi tóc”)
Ví dụ: The player’s career is hanging by a thread after the latest injury to his knee. (Dịch: Sự nghiệp cầu thủ của anh ta ở thế ngàn cân treo sợi tóc sau ca chấn thương đầu gối mới đây)
Người lười biếng
Ý nghĩa: một người lười biếng
Ví dụ: Come on, lazy-bones, you’ve spent half the day in bed. (Dịch: Dậy đi đồ lười biếng, cậu đã dành nửa ngày trời để ngủ rồi đấy.)
Phương pháp nhớ Từ vựng IELTS Speaking: thành ngữ chủ đề Work một cách hiệu quả
Tích cực áp dụng Idiom vào việc soạn thảo
Theo mô hình Forgetting Curve của Ebbinghaus, con người trung bình sẽ mất đi 40% thông tin mới chỉ sau khoảng 20 phút, và sẽ mất gần như toàn bộ thông tin đó chỉ sau 1 tuần. Tuy nhiên, nếu lượng thông tin được nhắc lại mỗi ngày, tốc độ quên sẽ ngày càng chậm lại.
Các nghiên cứu hiện đại sau này cũng đã khẳng định vai trò của sự lặp đi lặp lại đối với việc đẩy thông tin vào vùng Trí nhớ Dài hạn để bộ não có thể ghi nhớ dài lâu. Theo Tiến sĩ Annie Bosler và Don Greene đề cập trong bài giảng Ted Talk “How to practice effectively… for just about anything”, việc lặp đi lặp lại một kỹ năng hay thông tin sẽ giúp các tế bào thần kinh nơ-ron phát triển các vỏ bọc myelin ngày càng dày hơn, giúp chống rò rỉ thông tin khi hệ thần kinh làm việc.
Chính vì vậy, ngay sau khi học một idiom, hãy tìm cách thực hành idiom đó ngay lập tức vào trong các câu trả lời người học đã soạn và chỉ cần lặp lại 1-2 lần câu trả lời đó mỗi ngày để có thể ghi nhớ từ vựng rất lâu.
Sử dụng phương pháp Liên kết và Kể chuyện (Mnemonic Link System)
Kỹ thuật này đã được đề cập trong bài viết “2 kỹ thuật ghi nhớ và tiếp nhận từ vựng đối với người học tiếng Anh” của Mytour. Về cơ bản, Mnemonic Link System là phương pháp giúp ghi nhớ một danh sách từ vựng bằng cách tạo ra sự liên kết để kết nối các từ vựng lại thành một chuỗi câu chuyện logic.
Lấy ví dụ các idiom về chủ đề Work hôm nay, tác giả có thể tạo ra một câu chuyện như sau:
Năm nay, Nam được nhận vào làm nhân viên ở một công ty và phải gọi điện thoại telesales (cold-call) mỗi ngày cho khách hàng. Sau khi học việc (learn the ropes) để nắm chắc về nhiệm vụ của mình, anh bắt đầu làm việc chính thức. Nhưng chẳng bao lâu thì Nam thấy công việc thực sự không có gì vui vẻ (no picnic) với anh. Anh chán nản và dần trở thành người lười biếng (lazy-bones) trong mắt mọi người. Đợt dịch COVID lại bùng phát và công ty thông báo sẽ cho nghỉ việc (get the sack) những nhân viên làm việc không tốt. Vị trí của Nam như bị lung lay dữ dội (hang by a thread). Anh bắt đầu sợ thất nghiệp và nỗ lực làm việc (sweat blood) lại từ đầu. Trải qua một quá trình làm việc chăm chỉ trong thời gian dài (work his fingers to the bone), Nam ngày càng hoàn thiện bản thân và trở thành một nhân tố quan trọng (a big cheese) của công ty.