Mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học với các thực phẩm giàu kali để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Thiếu kali có thể khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính. Đồng hành cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 - 3 tuổi với bài viết sau đây để tìm hiểu về 12+ loại thực phẩm bổ sung kali cho trẻ nhé!
Lợi ích của kali đối với bé
Kali là một loại khoáng chất chiếm tỷ lệ nhiều thứ 3 trong cơ thể, vì vậy có vai trò quan trọng đặc biệt:
- - Giúp trẻ cân bằng và điều hòa điện giải.
- Duy trì hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là hệ tiêu hóa, tim mạch, hệ tiết niệu và hoạt động của các cơ bắp.
- Kết hợp với natri để cân bằng nước trong cơ thể.
- Duy trì sự ổn định của huyết áp.
- Hạn chế nguy cơ mắc chứng sỏi thận ở trẻ nhỏ.
- Tránh tình trạng teo xương khi già.
Theo báo cáo của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, tỷ lệ trẻ thiếu hụt kali ở độ tuổi đi học đang ngày càng có nguy cơ tăng cao. May mắn là nhu cầu kali của trẻ sẽ được đáp ứng thông qua chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu kali. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý đến lượng kali mà trẻ cần theo từng độ tuổi, tránh việc bổ sung kali cho trẻ quá nhiều hoặc quá ít vì cả hai tình trạng này đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Kali giúp trẻ duy trì sự ổn định của huyết áp
Hàm lượng kali cần bổ sung cho bé
Rất nhiều bà mẹ không biết rằng, nhu cầu kali ở trẻ thường cao hơn so với người lớn. Dưới đây là lượng kali mà trẻ cần bổ sung mỗi ngày theo từng độ tuổi:
- - Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: 500mg kali/ngày
- Đối với trẻ từ 7 - 12 tháng: 700mg kali/ngày
- Đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi: 3000mg kali/ngày
- Đối với trẻ từ 4 - 8 tuổi: 3800mg kali/ngày
- Đối với trẻ từ 9 - 14 tuổi: 4700mg/ngày.
Vai trò của kali đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ là đặc biệt quan trọng. Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm giàu kali, do đó các bà mẹ có thể dễ dàng chế biến các món ăn khác nhau để bổ sung kali cũng như các dưỡng chất cần thiết khác cho trẻ.
Thực phẩm giàu kali mà các mẹ cần bổ sung cho con
Nhắc tới thực phẩm chứa nhiều kali, hầu hết các bà mẹ đều nghĩ đến chuối. Trung bình, với 1 quả chuối, trẻ sẽ được đáp ứng khoảng 9% nhu cầu về canxi, tuy nhiên đây vẫn chưa phải là thực phẩm có hàm lượng kali cao nhất.
Dưới đây Mytour xin chia sẻ danh sách 14 loại thực phẩm giàu kali nhất theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ:
Các loại đậu
Các loại hạt cho bé ăn dặm phổ biến bao gồm đậu nành, đậu gà, đậu Hà Lan, đậu đen,... Đây đều là những thực phẩm giàu kali rất tốt cho sức khỏe của bé. ½ chén đậu sấy khô chứa khoảng 1,813mg kali và đa dạng các chất chống oxy hóa, protein và chất xơ giúp trẻ hạn chế nguy cơ thiếu máu cũng như ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa.
Khoai tây
Theo các chuyên gia, khoai tây cũng là một loại thực phẩm vô cùng nổi trội trong các thực phẩm giàu kali. Hàm lượng kali có trong một củ khoai tây nướng cỡ vừa lên đến 930mg. Các công thức bánh khoai tây cho bé ăn dặm không chỉ tốt cho gan, mà còn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, mẹ có thể tham khảo để thêm vào thực đơn. Tuy nhiên, cần hạn chế cho trẻ ăn khoai tây chiên vì các loại chất béo, muối và calo có trong món ăn này đều có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Một củ khoai tây nướng cung cấp cho trẻ 930mg kali
Bí đỏ
1 chén bí đỏ nấu chín có thể giúp trẻ bổ sung khoảng 896mg kali. Bí đỏ không chỉ là loại thực phẩm giàu kali mà còn chứa lượng lớn các vi chất tuyệt vời khác cho sức khỏe, đặc biệt là cho não của trẻ. Một số cách làm bánh bí đỏ cho bé ăn dặm bao gồm bánh bí đỏ mochi, bánh bí đỏ cuộn, pancake bí đỏ,...
Rau bina
Trong các loại rau lá, rau bina là thực phẩm giàu kali nhất. 1 chén rau bina nấu chín chứa khoảng 839mg kali. Ngoài ra, loại rau này còn rất giàu vitamin K, magiê, sắt và natri,... Đây đều là những dưỡng chất quan trọng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hô hấp và ngăn ngừa các căn bệnh ung thư ác tính ở trẻ nhỏ.
Cá hồi
Cá hồi chứa hàm lượng omega-3 khá cao, đồng thời cũng là thực phẩm giàu kali. Các công thức cháo cá hồi cho bé được các bà mẹ đặc biệt ưa chuộng trong thời kỳ ăn dặm nhằm giúp trẻ cải thiện sức khỏe tim mạch, phát triển hệ thống xương và trí não,... Ước tính, 170gr cá hồi có thể cung cấp tới 730mg kali cho trẻ.
Khoai lang
Lượng kali có trong khoai lang ít hơn so với khoai tây, khoảng 664mg trong một chén khoai lang nướng. Tuy nhiên, đây vẫn là thực phẩm giàu kali lành mạnh mà các bà mẹ có thể lựa chọn để chế biến các món bánh khoai lang cho bé ăn dặm, qua đó hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, giúp trẻ phát triển và tăng trưởng tốt hơn.
Củ dền
100gr củ dền có thể đáp ứng tới 21,67% nhu cầu kali của trẻ 3 tuổi trong một ngày. Để giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cũng như giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, mẹ có thể kết hợp củ dền cùng các loại nguyên liệu khác khi nấu súp rau củ cho bé ăn dặm. Tuy là loại thực phẩm chứa kali, nhưng mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn củ dền, tránh khiến trẻ bị suy hô hấp do hemoglobin bị biến thành methemoglobin.
Củ dền là thực phẩm giàu kali, tuy nhiên mẹ không nên cho bé ăn khi bé chưa đủ 6 tháng tuổi.
Nước dừa
Nước dừa vừa là thức uống giải khát, vừa là loại thực phẩm giàu kali hoàn hảo. Bên cạnh đó, nước dừa cũng có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa mất nước, giúp trẻ điều trị nhiễm giun đường tiêu hóa và nhiễm trùng đường tiết niệu. Theo các chuyên gia, 150ml nước dừa có thể đáp ứng 20% nhu cầu kali của trẻ 3 tuổi.
Sữa chua và sữa dành cho bé
Sữa và các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua chứa ít chất béo nhưng lại giàu kali. Một cốc sữa chua ít béo sẽ cung cấp cho trẻ khoảng 563mg kali. Từ 7 tháng tuổi, trẻ có thể ăn sữa chua, vì vậy mẹ có thể tham khảo một số cách làm sữa chua phô mai từ sữa công thức, sữa tươi để giúp trẻ cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh vi khuẩn và virus gây bệnh.
Sữa chua thạch TH true YOGURT vị vani dành cho bé 60g
Chuối
Như Mytour đã đề cập ở trên, chuối cũng là thực phẩm giàu kali. Một quả chuối vừa khoảng 430gr có thể cung cấp cho trẻ khoảng 10% nhu cầu kali của cơ thể, là loại trái cây rất tốt để giữ cho tim mạch của trẻ khỏe mạnh. Một số món ăn dặm từ chuối cho bé mà mẹ có thể tham khảo: bánh chuối, sinh tố chuối, sữa chuối,...
Cà chua
Các món ăn từ cà chua giàu kali có thể giúp ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do, đồng thời hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu. Ngoài ra, cà chua còn là nguồn cung cấp vitamin K - một khoáng chất quan trọng giúp hình thành và phát triển xương cho trẻ. Hàm lượng kali trong 1 chén cà chua thái nhỏ thường có khoảng 430mg.
Nấm
Các loại nấm như nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm hải sản, nấm rơm,... cũng được biết đến là những thực phẩm giàu kali tốt cho sức khỏe. 1 cốc nấm cung cấp khoảng 305mg kali. Các món ăn từ nấm cũng được các bác sĩ khuyến khích bổ sung vào thực đơn ăn dặm nhằm giúp trẻ cải thiện chức năng gan và tăng cường hệ miễn dịch.
Bơ
Chỉ cần 1 trái bơ, trẻ có thể nhận được khoảng 172mg kali, tương đương với 24,7% nhu cầu kali của trẻ 7 tháng trong 1 ngày. Bơ thường được các chuyên gia khuyên mẹ bổ sung vào nhóm thực phẩm giàu kali để giúp trẻ phát triển trí não, thị lực và tiêu hóa tốt hơn.
Bơ giúp cải thiện thị lực và chức năng tiêu hóa cho trẻ
Dưa hấu
Dưa hấu cũng là một loại thực phẩm giàu kali. Với 100gr dưa hấu, trẻ có thể được cung cấp 5% nhu cầu kali hàng ngày. Mặc dù 90% dưa hấu là nước, nhưng nó cũng chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, magiê, carotenoid, Cucurbitacin E,... giúp giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng ở trẻ nhỏ.
Đôi lời từ Mytour
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, mẹ nên bổ sung kali cho trẻ thông qua các loại thực phẩm giàu kali hơn là sử dụng các sản phẩm chức năng, viên uống hay vitamin. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tránh lạm dụng các thực phẩm chứa kali có thể gây chướng bụng, táo bón hoặc thậm chí là rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.
Lan Anh tổng hợp