2. Tăng âm lượng loa
Khi ở nhà một mình và muốn bật nhạc cùng smartphone nhưng loa không đủ mạnh để tạo không gian âm nhạc sôi động? Hãy thử đặt điện thoại vào một chiếc cốc thủy tinh. Âm thanh sẽ vang to hơn nhiều, bởi vì thủy tinh có khả năng truyền âm tốt hơn không khí.

3. Sử dụng ốp lưng làm ví tiền
Bạn cần một nơi kín đáo để giấu tiền hoặc không muốn mang ví khi ra ngoài? Hoặc có tờ tiền 500.000 đồng mà lo sợ làm rơi khi để trong túi quần? Hãy thử dùng ốp lưng điện thoại làm ví đựng tiền. Bạn sẽ yên tâm vì điện thoại và tiền đều nằm ngay trong tay bạn.

4. Dùng kim tiêm để làm sạch bụi trong cổng sạc
Khi sử dụng smartphone lâu ngày, các khe cắm sạc, tai nghe hoặc loa rất dễ bám bụi. Để làm sạch các khu vực này mà không ảnh hưởng đến bên trong máy, bạn có thể sử dụng một chiếc kim tiêm. Trong trường hợp không có kim tiêm, bạn cũng có thể thay thế bằng tăm. Tuy nhiên, cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm hỏng thiết bị của bạn.

5. Xóa văn bản vừa gõ chỉ với một cú lắc nhẹ
Với những người dùng iPhone và iPad, nếu cần xóa đoạn văn bản vừa gõ mà không muốn phải giữ nút backspace, bạn có thể tận dụng tính năng "Shake to Undo" (Lắc để quay lại). Cách làm rất đơn giản: chỉ cần lắc nhẹ điện thoại và nhấn vào nút Undo (Quay lại) xuất hiện, thế là văn bản sẽ biến mất ngay lập tức.

6. Gọi điện khi sóng yếu
Đang cần thực hiện một cuộc gọi quan trọng nhưng lại gặp phải tình trạng sóng yếu? Đừng lo, có cách đơn giản để cải thiện sóng. Bạn chỉ cần gõ *3370# trên bàn phím điện thoại và sóng sẽ được tăng cường ngay lập tức. Nếu muốn tắt, chỉ cần gõ lại lần nữa.

7. Ẩn số điện thoại khi gọi
Nếu bạn muốn gọi điện mà không muốn người nhận biết số điện thoại của mình, chỉ cần thêm cú pháp *#31# trước số điện thoại của họ. Đây là cách áp dụng cho tất cả các cuộc gọi. Nếu chỉ muốn ẩn số điện thoại khi gọi một số cụ thể, hãy gõ #31# trước số cần gọi.

8. Làm bóng đèn để bàn mini từ vỏ trứng
Để tạo bóng đèn mini từ vỏ trứng, bạn chỉ cần đập một quả trứng và dán phần vỏ trứng vào đèn flash của điện thoại. Chiếc bóng đèn này sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn trong những đêm tối. Cách làm rất đơn giản và dễ dàng, đặc biệt khi mất điện, đây sẽ là nguồn sáng hữu ích.

9. Dùng giấy bạc bọc ngón tay để làm nút cảm ứng
Khi bạn phải đeo găng tay mà vẫn muốn sử dụng điện thoại để gọi hay nhắn tin, thay vì tháo găng tay, bạn có thể sử dụng giấy bạc để bọc ngón tay trỏ, giúp bạn thao tác trên màn hình cảm ứng một cách dễ dàng. Cách này rất tiện lợi cho những ai sống ở nơi có khí hậu lạnh, nơi việc đeo găng tay là điều cần thiết.

10. Dùng pin để thay thế chiếc bút cảm ứng
Ngày nọ, nếu chiếc bút cảm ứng của bạn không cánh mà bay, đừng vội lo lắng! Hãy tận dụng một chiếc pin con thỏ để thay thế. Chỉ cần chạm cực âm của pin vào màn hình điện thoại là bạn đã có thể dùng nó như bình thường.

11. Dùng kính râm làm bộ lọc cho ảnh
Mặc dù nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nếu bạn muốn giảm độ sáng trong môi trường quá chói, hãy thử dùng một chiếc kính râm làm bộ lọc. Đặt camera sau kính và bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt với chất lượng ảnh được cải thiện đáng kể.

12. Bút cảm ứng
Bạn hoàn toàn có thể tự chế tạo một cây bút cảm ứng cho chiếc smartphone của mình. Hầu hết các màn hình cảm ứng điện dung đều hoạt động nhờ một dụng cụ cảm ứng đi kèm. Nếu chẳng may bút cảm ứng bị hỏng hay mất, bạn có thể thay thế nó chỉ với một cây bút và một tờ giấy bạc. Nếu không muốn tốn thời gian, bạn cũng có thể dùng một viên pin AAA nhỏ. Chỉ cần một chút sáng tạo, bạn đã có thể sử dụng điện thoại thoải mái, chơi game, lướt mạng mà không cần lo lắng gì nữa.

14. Cách sơ cứu điện thoại khi bị thấm nước
Khi điện thoại bị dính nước mưa hoặc bị đổ nước vào, bạn đừng vội hoảng sợ mà mang ra tiệm sửa chữa ngay. Thay vào đó, bạn có thể tự xử lý ngay tại nhà. Đầu tiên, dùng khăn khô lau sạch và nhẹ nhàng, sau đó đặt chiếc smartphone vào một túi hoặc hộp gạo, để ít nhất 24 giờ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy “bé” smartphone của mình đã hoàn toàn hồi phục.
