Đối với bất kỳ ngôn ngữ nào, từ vựng đều đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng nền tảng căn bản cho bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Vốn từ vựng hạn hẹp sẽ khiến người sử dụng ngôn ngữ bị hạn chế trong phản xạ, giảm đi hiệu quả ứng dụng ngôn ngữ trong thực tế. Tuy nhiên, để gây dựng một vốn từ vựng phong phú – chuẩn xác, người học tiếng Anh cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và sự kiên trì. Nhằm mục đích trợ giúp người học trong quá trình học từ vựng ở ngôn ngữ thứ hai nói chung và tiếng Anh nói riêng, bài viết này sẽ giới thiệu 2 phương pháp học từ vựng thường xuyên được áp dụng vào đào tạo và giảng dạy từ vựng tiếng Anh rộng rãi trên toàn thế giới: Keyword (từ khóa) và Pictorial (hình ảnh)
Vocabulary learning method: Keyword
Definition
Trang study.com cho rằng bản chất của phương pháp Keyword dựa trên thuật “mnemonics” (thuật ghi nhớ). Mnemonics được tác giả Nimehchisalem (2010) định nghĩa là bất kì quá trình nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ các mẩu thông tin mới. Quá trình này là sự kết hợp của một thông tin đã biết từ trước (locus) với một ý tưởng, định nghĩa, sự vật hoàn toàn mới (res), từ đó hình thành môi trường thích hợp để ghi nhớ thông tin. Mnemonics thường được tồn tại dưới hai dạng là hình ảnh (images) và âm thanh (rhymes).
Mang tính chất là là một biến thể của thuật Mnemonics, Keyword cũng có cách vận hành tương tự. Theo Pressley, Levin, và Delaney (1982), “The keyword technique is simply defined as a two-stage procedure for remembering new words that have an associative component” (as cited in Taheri & Davoudi, 2016) – kỹ thuật từ khoá được hiểu đơn giản là một quy trình bao gồm 2 giai đoạn để ghi nhớ các từ mới dựa trên mối tương quan của chúng với những từ vựng đã được học. Phương pháp này tạo ra sự liên kết giữa hình ảnh, âm thanh, định nghĩa của các từ vựng cũ để ghi nhớ các từ vựng mới.
Application of the Keyword method
Có 3 bước cơ bản để sử dụng phương pháp Keyword,
Bước 1: chuyển cách phát âm của từ vựng cần học thành một hoặc nhiều cụm riêng lẻ. (ghi nhớ cách viết)
Bước 2: lựa chọn từ khóa bằng liên kết những cụm vừa được phân chia với các từ đã được học trước đó. (ghi nhớ phát âm)
Bước 3: Mường tượng ra những câu chuyện hài hước, thú vị từ liên kết từ khoá đã được tạo ra. (ghi nhớ định nghĩa)
Ví dụ 1 (Jobes, 2007): aglet (n) /ˈaɡlət/. Aglet là miếng nhựa nhỏ cố định ở phần cuối của dây giày. Đây là một từ không quá phổ biến trong tiếng Anh và ít khi được sử dụng trong đời sống hằng ngày nên việc ghi nhớ có thể khó khăn với người học vì tần suất xuất hiện không nhiều.
Để ghi nhớ từ aglet, đầu tiên người học sẽ áp dụng bước 1 là phân chia cách phát âm của từ aglet ra làm 2 phần ag và let.
Bước tiếp theo, người học sẽ tạo liên kết mnemonics bằng cách kết hợp cách phát âm của danh từ egg (n): trứng và động từ lit (v): thắp sáng, đốt cháy.
Để ghi nhớ nghĩa của từ aglet, người học tưởng tượng về câu chuyện một “eggman” ( người trứng) đang nắm lấy phần cuối trên sợi dây giày và đốt cháy nó.
Người học sẽ tạo được câu: An eggman held the end of a shoelace and lit it.
⇒ Không quan trọng câu chuyện mà người học tưởng tượng ra vô lý tới đâu, điểm mấu chốt ở phương pháp này kích thích trí nhớ dài hạn của người học vì của não bộ sẽ có xu hướng ghi nhớ những sự việc, hiện tượng kỳ lạ gây ấn tượng mạnh lâu hơn những sự việc bình thường, thường xuyên xảy.
Ví dụ 2 (Jobes, 2007): transient (adj) /ˈtrænziənt/ là một tính từ chỉ trạng thái tạm thời, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
Tương tự như ví dụ 1, dựa vào cách phát âm, người học chia tính từ này ra làm 3 phần riêng biệt là tran, si và ent.
Sau đó, người học tiếp tục phân tích từng thành phần riêng biệt. Có thể thấy rằng 3 phần của transient có phát âm giống như train (n): đoàn tàu, see (v): thấy và ant (n): con kiến.
Xâu chuỗi 3 từ vựng trên với nhau bằng một câu chuyện như sau:
The train with eyes saw an ant on the railway, didn’t break in time and hit the ant. The ant’s life ended shortly.
Một đoàn tàu có mắt nhìn thấy một con kiến đang đi trên đường ray, đoàn tàu không kịp thắng lại và đã tông phải con kiến. Vòng đời của con kiến đã chấm dứt trong một khoảng thời gian ngắn.
⇒ Nhờ câu chuyện tưởng như rất hoang đường trên, mỗi khi gặp từ transient, người học sẽ suy nghĩ ngay đến câu chuyện trên và lập tức nhớ ra cách phát âm, cách viết cũng như định nghĩa của từ transient.
Ví dụ 3: Để ghi nhớ từ melange (n) /meɪˈlɑ̃ːʒ/: hỗn hợp, sự pha trộn, ta cần làm các bước như sau:
Đầu tiên, dựa trên cách phát âm, tách melange thành 2 phần là mel và ange.
Tiếp theo, kết hợp âm đầu và âm cuối của hai từ vựng quen thuộc melon (n): dưa lưới và orange (n): quả cam để hình thành liên kết mnemonics.
Để tạo ra một câu chuyện về từ vựng melange, người học tưởng tượng về một ly nước trái cây làm từ hỗn hợp của dưa lưới và cam:
During summertime, a mix of melon and orange would make a delicious cup of juice.
Nghĩa cụ thể là : Vào mùa hè, sự kết hợp giữa dưa lưới và cam sẽ tạo ra một cốc nước trái cây ngon miệng.
⇒ Khi đọc hoặc nghe thấy từ vựng melange, người đọc sẽ tự hình dung ra cách viết của từ melange là sự kết hợp của melon và orange, cũng như nghĩa của từ melange là hỗn hợp của ly nước trái cây làm từ melon và orange.
Key points to note when using the Keyword method
Mặc dù, Keywords là một phương pháp hữu dụng trong việc học từ vựng; không phải tất cả mọi từ vựng đều dễ dàng hình thành liên kết và tạo ra hình ảnh dễ để hình dung và ghi nhớ. Mức độ hiệu quả khi áp dụng phương pháp Keyword vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào cách người học tạo nên những liên kết thú vị cho các từ khóa được chọn hay không. Vì thế, khi hình thành liên kết Mnemonics để học từ vựng bằng phương pháp Keyword cần đảm bảo 2 nguyên tắc tiên quyết:
Nguyên tắc 1: Khi chọn các từ khóa để tạo liên kết thành câu hay thành một câu chuyện nhắn, cần lựa chọn những từ khoá đơn giản, dễ nhớ, không nên nhiều hơn 2 âm tiết.
Nguyên tắc 2: Người học cũng nên lựa chọn những từ khoá có sự tương đồng về cách viết, hoặc cách phát âm với từ vựng muốn học. Từ khóa chọn có độ tương đồng càng đáng kể thì việc ghi nhớ từ vựng mới càng dễ dàng.
Quan trọng hơn hết, muốn áp dụng phương pháp này, người học cần phải sử dụng tối đa trí tưởng tượng của mình. Do đó, chỉ nên áp dụng phương pháp học từ vựng Keyword với những từ vựng dài, khó nhớ, có cách phát âm phức tạp.
Cuối cùng, khi gặp phải một từ vựng khó và người học không biết nên áp dụng phương pháp Keyword như thế nào, người học có thể truy cập trang web mnemonicdictionary.com – đây là một nền tảng trực tuyến, miễn phí cho phép người dùng chia sẻ phương pháp ghi nhớ từ vựng theo cách riêng của họ với những người học khác cũng sử dụng nền tảng này.
Pictorial vocabulary learning method
Definition
Khác với phương pháp Keyword, phương pháp Pictorial (hình ảnh), từ lâu đã được áp dụng phổ biến trong giảng dạy và đào tạo ngôn ngữ, nhất là ở độ tuổi thiếu niên – nhi đồng từ 3 đến 12 tuổi. Pictorial được sáng tạo bởi Calhoun vào năm 1999, bà đã định nghĩa phương pháp này là “an inquiry-oriented language arts strategy that uses pictures containing familiar objects and actions to elicit words from children’s listening and speaking vocabularies” một chiến lược nghệ thuật ngôn ngữ sử dụng hình của những vật thể, hành động quen thuộc để gợi ra từ vựng từ kỹ năng nghe và nói của trẻ em ( as cited in Jiang, 2014).
Ban đầu, phương pháp này chỉ được thiết kế để sử dụng cho các nhóm nhỏ trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 6. Ngày nay, sự hiệu quả của phương pháp Pictorial đã được chứng minh, các nhà giáo dục bắt đầu sử dụng Pictorial cho các lớp học lớn từ 20 đến 50 học sinh. Không những thế, Pictorial còn đặc biệt hữu dụng trong việc lấy lại căn bản ở người bị mất gốc tiếng Anh cũng như những người học lớn tuổi vừa mới bắt đầu học tiếng Anh.
Ở Việt Nam, phương pháp Pictorial được ứng dụng thường xuyên trong đào tạo tiếng Anh. Tất cả các bộ sách tiếng Anh ở bậc tiểu học được chuẩn hoá bởi bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam như iLearn, Family and Friends, Let’s learn, Let’s go đều được thiết kế với những hình ảnh bắt mắt, đi kèm với bộ flashcard từ vựng trợ giúp giáo viên xuyên suốt quá trình giảng dạy.
Cơ chế vận hành của phương pháp Pictorial kích thích khả năng phân tích, tư duy qua quan sát hình ảnh. Từ đó nâng cao phản xạ của tiếng Anh, người học hiểu được ý nghĩa của từ vựng mà không cần phải dịch sang ngôn ngữ chính của họ. Vận dụng tốt phương pháp này sẽ giúp người học nắm được thế chủ động, đẩy nhanh thời gian suy luận và cải thiện kỹ năng đọc – viết, giao tiếp.
Application of the Pictorial method
For the teaching target group
Trong môi trường học đường, phương pháp Pictorial thường được xuất hiện dưới hình thức flashcard hoặc trên các bài giảng điện tử. Mỗi giáo viên có hướng tiếp cận với phương pháp này khác nhau tuy nhiên vẫn được dựa trên quy chuẩn 10 bước được thiết kế bởi Calhoun.
Bước 1: Lựa chọn một hình ảnh
Bước 2: Đặt ra câu hỏi cho học sinh về những sự vật, hành động diễn ra trong hình ảnh.
Bước 3: Đánh dấu những sự vật, hành động đã được xác định. ( viết từ vựng, đọc lớn từ vựng thành tiếng, yêu cầu học sinh đánh vần từ vựng).
Bước 4: Đọc lớn những từ vựng có trong hình ảnh.
Bước 5: Yêu cầu học sinh lặp lại những từ vựng vừa được xác định. Giải thích ngữ nghĩa, hướng dẫn cách phát âm.
Bước 6: Tiếp tục luyện tập đọc từ vựng dựa trên hình ảnh. (đánh vần, lặp lại từ vựng nhiều lần).
Bước 7: Hướng dẫn học sinh về cách dùng của từ vựng, loại từ, các từ đi kèm với từ vựng, các cụm từ có chứa từ vựng.
Bước 8: Yêu cầu học sinh miêu tả hình ảnh dựa vào những từ vựng có trong hình ảnh.
Bước 9: Đặt câu với những từ vựng đã được xác định hoặc viết đoạn văn miêu tả hình ảnh sử dụng những từ vựng đó.
Bước 10:
Tuỳ thuộc vào quy mô và nội dung bài học, giáo viên sẽ có những điều chỉnh nhất định cho phương pháp này. Một số giáo viên biến tấu flashcard, vận dụng phương pháp Pictorial thành công cụ cho những trò chơi học tập, giúp học sinh ghi nhớ từ vựng tốt hơn.
For the learners
Hình thức 1: Sách tranh (Picture books)
Sách tranh là một hình thức kể chuyện bằng tranh ảnh kết hợp với các đoạn văn dẫn truyện bên cạnh mỗi bức tranh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sách tranh đa dạng, người học nên chú ý lựa chọn cuốn sách phù hợp với sở thích cũng như trình độ của bản thân.
Cách học từ vựng qua sách tranh:
Bước 1: Đọc đoạn văn dẫn truyện, kế bên mỗi bức tranh trong sách.
Bước 2: Học những từ vựng và cấu trúc câu có trong đoạn văn dẫn truyện.
Bước 3: Ghi chú lại những từ vựng mới.
Bước 4: Phân tích bức tranh và cố gắng mô tả, kể lại những sự việc, hành động xảy ra trong bức tranh.
Ví dụ: (The Little House, Virginia Lee Burton, p.1)
Những từ vựng có trong bức tranh:
Từ vựng | Loại từ | Phát âm | Định nghĩa |
country | danh từ | /ˈkʌntri/ | đất nước |
strong | tính từ | /strɒŋ/ | mạnh mẽ |
built | tính từ | /bɪlt/ | xây dựng, được sử dụng trong xây dựng |
gold | danh từ | /ɡəʊld/ | vàng |
silver | danh từ | /ˈsɪlvə(r)/ | bạc |
live | động từ | /lɪv/ | sống, ở |
see | động từ | /siː/ | thấy, nhìn |
Những cấu trúc câu được sử dụng trong hình:
once upon a time: ngày xửa ngày xưa
well built: được xây dựng vững chắc
way out: lối ra, hướng giải quyết của một vấn đề
well-said: khen ngợi
Cuối cùng người học vận dụng những từ vựng vừa được học để miêu tả bức tranh theo một cách hoàn toàn khác của riêng họ :
Once upon a time, there was a beautiful pink house located on the top of a hill. It was such a priceless house that the builder thought he would never sell it for silver and gold. He will keep the place for future generations.
Truyện tranh cũng là một loại sách hình ảnh vô cùng gần gũi với độ tuổi học sinh
Truyện tranh là một hình thức vừa giải trí vừa học tiếng Anh hiệu quả. Các từ vựng trong truyện tranh rất thông dụng trong đời sống giao tiếp hằng ngày, nội dung của truyện tranh hấp dẫn người học chứ không cứng nhắc như các loại sách giáo khoa tiếng Anh.
Cách học từ vựng qua truyện tranh:
Bước 1: Ghi chú lại những từ vựng, cụm từ và các cấu trúc câu được sử dụng trong từng trang truyện.
Bước 2: Đoán nghĩa của từ vựng và cụm từ qua bối cảnh và hình minh họa trong truyện.
Ví dụ: (Doraemon, Fujiko F. Fujio)
Trong mẩu truyện này, người học sẽ chọn từ vựng mới để học theo từng khung truyện và ghi nhớ từ vựng nhờ vào tranh minh họa đi kèm cũng như bối cảnh của câu chuyện.
Bước 1 : Ta ghi lại những từ vựng và cụm từ mới trong các trang truyện trên :
lure somebody over
idiot (n) /ˈɪdiət/
give somebody a treat
ditch someone
Bước 2: Đoán nghĩa của từ – cụ thể hơn, nhìn vào ảnh ta thấy:
Ở khung hình thứ hai từ trên xuống bên phải, sau khi nhân vật Suneo mời nhân vật Doraemon món bánh rán ( ở khung hình thứ nhất), nhân vật Doraemon đã nói Suneo “giving me a treat” – nghĩa là Suneo đang chiêu đãi Doraemon, làm Doraemon vui.
Tiếp theo, ở khung hình thứ ba từ bên trái qua phía dưới, sau khi chiêu đãi nhân vật Doraemon, nhân vật Suneo đã yêu cầu, hay nói cách khác dụ dỗ Doraemon (dựa vào sắc mặt của Suneo) “ditch Nobita” – trong tình huống trên, người đọc có thể đoán được rằng ở đây từ “ditch” sẽ có nghĩa là rời bỏ – cụ thể hơn, rời bỏ Nobita để trở thành mèo máy riêng của Suneo.
Sau lời dụ dỗ, có thể thấy phản ứng của nhân vật Doraemon rất giận dữ, gọi ngay nhân vật Suneo là “idiot” – nghĩa là đồ ngốc, vì đã nghĩ có thể mua chuộc được Doraemon ( dựa vào các tình tiết xảy ra trước đó)
Ở khung hình ngoài cùng bên trái, dựa vào sắc mặt của nhân vật Doraemon và việc Doraemon đang kể với nhân vật Nobita về việc nhân vật Suneo đã làm, người học có thể đoán cụm từ “lure somebody over” mang nghĩa là dụ dỗ ai đó , cụ thể hơn: nhân vật Suneo đã cố gắng (trying to) lừa nhân vật Doraemon (lure me over).
Hình thức này không những vô cùng sinh động để học từ vựng mới mà còn giúp người học rèn luyện khả năng liên tưởng, sáng tạo và tư duy logic.
Hình thức 2: Tranh ảnh
Khi bắt gặp một từ vựng mới, người học thường có xu hướng tra từ điển nghĩa của từ vựng đó trong tiếng Việt. Thay vào đó, người học nên thử sử dụng trang web Google hình ảnh, gõ từ vựng vào khung tìm kiếm, hình ảnh nhận được sẽ minh hoạ cho nghĩa của từ.
Hình thức 3: Flashcard
Flashcard là một tấm thẻ có 2 mặt, mặt đầu tiên là mặt chữ (từ vựng, cụm từ, định nghĩa), đôi khi đi kèm theo với cách phát âm của từ và mặt thứ hai là mặt hình ảnh.
Cách học từ vựng bằng Flashcard:
Bước 1: Người học cần mua hoặc tự tạo ra một bộ Flashcard có các từ vựng, cụm từ cùng một chủ đề.
Bước 2: Đọc kỹ tất cả thông tin ở mặt chữ, ghi nhớ các ký tự có trên mặt chữ.
Bước 3: Sử dụng mặt hình ảnh để ôn tập các từ vừa học.
Hình thức 4: Infographic (Thông tin đồ hoạ)
Infographic là những hình ảnh biểu diễn trực quan thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức nhằm trình bày thông tin một cách ngắn gọn, rõ ràng.
Infographic cho người học cái nhìn tổng quan về các từ vựng được liên kết với nhau theo một trình tự logic. Điều này giúp người học tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Cách học từ vựng bằng Infographic:
Bước 1: Lựa chọn một Infographic theo chủ đề mà người học cần tìm hiểu.
Bước 2: Học từ vựng dựa vào những thông tin được biểu diễn trên Infographic
Ví dụ: The Water Cycle
Vocabulary, phrases in Infographic:
cloud formation: sự hình thành mây
precipitation (n) /prɪˌsɪpɪˈteɪʃ(ə)n/: lượng mưa
snow (n) /snəʊ/: tuyết
evaporation (n) /ɪˌvæpəˈreɪʃ(ə)n/: sự bay hơi
groundwater (n) /ˈɡraʊndˌwɔːtə(r)/: mạch nước ngầm
surface runoff: dòng chảy bề mặt
impervious layer: lớp chống thấm
condensing water vapour: hơi nước ngưng tụ
salt water intrusion: xâm ngập mặn
Key points to note when using the Pictorial method
The biggest drawback of the Pictorial method is that learners cannot use it for adjectives, nouns, noun phrases of specialized, scientific, or abstract nature because these words are often difficult to be represented in image form.
To use this method, one needs to prepare materials such as photo books, flashcards, infographics, comics, or the Internet; which poses difficulties for learners when they want to memorize new vocabulary without much time for preparation.
So sánh giữa phương pháp học từ vựng sử dụng từ khóa và phương pháp học từ vựng sử dụng hình ảnh
Phương pháp | Keyword | Pictorial |
Nguyên tắc sử dụng | Dựa trên thuật ghi nhớ Mnemonics, tạo ra liên kết từ âm thanh, hình ảnh, định nghĩa của từ vựng và các từ khóa được chọn. | Sử dụng hình ảnh để minh hoạ cho định nghĩa của từ. |
Mục đích | Sử dụng sự sáng tạo, chủ động của người học để xây dựng lên mỗi câu chuyện cho mỗi từ vựng. Giúp từ vựng được học lưu vào trí nhớ dài hạn của não bộ. | Kích thích khả năng sáng tạo, tăng tốc độ ghi nhớ của não bộ bằng việc kết hợp giữa hình ảnh và tên gọi |
Đối tượng sử dụng | Có thể áp dụng với mọi độ tuổi nhưng người học cần có nền tảng căn bản về tiếng Anh khi sử dụng. | Phù hợp hơn với trẻ em từ 3 đến 12 tuổi; người học bị mất căn bản, người học lớn tuổi vừa bắt đầu học tiếng Anh; người có nhiều thời gian dành cho việc học. |
Cách dùng | Xây dựng một câu chuyện dựa trên từ từ vựng và các từ khóa được chọn. | Sử dụng hình ảnh dưới các hình thức khác nhau đi kèm với định nghĩa, giải thích hoặc câu chuyện cảu hình ảnh đó. |
Ưu điểm | Linh hoạt, giúp người học ghi nhớ không những các từ vựng mới mà còn ôn lại các từ vựng đã học, xâu chuỗi được các từ vựng để tạo thành một bối cảnh có nghĩa. | Nguồn tài liệu tham khảo phong phú, dễ sử dụng. Giúp việc học sinh động và thú vị hơn. |
Nhược điểm | Không phải từ vựng nào cũng có thể lựa chọn từ khoá để liên kết. Không nên ứng dụng với những vựng ngắn, đơn giản. | Chỉ phù hợp với những cụm từ, định nghĩa không mang tính hàn lâm hay khoa học, hay các khái niệm trừu tượng (abstract). |