1. Cách tra cứu phạt nguội nhanh nhất
Bạn có thể tra cứu thông tin phạt nguội cho phương tiện của mình bằng hai cách được hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
Cách 1: Tra cứu thông tin phạt nguội trên trang web chính thức của Cục Cảnh sát giao thông
Thực hiện theo các bước sau để tra cứu thông tin phạt nguội:
Bước 1: Truy cập vào trang web của Cục Cảnh sát giao thông tại địa chỉ https://www.csgt.vn/tra-cuu-phuong-tien-vi-pham.html
Bước 2: Điền thông tin cần thiết gồm biển số xe và chọn loại phương tiện (ô tô hoặc xe máy).
Bước 3: Nhập mã bảo mật (các ký tự chữ và số bên cạnh ô trống). Sau đó, nhấn “Tra cứu” để xem kết quả.
Bước 4: Hệ thống sẽ hiển thị kết quả. Nếu phương tiện không bị phạt nguội, màn hình sẽ hiển thị dòng chữ “Không tìm thấy kết quả”. Nếu có vi phạm, tất cả thông tin chi tiết sẽ xuất hiện.
Cách 2: Tra cứu phạt nguội trên trang web của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Bước 1: Truy cập trang web: http://app.vr.org.vn/ptpublic/
Bước 2: Điền biển số xe vào ô “Biển đăng ký”. Nếu xe của bạn có biển 5 số (biển trắng) thì thêm chữ T ở cuối. Ví dụ: 30E12345T. Đối với biển xanh, thêm chữ X.
Bước 3: Điền số giấy chứng nhận kiểm định vào ô “Số tem, giấy chứng nhận hiện tại”. Số này có thể tìm thấy trên giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc trên tem kiểm định dán trên kính lái. Nhập dấu gạch ngang (-) giữa chữ cái và số (ví dụ: KC-1708901).
“Số tem, giấy chứng nhận hiện tại'.
Bước 4: Điền mã xác nhận vào ô “Mã xác nhận”.
Bước 5: Nhấn vào nút “Tra cứu”.
Bước 6: Kiểm tra các lỗi vi phạm (nếu có) dưới phần “Thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện”. Nếu sau khi nhấn nút 'Tra cứu' mà không có thông báo, tức là xe của bạn không bị phạt nguội. Xe bị phạt nguội khi có dòng cảnh báo màu đỏ phía trên.
2. Quy trình xử lý phạt nguội ra sao?
Theo Điều 80 Khoản 12 Nghị định 100/NĐ-CP ngày 29/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, nếu chủ phương tiện không hợp tác giải quyết vụ vi phạm theo thông báo của Phòng CSGT ĐB-ĐS, thì Phòng CSGT ĐB-ĐS sẽ thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào danh sách cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định.
Khi xe đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm sẽ thông báo cho người kiểm định về việc vi phạm, thực hiện kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cùng tem an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có hiệu lực 15 ngày.
Khi người vi phạm đã đến cơ quan xử phạt để giải quyết vi phạm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm để xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm trên Chương trình Quản lý kiểm định, sau đó thực hiện kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định cùng tem an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện.
3. Ai nộp phạt khi thuê xe tự lái gặp vi phạm giao thông?
Luật sư Nguyễn Hồng Thái của Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết, phần lớn các vi phạm giao thông sẽ nhắm đến người điều khiển phương tiện để xử lý. Trong trường hợp cho thuê xe, chủ xe sẽ là người được liên hệ nếu bị phạt nguội, vì đó là thông tin duy nhất mà cơ quan chức năng có để ra quyết định xử phạt.
Như vậy, có sự liên quan giữa ba bên: cơ quan Nhà nước, chủ xe và người thuê xe. Trong mối quan hệ này, giữa chủ xe và người thuê thường có hợp đồng, trong đó nêu rõ trách nhiệm khi xảy ra va chạm, hỏng hóc, hoặc xử lý vi phạm hành chính.
Luật sư Thái nêu ra hai cách xử lý khi thuê xe tự lái bị phạt nguội.
Thứ nhất, liên hệ người thuê để yêu cầu họ hoàn trả tiền nộp phạt; nếu bên thuê không đồng ý, chủ xe có thể khởi kiện dân sự.
Thứ hai, chủ xe và người thuê đã có hợp đồng và khoản tiền đặt cọc trước khi giao xe. Sau khi nhận lại xe, chủ xe có thể giữ cọc từ 10 đến 20 ngày để kiểm tra phạt nguội và trừ khoản cọc nếu có phát sinh vi phạm hành chính trong thời gian thuê.
Hợp đồng thuê xe tự lái thường có thông tin người thuê, nhưng người này có thể không ở địa chỉ đã nêu trong hợp đồng. Do đó, khi nhận thông báo phạt nguội, việc liên lạc với người thuê có thể gặp khó khăn.
Trong hợp đồng cho thuê xe tự lái, cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên trong khoảng thời gian từ ngày nào đến ngày nào, người thuê sẽ chịu trách nhiệm theo quy định.
Sau khi người thuê trả xe, chủ xe cần giữ khoản cọc trong khoảng 15 ngày để kiểm tra phạt nguội trên hệ thống hành chính, sau đó mới hoàn lại tiền cọc cho khách thuê.
Nguồn: Tổng hợp.