Cho bé ăn quả thật sự là một nghệ thuật: Không ít lần bạn đã cố gắng mọi cách để bé ăn được một vài thìa cơm hay mẩu thịt; và không chỉ một lần bạn tự hỏi, tại sao con người ta ăn uống dễ dàng như vậy, còn với con mình phải dùng đủ mọi cách...
Bạn không phải một mình: Có 20% phụ huynh trẻ 3 tuổi và 42% phụ huynh trẻ 4 tuổi than phiền về sự biếng ăn của con mình.
Nếu con bạn ăn ít hơn so với các bé khác, đừng lo lắng. Nếu con phát triển bình thường thì không có gì phải lo ngại.
Con bạn có lẽ không đói. Đúng vậy! Trẻ em được sinh ra với bản năng tự bảo vệ, điều này khiến cho chúng chỉ ăn đúng lượng mà cơ thể cần. Vì vậy hãy dừng việc ép buộc bé ăn. Hãy để bé quyết định điều mình muốn ăn. Hơn nữa, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nên được nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.
20 biện pháp xử lý khi trẻ biếng ăn
Tranh chấp ở bên bát ăn thường xảy ra khi bé đạt 2 hoặc 3 tuổi, nhưng hiếm khi thực sự liên quan đến việc ăn uống. Bởi vì lúc này, trẻ đã bắt đầu muốn thể hiện bản thân. Bé đã nhận thấy những gì mình làm, nói đều có ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử 'tự lập'.
Bạn cố gắng không thể để lộ ra rằng bạn muốn bát ăn của bé phải sạch sẽ. Dần dần, bé sẽ nhận ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn vì không muốn đói.
Sự biếng ăn của trẻ đôi khi phát nguồn từ những nguyên nhân khác. Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình. Nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng không biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và món 'chủ lực' của bạn lại là món bé ghét nhất?
Cách khuyến khích trẻ ăn hơn mà không cần phải lo lắng nếu trẻ ăn ít:
1. Bạn nên gợi ý cho bé ăn khi bé đã đói. Trẻ em thường từ chối thức ăn chỉ vì họ chưa đói. Đứa bé lười ăn của bạn có vẻ như không bao giờ cảm thấy đói? Có thể do bạn không để cho bé cơ hội ấy? Hãy thử trong vài ngày liên tiếp không ép bé ăn. Hãy chờ để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.
2. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường cảm thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.
3. Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ăn cháo hoặc một lượng cơm, bạn hãy cho bé ăn một quả chuối hay miếng dưa chuột, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.
4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn hãy thử xem liệu bé có thích ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, dường như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
5. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có nhiều quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Ngược lại là đáng khác - nó khiến trẻ sợ và ghét. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nhỏ, một chút ít cơm và vài thìa canh. Ngàn này thì có thể ăn được. Mà ngàn ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.
6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng đồn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.
7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cành hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một ý kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...
8. Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: “Con thích ăn gì không?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ không chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.
9. Hãy chấp nhận một số ý thích trái ngược của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mỳ kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.
10. Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.
11. Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy hiểm nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.
12. Bạn có thể dùng chiến thuật “bình mới rượu cũ”. Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lẻ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?
13. Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé teo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.
14. Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!
15. Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.
16. Bạn đừng bồi bàn cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bồi bàn mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gọi đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.
17. Bạn nên biết rằng “không” là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thừa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.
18. Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.
19. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.
20. Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước khi bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn.