(Tổ Quốc) - Chất lượng ảnh chụp của các phiên bản iPhone cũ vẫn giữ được giá trị qua thời gian.
Những chiếc iPhone cũ như iPhone 7, iPhone 8 vẫn được nhiều người sử dụng bởi sự mượt mà của hệ điều hành, khả năng sử dụng ứng dụng vẫn tốt và đặc biệt là chất lượng camera vẫn ổn định ở điều kiện ánh sáng đủ.
Chất lượng ảnh của các dòng iPhone cũ vẫn rất tốt, nhưng liệu chiếc iPhone 5C đã 9 năm tuổi có đủ tốt không?
Tôi đã dùng chiếc iPhone 5C 9 năm tuổi để chụp ảnh trong chuyến du lịch Đà Nẵng và kết quả thực sự bất ngờ. Camera của iPhone 5C vẫn chụp ảnh rất tốt, không kém cạnh so với các thiết bị hiện đại. Tất cả ảnh dưới đây đều được chụp bằng iPhone 5C và chỉnh sửa màu sắc nhẹ bằng ứng dụng RNI.
Camera của iPhone 5C với độ phân giải 8MP, khẩu độ f/2.8 và kích thước cảm biến 1/3.2 inch, thậm chí còn thua kém camera trước của các smartphone Android giá rẻ hiện nay.
Điều mà tôi thích nhất ở camera của iPhone 5C là chất lượng ảnh rất tự nhiên, thậm chí có thể nói là hơi 'thô' so với tiêu chuẩn hiện nay. Khi zoom nhẹ, bạn có thể thấy rõ nhiễu hạt xuất hiện khắp bức ảnh, ngay cả trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
Ảnh chụp từ iPhone 5C có nhiễu hạt nhưng màu sắc chân thực và chi tiết đến từng pixel - rất quan trọng khi muốn chỉnh sửa ảnh sâu hơn.
Tuy nhiên, điều này cũng là điểm mạnh vì nhờ ảnh thô mà chi tiết được bảo toàn gần như hoàn toàn, sắc nét đến từng pixel. Kiểu chi tiết này giống như trên các máy ảnh chuyên nghiệp hơn, và việc loại bỏ nhiễu hay không phụ thuộc vào người dùng hơn là để máy móc tự xử lý bằng phần mềm.
Bên cạnh đó, iPhone 5C vẫn tái hiện màu sắc rất tốt, thiên về chân thực, hơi ấm nhẹ và rất thích hợp với việc sử dụng các bộ lọc trong RNI hay VSCO. Lý do chính là các nhà phát triển ứng dụng thường sử dụng iPhone để phát triển và tối ưu chất lượng của bộ lọc màu đó.
Bức ảnh chụp vào một ngày nắng đẹp ở Đà Nẵng, màu sắc rực rỡ, chất ảnh rõ ràng mặc dù ống kính chỉ làm bằng nhựa và đã rất cũ.
Không có camera góc siêu rộng nên phải sử dụng tính năng chụp panorama, may mắn là thuật toán ghép ảnh vẫn hoạt động rất tốt với cảnh tĩnh như vậy.
Khi trời u ám, màu sắc trở nên tối hơn nhưng hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách sử dụng bộ lọc màu của RNI.
iPhone 5C không sử dụng thuật toán AI để tăng cường HDR cho ảnh. Thay vào đó, nó sử dụng cách ghép HDR truyền thống bằng cách chụp 3 ảnh rồi ghép lại. Nếu giữ ổn định tay, ảnh sẽ đẹp như thế này....
Nếu không, ảnh chụp ra sẽ bị rung mờ và dễ bị loang lổ ở những chỗ có chênh sáng mạnh.
Một ví dụ khác về việc bị nhòe ảnh do chụp HDR kiểu cũ. Tuy nhiên, khi áp dụng bộ lọc màu, ảnh trở nên như chụp bằng máy phim và tự nhiên hơn.
Đặc biệt, khi sử dụng iPhone 5C chụp ảnh trong những ngày trời nắng quang đãng. Màu sắc hiển thị rất tươi sáng, nếu chỉ xem trên màn hình nhỏ, nhiều người có thể nghĩ rằng ảnh được chụp bằng máy hiện đại hơn nhiều. Khả năng chụp cận cảnh của máy cũng rất tốt, lấy nét tương phản chậm nhưng ít bị lệch nét, xóa phông với khẩu f/2.8 hơi ít nhưng đủ tách bạch vật thể so với phông nền, cộng thêm cách xử lý chi tiết chân thực, sắc nét từng chi tiết nhỏ, rất bắt mắt trên màn hình máy tính lớn.
Khả năng chụp cận cảnh, hoa lá của iPhone 5C rất tốt với chi tiết sắc nét, màu sắc chân thực, không bị mờ hoặc lệch cân bằng trắng.
Góc chụp 33mm giúp ảnh ít bị méo hơn so với các điện thoại hiện nay. Tính ra, camera của iPhone 5C có thể coi như sử dụng zoom quang cỡ 1.4x so với iPhone 14 vừa ra mắt.
Khẩu độ nhỏ gây ra việc xóa phông không tốt, nhưng máy bù lại bằng khả năng lấy nét gần chính xác và không làm mất chi tiết.
Ảnh chụp đủ sáng đẹp, nhưng nếu chụp trong điều kiện thiếu sáng, thực sự rất khó. Tôi thử chụp vài bức khi trời hơi tối ở Hội An thì chất lượng ảnh vẫn không tồi vì có ánh sáng từ đèn lồng tạo nên cảm giác đẹp mắt, nhưng khi đến Đà Nẵng để chụp ảnh Cầu Rồng phun lửa, thì khó lòng chấp nhận được. Ảnh chụp bị rung và nhòe 100% do máy giảm tốc độ chụp xuống còn 1/15s và không có chống rung OIS hay sử dụng tripod. Chỉ cần so sánh với một chiếc điện thoại Android tầm trung của năm 2021 là có thể thấy sự khác biệt rõ rệt.
iPhone 5C thường đo sáng cao hơn thực tế, chỉ cần giảm EV xuống vài bước là có ảnh với màu sắc, độ sáng phù hợp.
Vùng tối có thể sẽ hơi tối vì dải tương phản động kém, nhưng màu sắc và chi tiết không tồi.
Khi trời đã tối và ít ánh đèn, ảnh chụp dễ bị rung nhòe, nhiễu hạt dày đặc, nhưng màu sắc vẫn đúng chất lượng.
Cầu Tình Yêu trở nên tối tăm, không còn sự lung linh như thường thấy dưới ống kính iPhone 5C.
So sánh ảnh chụp đêm của iPhone 5C (trái) và một chiếc điện thoại Android tầm trung năm 2021 (phải). Thấy rõ sự khác biệt trong cách xử lý hình ảnh do Apple không có OIS và khẩu độ nhỏ, cảm biến kém nhạy sáng.
Ảnh chụp hoàng hôn qua cửa kính máy bay vẫn ấn tượng với màu sắc đẹp, chuyển màu mượt mà, miễn là biết cách chỉnh lại EV cho phù hợp.
Tuy có khen nhưng rõ ràng, iPhone 5C vẫn không thể thay thế điện thoại chính. Tôi chỉ xem nó như một món đồ kỷ niệm và để chụp ảnh vui vẻ, giống như cầm máy ảnh lomo vậy, chỉ là có ảnh để chia sẻ trên mạng xã hội với bạn bè thôi.
Một số hình ảnh khác chụp từ iPhone 5C, được chỉnh sửa màu sắc bằng ứng dụng RNI.