Định giá sản phẩm là một trong những chiến lược quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Giá cả của sản phẩm chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố và có tác động trực tiếp đến số lượng khách hàng, doanh thu, lợi nhuận của một công ty. Để định giá hợp lý cho một sản phẩm, việc hiểu rõ các chiến lược định giá là điều cần thiết. Nếu bạn chưa biết hoặc chưa nắm rõ các chiến lược định giá, hãy tham khảo ngay 22 chiến lược định giá phổ biến hiện nay trong bài viết này.
Định giá sản phẩm là một trong những chiến lược quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Giá cả của sản phẩm chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố và có tác động trực tiếp đến số lượng khách hàng, doanh thu, lợi nhuận của một công ty. Để định giá hợp lý cho một sản phẩm, việc hiểu rõ các chiến lược định giá là điều cần thiết. Nếu bạn chưa biết hoặc chưa nắm rõ các chiến lược định giá, hãy tham khảo ngay 22 chiến lược định giá phổ biến hiện nay trong bài viết này.
Chiến lược định giá cộng thêm chi phí (Cost-plus pricing hay Markup Pricing) là một phương pháp phổ biến trong kinh doanh. Cụ thể, khi sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp sẽ cộng thêm một số tiền hoặc một tỷ lệ phần trăm cố định vào chi phí sản xuất và phân phối của mỗi sản phẩm. Một cách đơn giản, người bán sẽ tính toán các chi phí cố định và chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, sau đó sẽ cộng thêm một tỷ lệ phần trăm để xác định giá thành cuối cùng của sản phẩm.
Ví dụ, bạn đang kinh doanh một cửa hàng trên mạng chuyên bán đèn đeo đầu. Chi phí sản xuất mỗi chiếc đèn là 10.000 đồng, bao gồm cả chi phí vật liệu và lao động. Để duy trì hoạt động, bạn cần thu về 50% lợi nhuận từ mỗi chiếc đèn để trả cho công việc như:
- Sản xuất vật liệu
- Hoàn thiện sản phẩm
- Đưa sản phẩm lên trang web/cửa hàng trực tuyến
- Giao hàng