Trong quá trình học tiếng Nhật, trước tiên chúng ta cần học thuộc 2 bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Katakana. Sau đó, phải tiếp tục học bảng chữ Kanji, bảng chữ khó nhất. Nếu không sử dụng Kanji trong văn bản như hợp đồng, hồ sơ, câu văn sẽ không rõ ràng và khó hiểu. Nói cách khác, Kanji là không thể thiếu và không thể bỏ qua trong con đường chinh phục tiếng Nhật.
Bộ tài liệu 24 Quy Tắc Học Kanji sẽ hướng dẫn các bạn hiểu rõ hơn những quy tắc về chữ Kanji, ngoài ra chúng còn được biên soạn thêm cả bảng liệt kê cách đọc các âm On/Kun của chữ Kanji, được sử dụng rất nhiều trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật từ cấp 1 - cấp 4.
Bạn có thể mua sách tại các cửa hàng sách trên toàn quốc hoặc tải về tài liệu dưới đây:
24 quy tắc học Kanji phần 1
24 quy tắc học Kanji phần 2
Chiến thuật học chữ Kanji cực kỳ hiệu quả
Luyện viết chữ Kanji thật tập trung
Đầu tiên khi bắt đầu học, hãy luyện viết kanji mỗi ngày một cách cẩn thận. Bạn có thể đặt mục tiêu hàng tuần, ví dụ: học thêm 10 chữ kanji mới mỗi tuần, và trong suốt cả tuần bạn sẽ phải viết lại 10 chữ kanji đó. Dần dần, bạn sẽ nhớ lâu hơn và vốn từ vựng sẽ tăng lên nhanh chóng. Việc viết chữ kanji này cũng giúp bạn luyện tập kỹ năng viết đẹp chữ kanji nữa đấy.
Tạo thẻ nhớ flashcard cho chữ Kanji
Tạo ra những thẻ flashcard là một phương pháp rất hiệu quả để học từ mới trong một ngôn ngữ mới. Bạn có thể tạo thẻ bằng cách ghi chữ Kanji mới, phiên âm và nghĩa của từ lên giấy nhớ và mang theo bên mình để học bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn có những vật dụng có chữ Kanji, hãy viết và dán những chữ đó vào vật dụng đó. Mỗi lần nhìn thấy chúng là một lần ôn tập lại kiến thức.
Học Kanji qua câu chuyện
Kanji là sự kết hợp của các nét vẽ và các bộ phận. Chúng ta phân tích Kanji thành từng phần, sau đó phân tích nghĩa của từ. Khi làm như vậy, chúng ta thường chia Kanji thành các nét, các bộ phận hoặc các Kanji đơn giản và dễ nhớ. Việc này giúp bạn nhớ cách viết Kanji, kể cả những chữ phức tạp nhất.
Học chữ Kanji qua hình ảnh
Kanji là những chữ tượng hình, mỗi chữ đều có nguồn gốc và ý nghĩa riêng. Cách suy nghĩ và phương thức sáng tạo của người xưa và ngày nay có những khác biệt, vì vậy việc giải thích Kanji theo nguồn gốc sẽ rất khó. Do đó, một số tác giả đã sáng tạo ra những hình ảnh minh hoạ mới và lập luận mới cho các chữ Kanji.
Một số bộ thủ thường xuất hiện trong Kanji
1 Nét
- 一 nhất : số một
- 〡 cổn : nét sổ
- 丶 chủ : điểm, chấm
- 丿 phiệt : nét sổ xiên qua trái
- 乙 ất : vị trí thứ 2 trong thiên can
- 亅quyết : nét sổ có móc
2 Nét
- 二 nhị : số hai
- 8.亠đầu : (không có nghĩa, có sách dạy liên tưởng tới cái nắp, vung)
- 9. 人 nhân (亻) : người
- 10. 儿 nhân : người
- 11. 入 nhập : vào
- 12. 八 bát : số tám
- 13. 冂 quynh : vùng biên giới xa; hoang địa
- 14.冖 mịch : trùm khăn lên
- 15. 冫 băng : nước đá
- 几 kỷ : ghế dựa
- 凵 khảm : há miệng
- 刀 đao (刂) : con dao, cây đao (vũ khí)
- 力 lực : sức mạnh
-
- 匕 chuỷ : cái thìa (cái muỗng)
- 匚 phương : tủ đựng
- 十 thập : số mười
- 卜 bốc : xem bói
- 卩 tiết : đốt tre
- 厂 hán : sườn núi, vách đá
- 厶 khư, tư : riêng tư
- 又 hựu : lại nữa, một lần nữa
3 Nét
- 口 khẩu : cái miệng
- 31. 囗 vi : vây quanh
- 32. 土 thổ : đất
- 33. 士 sĩ : kẻ sĩ
- 34. 夂 trĩ : đến ở phía sau
- 35. 夊 truy : đi chậm
- 36. 夕 tịch : đêm tối
- 37. 大 đại : to lớn
- 38. 女 nữ : nữ giới, con gái, đàn bà
- 39. 子 tử : con
- 40. 宀 miên : mái nhà mái che
- 寸 thốn : đơn vị «tấc» (đo chiều dài)
- 小 tiểu : nhỏ bé
- 尢 uông : yếu đuối
- 尸 thi : xác chết, thây ma
- 屮 triệt : mầm non, cỏ non mới mọc
- 山 sơn : núi non
- 巛 xuyên : sông ngòi
- 工 công : người thợ, công việc
- 己 kỷ : bản thân mình
- 巾 cân : cái khăn
- 干 can : thiên can, can dự
- 幺 yêu : nhỏ nhắn
- 广 nghiễm : mái nhà
- 廴 dẫn : bước dài
- 廾 củng : chắp tay
- 弋 dặc : bắn, chiếm lấy
- 弓 cung : cái cung (để bắn tên)
- 彡 sam 1: lông tóc dài
- 彳 xích : bước chân trái
4 Nét
- 心 tâm (忄): quả tim, tâm trí, tấm lòng
- 戈 qua : cây qua (một thứ binh khí dài)
- 戶 hộ 6: cửa một cánh – bộ này ít gặp
- 手 thủ (扌): tay
- 支 chi : cành nhánh
- 攴 phộc (攵): đánh khẽ
- 文 văn : văn vẻ, văn chương, vẻ sáng
- 斗 đẩu 7: cái đấu để đong
- 斤 cân : cái búa, rìu
- 方 phương 9: vuông
- 无 vô : không
- 日 nhật : ngày, mặt trời
- 月 nguyệt : tháng, mặt trăng
- 木 mộc : gỗ, cây cối
- 欠 khiếm : khiếm khuyết, thiếu vắng
- 止 chỉ : dừng lại
- 歹 đãi : xấu xa, tệ hại
- 殳 thù : binh khí dài
- 毋 vô : chớ, đừng
- 比 tỷ : so sánh
- 毛 mao B: lông
- 氏 thị : họ
- 气 khí : hơi nước
- 水 thuỷ (氵): nước
- 火 hỏa (灬): lửa
- 爪 trảo : móng vuốt cầm thú
- 父 phụ : cha
- 片 phiến : mảnh, tấm, miếng
- 牙 nha : răng
- 牛 ngưu ( 牜): trâu
- 犬 khuyển (犭): con chó