
1. Điều gì được xem là một tuyên bố True, False, Not Given?
Trong IELTS Reading, dạng bài này thường có 2 hình thức chính:
True/False/Not given: là dạng phải dựa vào các sự thật có trong văn bản
Yes/No/Not Given: là dạng cần suy luận theo quan điểm của tác giả

Nếu trong bài đọc chỉ có câu hỏi Y/N hoặc T/F, mọi thứ sẽ đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, NOT GIVEN thường là nguyên nhân chính khiến nhiều thí sinh mất điểm.

Theo định nghĩa nêu trên, nếu trong bài không có thông tin gì về statement (hay nhận định) thì câu đó sẽ là NOT GIVEN. Thí sinh thường sẽ tốn rất nhiều thời gian với những nhận định này bởi:
- Sợ nhầm với FALSE → tốn thời gian băn khoăn giữa 2 đáp án
- Chỉ dựa vào keywords (từ khóa) trong bài → không hiểu hết ý của nhận định → khi thấy có mặt keywords là chọn luôn TRUE/FALSE mà không chú ý đến nội dung của nhận định.
2. Phương pháp làm bài True, False, Not Given trong IELTS Reading
2.1 Nguyên lý tổng quát
- Mấu chốt của dạng T/F/NG là nằm ở meaning (nội dung) của nhận định. Nếu bạn có thể tìm được nội dung của nhận định ở đâu đó trong đoạn thì câu trả lời sẽ có thể là TRUE/FALSE;
- Nếu không tìm được nội dung của nhận định trong bài, hoặc nếu nội dung không khớp thì câu trả lời có thể là NOT GIVEN;
- Cẩn thận với keywords. Keywords chỉ đóng vai trò ‘dẫn đường’, không thể trực tiếp suy ra đáp án từ keywords được. Một nhận định có thể là NOT GIVEN, song vẫn sẽ chứa những keywords trong bài → điều này khiến chúng ta dễ nhầm thành TRUE/FALSE
2.2. Ba bước làm bài True False Not Given
Tham khảo ba bước thực hiện bài dưới đây từ thầy Đặng Trần Tùng.

Bước 1: Đánh dấu KEYWORDS
Đây là bước QUAN TRỌNG NHẤT của dạng bài T/F/NG và đọc hiểu nói chung.
Nếu bạn đánh dấu đúng, gần như 100% là sẽ có điểm. Tuy nhiên, hầu hết các bạn thường đánh dấu quá nhiều, chỉ cần thấy từ nào có vẻ “mới” hoặc “nguy hiểm” là đánh dấu. Việc này dẫn đến tình trạng “bừa bãi”. Khi bừa bãi, bạn sẽ không hiểu câu hỏi, chỉ đơn giản đi tìm xem có đoạn nào trong bài đọc chứa nhiều từ giống câu hỏi hay không → hoàn toàn thất bại (rất phổ biến trong bài thi đọc IELTS).
Thực ra các bạn chỉ cần tập trung vào những thứ sau khi làm T/F/NG
Tên riêng/ Số: rất dễ quét
Từ chuyên ngành: thường in nghiêng hoặc trong dấu ngoặc kép
Từ mà IELTS “không cần bạn biết”: Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng đây là những từ ‘độc’. Thường là danh từ không có hậu tố (không có -tion/ -ment/ -ance/ …). Ví dụ, trong câu “He rented a garret”, thì từ ‘độc’ ở đây là từ “garret”.
→ Từ chỉ một khía cạnh của từ chủ đề: Ví dụ bài đọc về Du lịch, mà trong câu có từ “cost of tourism”, thì đánh dấu từ “cost”.
Lý do đánh dấu những từ như vậy là vì chúng rất KHÓ DIỄN ĐẠT. Vì thế, khi quét, bạn chỉ cần tập trung đi tìm chúng mà không cần lo lắng rằng bài đọc sẽ “biến hình” thành các từ khác.
Ví dụ: Câu 1 – Test 4 – Cam 11 – Passage 1: Researching using twins.Question: There may be genetic causes for the differences in how young the skin of identical twins looks.
Ta sẽ gạch: genetic/ skin. Sau đó, sẽ scan bài đọc để tìm 2, hoặc 1 trong 2 từ này. Phỏng đoán sẽ là ‘skin‘ sẽ không thể paraphrase được. Từ ‘genetic‘ vẫn có thể nguỵ trang thành dạng danh từ là ‘genes‘.
Step 2: Scanning
Once you know exactly what you're looking for, scanning becomes quite straightforward. There's no secret to scanning a passage; just read from left to right. Your scanning speed will improve gradually. Don't worry too much if you scan slowly at first.
So how do we know we've highlighted the right section to read? The key is: When 2+ words (especially keywords underlined) in the question match the passage. I've found this passage:
– Text: “Because identical twins come from a single fertilized egg that splits into two, they share virtually the same genetic code. Any differences between them – one twin having younger-looking skin, for example – must be due to environmental factors such as less time in the sun.” (thay bằng ảnh)
With keywords identified and the passage located. Now we move to step 3 – the scoring step.
Step 3: Comparison
Khi so sánh câu hỏi (question) với bài đọc (text), trước tiên bạn cần hiểu vị trí chính của T/F/NG trong câu. Một câu có thể rất dài, nhưng trọng tâm thường chỉ là 1-2 từ. Ví dụ, trong câu hỏi trên:
Question: There may be genetic causes for the differences in how young the skin of identical twins looks.
Câu này chỉ muốn xác nhận xem cái differences in how young the skin … looks (sự khác nhau về độ trẻ của da) LÀ DO genetic causes (gien). Nếu bài đọc nói:– Do gene: T– Do nguyên nhân khác: F– Có nói là khác, nhưng không nói nguyên nhân: NG
Trong đoạn đọc scan được, ở câu 2, có nói “differences … must be due to environmental factors…“. Rõ ràng bài đọc có nói vè sự khác nhau, nhưng nguyên nhân là khác hẳn so với câu hỏi: genetic >< environmental => Đáp án là F.
3. Một số mẹo khi làm câu True, False, Not Given
- Dùng phương pháp loại trừ
Càng nhiều lựa chọn, càng khó để quyết định, vì vậy khi làm T/F/NG, không nên ngay lập tức chọn, thay vào đó hãy LOẠI BỚT một đáp án đi. Thông thường, một trong những đáp án sẽ bị loại bỏ, có thể là True hoặc False. Điều này sẽ làm cho bài toán trở nên đơn giản hơn: T hay NG HOẶC F hay NG?
Hướng dẫn chi tiết sẽ được cập nhật trong bài viết sắp tới.
- Định vị câu trả lời theo thứ tự
Thường thì các câu trả lời sẽ theo thứ tự bạn đọc đoạn văn. Nếu bạn không tìm thấy thông tin cho câu số 8, bạn có thể ước tính thông tin nằm giữa câu số 7 và 9.
- Dịch “sương sương” nội dung
Mục đích của việc này đó là tìm ra được core meaning (nội dung chính) của statement và ưu tiên hàng đầu đó là hiểu được câu đó nói gì. Để dịch được “sương sương” :
- Phải có đủ vốn từ vựng để hiểu được keyword nói gì (với IELTS thì yêu cầu từ vựng để hiểu được tối thiểu 1 bài đọc sẽ là từ B2-C1)
- Dịch sang Tiếng Việt, bằng từ ngữ của mình, thậm chí dùng tiếng lóng cho quen thuộc cũng được
- Ngắn gọn, súc tích, có thể bỏ qua 1 số từ có chức năng ngữ pháp không quan trọng
- Khi dịch, tuyệt đối phải bao gồm các LƯỢNG TỪ
- Chú ý một số từ & cụm từ xác định hàm ý câu văn
Các cụm từ này có thể là trạng từ chỉ tần suất (often, barely, always, etc.), trạng từ chỉ khả năng xảy ra của hành động (likely, probably etc.), các lượng từ (many, most of, some, etc.) và động từ khuyết thiếu (can, must, have to, etc.).
Những từ này có thể thay đổi toàn bộ nghĩa của câu.
Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật trong bài viết sắp tới.
4. Tài liệu ôn tập True, False, Not given trong IELTS Reading
Sau khi hiểu rõ những lý thuyết cơ bản này, bạn cần phải thực hành để làm quen với loại bài này. Một số tài liệu ôn tập cho loại bài này là:

- IELTS Cambridge Practice Test 7 – 15 (ai cũng nên luyện tập)
- Barron’s IELTS Practice Test
- IELTS Actual Test (bộ đề thi thật này của Trung Quốc, nhược điểm là đáp án còn chưa hoàn thiện)
- IELTS Practice Test Plus (khá khó, dành cho các bạn muốn đạt band 7.5+ Reading trở lên)