Dạng bài Form Completion là dạng bài đơn giản, quen thuộc và khá phổ biến trong phần thi IELTS Listening khi nội dung thông thường xoay quanh những thông tin cơ bản như tên, tuổi, địa điểm, ngày tháng. Tuy nhiên, vì đa dạng thông tin nên dạng bài này cũng có nhiều dạng từ dễ gây hiểu lầm trong khi nghe như từ đồng nghĩa, số hay địa chỉ, ngày tháng,... Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ không chỉ cung cấp phương pháp để giải quyết vấn đề trên mà còn đưa ra hướng dẫn chi tiết 3 bước làm bài IELTS Listening dạng Form Completion từ chuẩn bị đến kết thúc để chinh phục phần thi một cách thành công nhất.
Key takeaways
Tuy Form Completion là dạng bài cơ bản và quen thuộc nhưng thí sinh cũng có thể gặp phải những khó khăn liên quan đến biến thể của từ đa dạng và dễ gây hiểu nhầm.
Áp dụng 3 bước từ phân tích đề cho đến thực hiện phần nghe rồi kiểm tra lại bài, đi kèm với những lưu ý khi làm bài dạng này sẽ giúp thí sinh tránh những vấn đề trên và có một phần thi xuất sắc nhất.
Tổng quan về dạng bài Điền vào Biểu mẫu trong IELTS Listening
Thực tế thì trong IELTS có rất nhiều dạng bài kiểu điền từ ngoài Form Completion có thể kể đến như điền từ vào câu (Sentence Completion), điền từ vào đoạn văn tóm tắt (Summary Completion), điền từ vào bảng (Table Completion).
Ví dụ của dạng bài Form Completion:
Dạng Form Completion kiểm tra khả năng nghe để điền từ bị thiếu vào chỗ trống, bao gồm xác định loại từ (danh từ, động từ hay tính từ) và chính tả. Các thông tin thiếu này thường là các thông tin quan trọng như tên, địa điểm, ngày, thời gian chi tiết và nhiều loại thông tin khác, thường có độ dài một hoặc hai từ và sẽ là những thông tin thực tế.
Trong khi đó, dạng Table Completion cũng thường xuất hiện ở Section 1 và Section 2 nhưng nó sẽ có nhiều cột và hàng hơn, nên yêu cầu thí sinh cần phải để ý tiêu đề của mỗi cột, hàng là gì.
Ví dụ của dạng Table Completion:
Dạng Sentence Completion thì sẽ sẽ là các câu hoàn chỉnh (đầy đủ chủ ngữ, động từ và tân ngữ).
Form Completion thường sẽ nằm ở trong phần Section 1, được đánh giá là dễ hơn so với những dạng điền từ còn lại, một phần vì bố cục trực quan, dễ nhìn. Thêm nữa, từ vựng cho sẵn cũng như từ vựng cần điền của dạng bài này khá đơn giản và gần gũi, không quá học thuật và phần thông tin cho được trình bày ngắn gọn, súc tích.
Dù dạng bài yêu cầu thí sinh thu thập những thông tin tương đối đơn giản nhưng điểm khó của dạng đề này chính là phải nghe những thông tin bị thiếu do đề bài yêu cầu chứ không cần nghe toàn bộ bài nghe. Bên cạnh đó, những thông tin như ngày tháng hay các thông tin số dù cơ bản nhưng thường dễ nhầm lẫn và có khả năng đánh lừa thí sinh khi nghe. Vì vậy, bài viết sẽ đưa ra chiến lược chinh phục dạng bài này một cách hoàn chỉnh và cải thiện những khó khăn nêu trên.
Phuong-phap-thuc-hien-dang-bai-Form-Completion
Buoc-1-Phan-tich-de
Phân tích và hiểu chính xác yêu cầu đề là điều quan trọng để nắm bắt được nội dung bài thi và có khởi đầu thuận lợi.
Trước khi nghe đoạn hội thoại, thí sinh sẽ được nghe đoạn băng giới thiệu về đề bài. Từ đây, thí sinh sẽ hiểu rõ hơn yêu cầu đề, topic và ví dụ của bài thi. Đây là yêu cầu bắt buộc với tất cả các dạng đề trong phần Listening, không chỉ riêng Form Completion.
Chú-ý-điều-khoản-đề-bài
Sau khi nghe đoạn giới thiệu, thí sinh cần đọc phần hướng dẫn trong đề thi của mình, xem có những yêu cầu gì đặc biệt hay không. Thường yêu cầu đề sẽ lưu ý về giới hạn từ. Phần giới hạn của số từ cho phép sẽ được ghi rõ và in đậm trong phần đầu của mỗi Section dưới dạng. “NO MORE THAN….WORDS AND/ OR A NUMBER”
‘ONE WORD ONLY’: Điền một từ duy nhất.
Ví dụ: Nếu điền là “a book” thì câu trả lời sai, vì đó đã là 2 từ. Vì vậy, “book" mới là câu chính xác với yêu cầu đề
‘ONE WORD AND/OR A NUMBER’: Điền một từ và/hoặc một số. Câu trả lời của thí sinh có thể là một từ, một số, hoặc một từ và một số
Ví dụ: March, hoặc 7th, hoặc 12th September
‘NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER’: Điền không quá hai từ và/hoặc một số. Câu trả lời của thí sinh có thể là một từ, một số, một từ và một số, hai từ, hai từ và một số. Và thường trong đề thi, thì phần lớn các câu trả lời đều là hai từ hoặc hai từ và một số:
Ví dụ: 15 Ace Avenue
‘NO MORE THAN THREE WORDS’: Điền không quá ba từ. Câu trả lời của thí sinh có thể là một từ, hai từ hoặc ba từ.
Hiểu-ngữ-cảnh-của-bài-thi
Nắm rõ nội dung, bối cảnh của đề bài có thể giúp thí sinh nắm bắt được điểm chính khi nghe và đưa ra được câu trả lời hợp lý.
Để hiểu được văn cảnh của bài thi, thí sinh cần bắt đầu đọc từ tiêu đề của bài thi để xác định chủ đề của bài nghe, từ đó định hình trong đầu những từ vựng mà mình có thể nghe, và dựa vào đó để đoán từ cần điền dễ dàng, chính xác hơn.
Tiếp theo, thí sinh đọc lướt qua toàn bộ đề bài và xác định keyword (từ khóa) liên quan đến chủ đề để hiểu bài hơn. Các keyword mà thí sinh cần chú ý là những từ cho sẵn nằm phía bên trái và bên phải của chỗ trống. Từ việc xác định như thế, thí sinh hãy gạch chân các keywords trong form, gạch chân những từ nổi bật, mang thông tin quan trọng trong câu thường là các danh từ, tính từ, động từ hay các từ chỉ sự đối lập vì thường từ khóa như thế sẽ được giữ nguyên và xuất hiện trong bài nghe. Điều này sẽ giúp thí sinh tìm thông tin trong bài nghe và điền thông tin vào khoảng trống một cách dễ dàng hơn. Việc đọc kỹ keyword cho sẵn cũng có thể giúp các thí sinh trong việc loại trừ đáp án sai, vì đáp án điền vào sẽ không thể giống với keyword cho trước.
Xác-định-loại-từ-và-dự-đoán-thông-tin-cần-điền
Từ việc hiểu chủ đề bài thi và các từ khóa, thí sinh hãy xác định yêu cầu của chỗ trống, nội dung cần điền và dạng từ là gì. Việc dự đoán câu trả lời như trên sẽ giúp thí sinh tập trung hơn vào nội dung mong muốn, loại bỏ những thông tin không cần thiết và từ đấy đưa ra câu trả lời chính xác, đáp ứng được các yêu cầu của đề bài.
Thí sinh nên đặt ra những câu hỏi như sau để xác định được nội dung câu trả lời và loại từ cần điền:
Đối tượng chỗ trống hướng đến là gì? Thường đối tượng chính là các keyword nằm trước hoặc sau chỗ trống, ví dụ như số điện thoại, địa chỉ, ngày tháng, tên,...
Dạng từ nào phù hợp với đối tượng trên? Danh từ, động từ, tính, số, trạng từ,...
Khi đã xác định được những thông tin này, thí sinh hãy gạch chân đối tượng và mở ngoặc dạng từ ngay bên cạnh chỗ trống để khi nghe có thể đưa ra câu trả lời sát nhất.
Ví dụ:
Name: Shaun Rodgers
Room no. (1) __________
Number of occupants: 1
Check out time: (2)__________
Có thể thấy từ ví dụ, đề bài yêu cầu thí sinh nghe và điền vào hai chỗ trống. Vậy để dự đoán thông tin và loại từ cần điền, thí sinh hãy trả lời 2 câu hỏi như trên:
Với chỗ trống (1): đối tượng ở đây được xác định nằm trước chỗ trống đó là số phòng, nên dạng từ cần điền là các số.
Với chỗ trống (2): đối tượng đó là thời gian làm thủ tục rời phòng, vì thế dạng từ cần điền là thời gian bao gồm giờ và phút.
Bước-2: Thực-hiện-phần-nghe
Đoạn băng sẽ chỉ được phát 1 lần nên thí sinh cần luyện tập phản xạ nhanh bằng cách lắng nghe và viết thông tin vào giấy.
Khi nghe thí sinh cần chú ý những từ keyword đã gạch chân từ đầu, vì những từ này sẽ dẫn đến câu trả lời cần điền. Bên cạnh đó, khi nghe cũng thường xuất hiện những dạng từ dù khá cơ bản nhưng rất dễ đánh lừa ví dụ như số, từ đồng nghĩa,...
Từ-tương-đồng
Trong IELTS Listening, việc xác định một từ và nghe một từ khác có cùng ý nghĩa là điều khá phổ biến. Dạng từ này thường là cách IELTS sử dụng để đánh lừa thí sinh, từ đó cũng kiểm tra được sự đa dạng phong phú ngôn từ và khả năng hiểu đề bài của thí sinh đến đâu.
Ví dụ:
Keyword trong đề bài là “cost" nhưng đoạn băng lại sử dụng từ “price"
Keyword là “Arrival Date" nhưng đoạn băng sử dụng từ “day you arrive"
Vậy để chuẩn bị được điều này, thí sinh cần lưu ý bên cạnh xác định dạng từ cần điền của đối tượng, hãy nghĩ về các từ đồng nghĩa của đối tượng đấy.
Number
Số là dạng quen thuộc và cơ bản khi học Tiếng Anh. Tuy nhiên, thí sinh thường gặp phải một số vấn đề khi nhiều số được phát âm khá giống nhau. Ví dụ như 13 30, 17 70,...
Hay trong bài nghe, thí sinh thường được yêu cầu điền dãy số điện thoại. Tuy nhiên, từng nước, từng vùng lại có những mã vùng, và số lượng số khác nhau. Ví dụ như thuê bao Việt Nam thường có 11 số còn thuê bao Mỹ lại có 10 số, điều này gây không ít khó khăn cho thí sinh để nghe và điền câu trả lời một cách chính xác.
Một vấn đề khác thí sinh cũng thường hay gặp phải đó là cách dùng từ của người nói so với thí sinh.
Ví dụ: Với số 0, người nói có thể dùng “oh" thay vì nói “zero" hoặc người nói sử dụng cách dùng “ double, triple" cho những số liền nhau mà giống nhau. Vì thế, dãy số bản chất có thể dài nhưng nếu người nói cách dùng từ như trên thì phát âm ra sẽ rất nhanh và thí sinh khó có thể nắm bắt được câu trả lời.
Để giải quyết được vấn đề này, thí sinh cần luyện tập các bài nghe nhiều hơn và đa dạng hơn để làm quen với các dạng như trên.
Alphabets
Dạng Form Completion thường sẽ có phần đánh vần tên hay địa chỉ, từ đó yêu cầu thí sinh viết ra từng ký tự. Nhưng trong bảng chữ cái cũng có những chữ cái phát âm khá giống nhau, từ đó dễ gây nhầm lẫn cho thí sinh khi nghe. Vì thế, thí sinh có thể gộp những chữ cái có cách phát âm giống nhau để luyện tập phân biệt chúng.
Ví dụ: B, D, E, G, T, P là những chữ cái có cách phát âm giống nhau và thường được dùng để đánh lừa và kiểm tra khả năng nghe của thí sinh.
Address
Địa chỉ cũng là dạng bài dễ sai do từng nước, từng vùng sẽ có cách sắp xếp thứ tự và viết địa chỉ khác nhau. Tuy nhiên hình thức viết địa chỉ phổ biến thường là:
House/Flat number
Street name
Town/City name
Ví dụ:
22 South Street
Bristol
BS1 5TW
Bên cạnh đó, mã vùng cũng là một trong những yêu cầu thí sinh cần nghe và điền. Cấu trúc mã vùng thường bắt đầu và kết thúc bằng 1 hoặc 2 chữ cái, đi kèm cùng một vài số ở giữa. Thí sinh thường không quá quen thuộc với mã vùng nên việc nắm được cấu trúc của nó sẽ giúp tăng khả năng nghe được câu trả lời cần điền chính xác hơn.
Ví dụ: M1 4JH
Date
Thí sinh cũng cần lưu ý việc phát âm đúng ngày tháng, ví dụ một số tháng có cách viết khá phức tạp như Wednesday hay February. Đồng thời, trong ngày tháng cũng có một số cụm từ đồng nghĩa thường được sử dụng mà thí sinh cần nhớ đó là “weekend" nghĩa là “Saturday and Sunday" hay “fortnight" nghĩa là “two weeks".
Thứ tự viết ngày tháng cũng là điều mà thí sinh có thể dễ sai nếu không làm quen. Thường người nói sẽ có nhiều cách đọc ngày tháng khác nhau có thể là ngày đọc trước tháng hoặc ngày đọc sau tháng, vì vậy cách viết cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ:
Theo Anh-Anh, ngày luôn viết trước tháng và được đọc như sau “Wednesday the sixth of October twenty-seventeen”, vì thế ngày tháng sẽ được viết ở dạng “Wednesday, 6th October 2017”
Còn theo Anh-Mỹ, tháng luôn viết trước ngày và được đọc như sau “Wednesday October sixth twenty-seven”, vì thế ngày tháng sẽ được viết ở dạng “Wednesday, October 6th, 2017”
Contrastive Conjunctions
Những từ nối chỉ sự đối lập cũng là cách thường được sử dụng để gây nhiễu, khó xác định được đáp án và kiểm tra khả năng nghe của thí sinh ví dụ như yet, however, but,.... Thường trong đề, những từ này sẽ nối giữa 2 vế đối lập nhau cùng chỉ một đối tượng, ý nghĩa, khiến thí sinh có thể nhầm lẫn và đưa ra đáp án sai.
Ví dụ: I planned to go on a trip this Friday but due to the weather, the schedule is changed to next month.
Từ ví dụ này có thể thấy là, khi đề bài hỏi thời gian của chuyến đi, thí sinh có thể sẽ điền là “this Friday", tuy nhiên câu trả lời này là sai do sau câu này là từ chỉ sự đối lập “but" cho thấy thời gian chuyến đi có sự thay đổi và chuyển thành “next month".
Vì thế, để tránh được trường hợp tương tự như trên, thí sinh cần lắng nghe đầy đủ câu, chưa viết đáp án và đặc biệt lưu ý những từ nối chỉ sự đối lập như trên.
Đây là một số dạng từ cơ bản nhưng rất dễ gây nhầm lẫn, vì vậy nắm được cấu trúc và lưu ý của những dạng từ này sẽ giúp thí sinh không còn bỡ ngỡ và dễ bắt được câu trả lời khi nghe. Bên cạnh đó, một lưu ý khác đó là trong khi nghe thí sinh chỉ cần ghi vắn tắt kết quả chứ không cần ghi câu trả lời một cách đầy đủ, chuẩn chỉnh nhất. Điều này xuất phát từ việc đoạn băng được phát nhanh trong khi số lượng chỗ trống khá nhiều nên nếu viết ngắn gọn kết quả sẽ giúp thí sinh tiết kiệm thời gian và đảm bảo có thể nghe được hết tất cả chỗ cần điền. Hơn thế, nhiều khi trong đơn 2 chỗ trống liền kề nhau, thí sinh cần đặc biệt lưu ý nghe và viết thật nhanh để tránh trường hợp nghe được thông tin chỗ trống đầu mà bỏ sót thông tin của chỗ trống sau. Để làm được điều đó, thí sinh có thể viết tắt ví dụ như January = Jan, September = Sept.
Step 3: Recheck the answers
Sau khi đoạn băng được phát 2 lần, thí sinh sẽ có 10 phút để ghi đáp án ra giấy và kiểm tra lại bài làm.
Do trong khi nghe, thí sinh đã ghi ngắn gọn câu trả lời nên trong 10 phút này thí sinh cần phải viết đầy đủ ra để tránh trường hợp bị trừ điểm do viết tắt câu trả lời. Đặc biệt, lưu ý kiểm tra chính tả, đánh vấn câu trả lời và chắc chắn rằng đáp án đã đáp ứng với yêu cầu đề bài. Và nếu còn bất cứ chỗ trống nào chưa nghe được thì hãy cứ mạnh dạn đoán đáp án vì ít nhất vẫn có xác suất đưa ra đáp án đúng.
Application Exercises
Complete the form below. Write NO MORE THAN THREE WORDS for each answer
Link đoạn băng
Name: Mr. Andrew (1)…………………………
Address: 63 (2)………………………… Road, Birmingham
Website address: www.(3) ………………………….com
Meet at the (4)………………………… Hotel
Registration number: (5)…………………………
Thí sinh có thể tham khảo cách làm theo 3 bước như sau:
Step 1: Analyze the questions
Yêu cầu đề bài: Đề yêu cầu thí sinh nghe và điền đầy đủ vào các chỗ trống phía dưới. Và đặc biệt lưu ý cụm từ “NO MORE THAN THREE WORDS" đồng nghĩa với việc thí sinh chỉ được điền một hoặc hai hoặc ba từ vào mỗi chỗ trống.
Văn cảnh bài thì: Từ đoạn văn cho trước có thể thấy dạng bài là điền thông tin cá nhân để đặt lịch hẹn gặp mặt, điều này được thể hiện qua những keywords như name, address, meet, hotel, registration number, website.
Từ việc xác định được keywords như thế, thí sinh hãy gạch chân để làm nổi bật và để dễ theo dõi hơn khi nghe bài thi.
Name: Mr. Andrew …………………………
Address: 63 ………………………… Road, Birmingham
Website address: www. ………………………….com
Meet at the ………………………… Hotel
Registration number: …………………………
Xác định loại từ và dự đoán thông tin cần điền:
Với ô (1) yêu cầu điền tên, do đã có tên là “Andrew" nên thí sinh chỉ cần điền phần họ.
Với ô (2) chỉ tên đường, có thể 1-3 từ và thường sẽ được đánh vần nên thí sinh hãy lưu ý để nghe chuẩn xác.
Với ô (3) là địa chỉ email nên từ điền ở đây cần phải viết liền.
Với ô (4) là tên khách sạn nên thí sinh cũng lưu ý không nhầm lẫn với địa chỉ khách sạn
Với ô (5) là số đăng ký nên có thể số điền ở đây sẽ bao gồm cả chữ và số.
Sau khi xác định như thế, thí sinh có thể ghi chú lại bên cạnh chỗ trống như sau:
Name: Mr. Andrew (1)………………………… (họ)
Address: 63 (2)………………………… Road, Birmingham (1-3 từ)
Website address: www.(3) ………………………….com (1 từ viết liền)
Meet at the (4)………………………… Hotel (1-3 từ)
Registration number: (5)…………………………(chữ cái + số)
Step 2: Execute the listening part
Khi nghe thí sinh hãy cố bắt những từ keywords đã được gạch chân và lưu ý những ghi chú mở ngoặc bên cạnh để đưa ra đáp án chính xác.
Transcript phần nghe:
A: And can I have your name please?
B: Yes, it’s Andrew Browne.
A: Is that spelt the same as the color?
B: Yes, but with an E at the end.
A: And what’s your address, in case we need to post any information out to you?
B: Oh, okay, I live at 63, Beeton Road, that’s B double E T-O-N
A: Sorry, was that the last letter N or M?
B: N for November.
A: do you have a website I can go to?
B: yes, just go to wwww. kickers.com
A: is that K-I-C-K-E-R-S?
B: that’s right, all one word and all lowercase.
A: where shall we meet then? Somewhere in the city?
B: That’s a good idea. What about at that hotel on the corner of Queen Street and Mary Street? What’s it called?
A: oh, is the rose hotel, like the flower.
B: yes, that’s the one, I’ll see you there at seven.
A: Uhuh
A: right, and can I get your car registration number? Have you got the normal one or is it one of those specially made ones that’s a word or a name?
B: no, I haven’t got the money for a personalized plate. Is just three letters and three numbers. It’s H – L – P 528
Từ phần nghe, thí sinh cần lưu ý một số cách phát âm người đọc nói như ở chỗ trống (1) họ của Andrew được phát âm giống từ “brown" nhưng cũng cần để ý khi người đọc có bổ sung bằng cách thêm từ nối chỉ đối lập “but with an E at the end”, và từ đây đáp án chính xác đó là “Browne". Hay cách phát âm “B double E T-O-N” và chữ cái có sự giống nhau như M và N cũng cần lưu ý. Đặc biệt ở chỗ trống (3), thí sinh cần nghe xem từ cần điền có viết hoa hay không. Đây là những câu rất đơn giản nhưng dễ nhầm lẫn, dẫn đến thí sinh mất điểm. Vì vậy, khi nghe thấy keyword dẫn đến đáp án thì hãy lắng nghe thật kỹ câu trước câu sau, để ý vào cách phát âm và cách dùng từ rồi viết thật ngắn gọn kết quả vào giấy.
Từ đoạn băng, thí sinh có thể viết ngắn gọn đáp án vào chỗ trống như sau:
Name: Mr. Andrew (1)……browne…………………… (họ)
Address: 63 (2)………………beeton………… Road, Birmingham (1-3 từ)
Website address: www.(3) ………kickers………………….com (1 từ viết liền)
Encounter at the (4)……………rose…………… Accommodation (1-3 words)
ID code: (5)………………HLP528…………(letters + numbers)
Step 3: Reviewing answers
After listening and writing down the answers, candidates proceed to check and record the answers on the exam paper. As candidates will write short answers when listening, in these 10 minutes, make sure to write the answers in full, pay attention to capitalization, phonetics, and check if they meet the requirements of the task. As for the short answers from step 2, candidates need to convert the words filled in to uppercase to avoid losing points and also ensure that the answers match the notes in parentheses. After checking, the remaining task is to record the answers on the exam paper.