Ưu Thế Cạnh Tranh là những gì giúp một doanh nghiệp nổi bật hơn, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Để tận dụng tốt những yếu tố, năng lực của ưu thế cạnh tranh mà mình có, doanh nghiệp cần hiểu rõ các chiến lược cạnh tranh để phát triển công ty một cách bền vững và hiệu quả trên thị trường cạnh tranh ngày nay. Dưới đây là 3 chiến lược cạnh tranh kinh điển trong Marketing mà không thể bỏ qua.
Chiến lược cạnh tranh Độc Đáo Hóa
Xác định một thuộc tính hoặc đặc điểm làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên độc đáo là một yếu tố ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp và là một yếu tố thúc đẩy trong chiến lược độc đáo hóa.
Nếu doanh nghiệp của bạn có thể phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong tâm trí của người mua, doanh nghiệp có thể thu được những phần thưởng cao hơn dựa trên giá trị cảm nhận mà doanh nghiệp của bạn cung cấp, vượt qua các đối thủ trên thị trường. Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh có thể mang lại hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp. Từ sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp có thể xây dựng nên sự khác biệt cho thương hiệu, đặc trưng của công ty khiến khách hàng nhớ mãi.
Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn cần phải cập nhật xu hướng ngành và nhu cầu của người tiêu dùng để duy trì sự khác biệt, tránh sản phẩm lỗi thời hoặc bị sao chép từ đối thủ cạnh tranh.
Chiến Lược Cạnh Tranh Về Giá
Chiến Lược Cạnh Tranh Về Giá là một chiến lược mà doanh nghiệp nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể và cung cấp cho thị trường mức giá thấp nhất có thể. Chiến lược cạnh tranh này giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao từ việc có được chi phí thấp, giảm sự gia nhập từ các sản phẩm thay thế. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần có chi phí sản xuất thấp, bán được lượng hàng lớn, thị phần cao.
Ví dụ, một công ty bán đồ uống cung cấp năng lượng có thể nhắm mục tiêu đến một thành phố có nhiều người tập luyện các môn thể thao và bán những đồ uống đó với giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Việc phân khúc thị trường này có nhiều khả năng mua nước tăng lực là yếu tố chính khiến công ty quyết định giảm giá sẽ là lợi thế.
Tuy nhiên, sự thay đổi về mặt công nghệ nhanh chóng ngày nay có thể khiến việc cắt giảm chi phí không thể vững bền trong một thời gian dài, lạm dụng giá cả có thể khiến doanh nghiệp bị thua lỗ và thất bại vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn chiến lược cạnh tranh này.
Chiến Lược Tập Trung
Chiến Lược Tập Trung nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể, mục tiêu và nhóm khách hàng mục tiêu thay vì tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Giống như chiến lược cạnh tranh về giá, chiến lược tập trung vào sự khác biệt nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể, nhưng thay vì đưa ra mức giá thấp nhất cho người mua ở thị trường đó, một doanh nghiệp cung cấp một thứ độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh không cung cấp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp đạt được chi phí thấp nhưng lại mang được sự khác biệt cao tới khách hàng.
Ví Dụ, một cửa hàng bán quần áo cho những người vóc dáng nhỏ, cao từ 1 mét rưỡi trở xuống sẽ theo đuổi chiến lược tập trung vào sự khác biệt bằng cách phục vụ cho một phân khúc rất hẹp thay vì phải sản xuất nhắm tới các khách hàng ở nhiều vóc dáng. Thay vì chi tiền vào việc may quần áo cho mọi người, cửa hàng sẽ có thể tập trung vào việc thiết kế quần áo chỉ phù hợp với người mua có vóc dáng nhỏ, điều này vừa tạo ra chiến thuật cạnh tranh khác biệt lại tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Điểm Yếu Của Chiến Lược Cạnh Tranh Tập Trung Cũng Chính Là Ở Việc Thu Hẹp Thị Trường, Các Đối Thủ Khác Có Thể Tìm Kiếm Và Tập Trung Tốt Hơn Vào Thị Trường Nhỏ Bên Trong Của Thị Trường Tập Trung Của Doanh Nghiệp.
Kết Luận
Chiến Lược Cạnh Tranh Đóng Vai Trò Quan Trọng Với Sự Sống Còn Của Doanh Nghiệp, Quyết Định Sự Phát Triển Của Một Doanh Nghiệp. Trên Đây Là Các Chiến Lược Cạnh Tranh Trong Marketing Kinh Điển Mà Giáo Sư Michael Porter Của Harvard, Đã Xác Định Bốn Loại Chiến Lược Cạnh Tranh Chính Mà Các Doanh Nghiệp Thường Thực Hiện, Với Mức Độ Thành Công Khác Nhau. Mỗi Doanh Nghiệp Cần Biết Cách Vận Dụng Một Cách Khéo Léo, Sáng Tạo Phù Hợp Với Hoàn Cảnh Và Điều Kiện Của Mình Để Có Thể Đạt Được Những Thành Công Trong Tương Lai.
Theo MarketingAI.admicro.vn