Thông qua bài viết này, tác giả muốn giới thiệu 3 quy tắc nối âm cơ bản trong tiếng Anh – đó là nối phụ âm với nguyên âm, nối phụ âm với phụ âm, và nối nguyên âm với nguyên âm. Bài viết cũng cung cấp nhiều ví dụ giúp người học tự luyện tập để cải thiện kỹ năng phát âm của mình.
Key takeaways |
---|
|
Nối âm trong tiếng Anh là gì?
Nối âm là hiện tượng các từ nghe như bị dính với nhau khi được phát âm trong cùng một câu. Nối âm ngoài việc làm phát âm trở nên lưu loát còn giúp tốc độ nói tăng lên.
Đối với người bản xứ, việc nối âm xảy ra khá bản năng. Tuy nhiên, đối với người học ngoại ngữ, việc nắm rõ các quy tắc và luyện tập thường xuyên là vô cùng cần thiết.
Vì sao cần hiểu rõ về quy tắc nối âm trong tiếng Anh?
Quy tắc nối âm giúp người học nghe, hiểu rõ hơn các cuộc trò chuyện của người bản xứ. Đặc biệt, trong bài thi IELTS Listening, sẽ có đoạn người nói phát âm một vài âm dính chặt vào nhau, từ này đi liền vào từ kia. Vì vậy, nếu thí sinh không nắm vững những quy tắc này thì sẽ vô cùng bất lợi.
Giúp cho việc giao tiếp của người học trở nên trôi chảy, lưu loát và tự nhiên hơn. Người bản xứ luôn sử dụng quy tắc nối âm trong các cuộc giao tiếp, giúp cho các câu nói trôi chảy và nghe cực kỳ êm tai. Vậy nên để có thể nói tiếng Anh hay hơn, người học cần nắm chắc và luyện tập nối âm thật thường xuyên khi học tiếng Anh.
3 Quy tắc về nối âm trong tiếng Anh
Quy tắc 1: Nối phụ âm với nguyên âm
Khi một từ kết thúc bằng phụ âm được theo sau bới một từ khác bắt đầu bằng nguyên âm, phụ âm và nguyên âm đó sẽ được nối với nhau khi nói.
Dạng nối âm này xảy ra rất nhiều trong phrasal verb.
Ví dụ:
work out: /wɜːk/ + /aʊt/ = /wɜːkaʊt/
end up: /end/ + /ʌp/ = /endʌp/
turn over: /tɜːn/ + /ˈəʊvə/ =/tɜːnəʊvə/
Có một vài từ kết thúc bằng nguyên âm trong cách viết nhưng thực chất lại kết thúc bằng phụ âm trong cách nói. Những trường hợp này người học vẫn áp dụng cách nối từ trên.
Ví dụ:
make up: /meɪk/+ /ʌp/ = /meɪkʌp/
move in: /muːv/ + /ɪn/ = /muːvɪn/
take on: /teɪk/+ /ɒn/ = /teɪkɒn/
Người học cũng thường xuyên bắt gặp dạng nối âm này ở nhiều vị trí khác nhau trong câu.
Ví dụ:
Gợi ý các từ thường bắt đầu bằng nguyên âm:
Giới từ: in, on, at, up, of, v.v.
Mạo từ: a, an
Liên từ: if, and, or, v.v
“Be” trong Hiện tại đơn: is, are
Luyện tập
Hãy tìm ra các từ có thể nối với nhau theo quy tắc phụ âm – nguyên âm trong các câu sau đây và thực hành nói:
They will go back on Saturday morning.
My impression of him was good.
The box is filled with apples and bananas.
Rule 2: Nối phụ âm với phụ âm
Khi một từ kết thúc bằng phụ âm được theo sau bới một từ khác bắt đầu bằng chính phụ âm đó, phụ âm này sẽ được phát âm một lần duy nhất.
Ví dụ:
short time: /ʃɔːt/ + /taɪm/ = /ʃɔːtaɪm/
take care: /teɪk/ + /keə(r)/ = /teɪkeə(r)/
beautiful lady: /ˈbjuːtɪfl/ + /ˈleɪdi/ = /bjuːtɪfleɪdi/
Luyện tập
Hãy tìm ra các từ có thể nối với nhau theo quy tắc phụ âm – phụ âm trong các câu sau đây và thực hành nói:
Don’t talk to your friend in class.
Please show me how to make cakes.
I want to be a famous star.
Rule 3: Nối nguyên âm với nguyên âm
Khi một từ kết thúc bằng nguyên âm được theo sau bới một từ khác bắt đầu bằng nguyên âm khác, việc nối từ vẫn diễn ra nhưng theo một cách phức tạp hơn so với hai quy tắc trên.
Nguyên nhân cho việc này là khi hai nguyên âm được nối trực tiếp với nhau, cảm giác âm đem lại sẽ không được mượt mà. Khi người bản xứ phát âm trong tình huống này, theo bản năng khẩu hình miệng sẽ tự thêm một âm mới giữa hai nguyên âm.
Những âm được thêm vào này sẽ ko thể thấy được khi viết hay nghe được khi nói từng từ - chúng chỉ thực sự xuất hiện khi những từ nhất định được nối với nhau trong cùng một câu.
Lưu ý
Có một vài từ kết thúc bằng nguyên âm trong cách viết nhưng lại không kết thúc bằng nguyên âm trong cách nói (Ví dụ: make, give, take, v.v) thì sẽ không áp dụng được quy tắc nối nguyên âm với nguyên âm. Ngược lại cũng có một vài từ kết thúc bằng phụ âm trong cách viết nhưng lại kết thúc bằng nguyên âm trong cách nói (Ví dụ: say, show, boy, v.v) thì lại áp dụng được quy tắc này.
Thêm âm /j/
m /j/ sẽ được thêm vào khi nối một từ kết thúc bằng một trong những nguyên âm /aɪ/, /eɪ/, /ɔɪ/, /iː/ và một từ bắt đầu bằng một nguyên âm bất kỳ.
Ví dụ trong câu sau: “He always goes to school late.”
Điều này xảy ra vô cùng tự nhiên khi người bản xứ chuyển từ khẩu hình miệng từ âm /iː/ sang âm /ɔː/ một cách nhanh chóng.
Luyện tập
Hãy tìm ra các từ có thể nối với nhau theo quy tắc thêm âm /j/ trong các câu sau đây và thực hành nói:
Did you see Anna?
Today is very hot.
That boy absolutely knows my uncle.
Đáp án gợi ý:
Adding /w/ sound
m /w/ sẽ được thêm vào khi nối một từ kết thúc bằng một trong những nguyên âm /uː/, /əʊ/, /aʊ/và một từ bắt đầu bằng một nguyên âm bất kỳ. Nguyên nhân cho việc này là vì những nguyên âm /uː/, /əʊ/, /aʊ/được tạo ra bằng khẩu hình miệng tròn, và khi nhanh chóng chuyển qua nguyên âm tiếp theo sẽ tạo ra âm /w/ một cách tự nhiên.
For example:Luyện tập
Hãy tìm ra các từ có thể nối với nhau theo quy tắc thêm âm /w/ trong các câu sau đây và thực hành nói:
I should go out of this room.
You only live once.
Sarah has an issue about her body image.
Effective method for practicing sound connection
Regularly listening to English
Việc nghe và tiếp xúc nhiều với tiếng Anh sẽ hỗ trợ nhiều trong việc phát âm lưu loát của người học. Có thể nghe những bài hát tiếng Anh xem một số bộ phim Mỹ, Anh,.. để hiểu được cách phát âm, cách nối âm và cách nuốt âm của họ.
Ngoài ra, với những người ôn thi IELTS Listening, có thể đọc transcript và nghe audio lại nhiều lần để xem cách người bản xứ nối âm trong các cuộc giao tiếp.
Shadowing technique in speaking practice
Kỹ thuật Shadowing (Kỹ thuật cái bóng) là kỹ thuật bắt chước âm (sound), độ nhấn nhá (stress) và ngữ điệu (intonation) của người bản xứ ngay sau khi nghe họ phát âm. Khi ứng dụng phương pháp này, người học có thể cải thiện được cách nói, ngữ điệu, sự nhấn nhá,... của người bản ngữ.
Các bước áp dụng kỹ thuật Shadowing trong việc luyện nói:
Bước 1: Chọn tư liệu để nghe (có thể là podcast, video, đoạn hội thoại…)
Ở bước đầu tiên, người học cần lưu ý một vài điểm khi lựa chọn tư liệu: Độ dài - Tốc độ - Độ khó - Trọng âm và ngữ điệu trong câu của bài nói sao cho phù hợp với trình đọ bản thân
Bước 2: Nghiên cứu transcript:
Trước khi bắt tay vào thực hành, người học cần chuẩn bị để hiểu được những nội dung có trong bài nói, càng hiểu nội dung nói bao nhiêu, quá trình nghe – lặp lại càng dễ dàng bấy nhiêu. Việc nghiên cứu, chuẩn bị transcript ở đây là tra từ điển, ghi chép và ghi nhớ tất cả các từ /cách diễn đạt mới lạ xuất hiện trong bài.
Bước 3: Nghe trước một vài lần:
Việc nghe trước sẽ giúp người nghe quen với âm điệu, phong cách, sự nhấn nhá cũng như theo kịp với tốc độ nói của tư liệu.
Bước 4: Nói nhại theo (Shadowing):
Ở những lần đầu thực hiện, hãy nhìn vào phần phụ đề hoặc transcript của video. Người nói trong video nói đến đâu, người học cần quan sát phụ đề và nói theo đến đó. Sau khi luyện tập khoảng 2-3 lần đầu, hãy tăng tốc độ luyện tập và lưu ý, thu âm phần shadowing của mình để thuận tiện cho việc đánh giá.
Bước 5: Đánh giá:
Người học mở lại phần ghi âm ở bước trên và kiểm tra xem phần nói của bản thân đã giống với người nói chưa, chú ý đến phát âm của các từ đơn, nối âm, âm đuôi, trọng âm, ngữ điệu… Ngoài ra, người học có thể nhờ một người khác lắng nghe xem phần nói của mình đã tự nhiên và trôi chảy chưa.
Bước 6: Điều chỉnh:
Tiếp tục lặp lại bước 4 và bước 5 để điều chỉnh phần nói của mình cho đến khi cảm thấy tự tin giống với người bản ngữ.
Applying sound connection rules in English
Người học hãy áp dụng tất các quy tắc nối âm trong tiếng Anh trên để tìm ra các từ có thể nối với nhau trong các câu sau đây và thực hành nói:
1. The toy airplane is on the table next to the window.
2. I'm uncertain whether my responses are accurate or incorrect.
3. Frequently, she captures images of stunning scenery using an aged camera.
Hint: