Phát triển câu trả lời ở kỹ năng Speaking có thể là một vấn đề nan giải với các thí sinh dù là với band cao hay thấp. Không làm tốt ở phần này rất dễ khiến các thí sinh mất điểm ở tiêu chí Fluency and Coherence do ngập ngừng ngắt quãng nhiều vì không có ý tưởng nói. Trong 3 part của IELTS Speaking thì Part 1 sẽ là phần đơn giản và gần gũi nhất, cũng là phần các thí sinh dễ ăn điểm nếu nắm được cách làm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các thí sinh 3 công thức trả lời IELTS Speaking Part 1 kèm theo ví dụ minh họa cụ thể.
Key takeaways
1. Nhiều thí sinh thường có thể quá tập trung vào phần nội dung câu trả lời trong Speaking khiến nhiều lúc rơi vào trường hợp không biết nói gì. Thí sinh cần hiểu rõ mục tiêu kỳ thi IELTS là đánh giá năng lực ngoại ngữ, phần nội dung sẽ chỉ là cầu nối giúp thí sinh thể hiện ra được năng lực đó. Vì vậy, nội dung không phải mấu chốt quyết định nhưng cũng đóng phần đáng kể vào kết quả bài thi.
2. Có 3 phương pháp đơn giản thí sinh có thể áp dụng để phát triển được ý trong part 1: sử dụng các từ để hỏi, nêu lợi và hại, mở rộng đối tượng được xét tới.
The role of developing ideas in the Speaking test
Misconceptions about the IELTS Speaking test
Một trong những vấn đề thường gặp nhất trong tư duy phát triển ý ở kỹ năng Speaking chính là nhầm tưởng về mục đích của kỳ thi IELTS. Rất nhiều các thí sinh đều suy nghĩ rằng phần bài làm của mình phải có nội dung chặt chẽ, khoa học, chính xác tuyệt đối. Tư tưởng này dẫn đến việc khi trả lời các câu hỏi về chủ đề khác nhau trong Speaking, các thí sinh dễ bị bí ý tưởng trước những câu về chủ đề lạ. Do các thí sinh vẫn luôn dựa vào sự thật, trải nghiệm thật từng có của bản thân để trả lời, vì vậy khi gặp phải chủ đề không quen thuộc thí sinh liền lập tức ngập ngừng bối rối và không biết phải nói gì, vì đơn giản là chưa từng trải qua sự việc tương tự. Để cải thiện được vấn đề này, thí sinh cần hiểu rõ được mục đích thật sự của bài thi IELTS, để từ đó nắm được hướng làm bài phù hợp.
The purpose of the IELTS examination
Kỳ thi IELTS là kỳ thi đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, từ khóa quan trọng ở đây chính là “ngôn ngữ”. Tức là kỳ thi chủ yếu quan tâm và đánh giá ngôn ngữ thí sinh sử dụng để diễn đạt, truyền tải thông tin, chứ không lấy nội dung thông tin làm trọng tâm. Rất nhiều thí sinh thường nhầm tưởng IELTS như một kỳ thi về IQ, trong đó các câu trả lời của các bạn phải chuẩn xác, là thật và phải thật hay, thật ấn tượng. Đối với phần thi Writing, nhận định này có phần chính xác. Tuy nhiên, đối với phần thi Speaking, luận điểm này lại chưa đúng. Tất nhiên khi câu trả lời của thí sinh đạt được những yếu tố trên thì sẽ là điểm cộng lớn, tuy nhiên nó không phải là tiêu chí quyết định. Đọc kĩ trong Band Descriptors, các thí sinh sẽ thấy không có tiêu chí nào đánh giá về chất lượng của nội dung câu trả lời, mà chỉ ngắn gọn yêu cầu thí sinh trả lời trúng trọng tâm, logic để thể hiện sự hiểu đề. Vì vậy, các thí sinh đang gặp khó khăn với việc phát triển ý ở kỹ năng Speaking này trước tiên cần thay đổi lại cách nhìn, tư duy của mình về kỳ thi IELTS, từ đó thay đổi hướng tiếp cận đề bài cho phù hợp.
The role of developing ideas in the IELTS Speaking test
Tuy nhiên, không vì lý do chất lượng nội dung không được đánh giá mà thí sinh bỏ bê phần này khi ôn luyện. Bởi nếu trả lời quá ngắn, cụt lủn hoặc phát triển ý sơ sài, không đầy đủ sẽ khiến thí sinh không có “đất diễn”. Vì trong kỳ thi IELTS, phần nội dung sẽ được coi như cầu nối để thí sinh từ đó thể hiện được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của mình. Nếu nội dung câu trả lời được phát triển quá kém, từ vựng và ngữ pháp thí sinh sử dụng cũng khó mà được biểu hiện ra với giám khảo. Như vậy, điều thí sinh cần nhớ chính là, phần nội dung không phải trọng tâm quyết định tất cả, nhưng nó là nền tảng, bước đệm đóng góp không nhỏ vào kết quả cuối cùng mà thí sinh đạt được.
3 strategies for answering IELTS Speaking Part 1
Words for asking (Wh-H questions)
Một trong những cách đơn giản nhất để phát triển câu trả lời ở part 1 chính là sử dụng các từ để hỏi. Các từ để hỏi ở đây chính là: What, When, Where, Why, Who, How…
Các thí sinh sẽ dựa vào các từ để hỏi này để đặt ra các câu hỏi xoay quanh chủ đề mình cần nói.
Ví dụ: Do you like to play sports? (Bạn có thích chơi thể thao không?)
Để trả lời cho câu hỏi trên, trước tiên thí sinh sẽ trả lời thẳng vào vấn đề bằng cách nói rằng bản thân thích hay không. Tiếp đó, thí sinh cần tiếp tục mở rộng câu trả lời ra bằng cách sử dụng các từ để hỏi. Giả dụ câu trả lời của thí sinh là “có thích chơi” thì với đề bên trên thí sinh có thể tự đặt ra các câu hỏi sau cho mình:
-
What sports do you like to play? (Bạn thích chơi môn thể thao nào?)
Why do you like to play sports? (Tại sao bạn lại thích chơi thể thao?)
When do you usually play sports? (Bạn thường chơi thể thao vào lúc nào?)
Where do you usually play sports? (Bạn thường chơi thể thao ở đâu?)
Who do you usually play sports with? (Bạn thường chơi thể thao với ai?)
How is that sport played? (Môn thể thao bạn thích có cách chơi như thế nào?)
Bên trên chỉ là các câu hỏi để thí sinh tham khảo, thông thường khi đi thi thí sinh sẽ không cần tự đặt nhiều câu hỏi và triển khai ý rộng tới vậy, chỉ cần 1 tới 2 câu hỏi như trên đã đủ để thí sinh có câu trả lời đạt tiêu chuẩn.
Đến đây nếu thí sinh muốn câu trả lời của mình thêm phần phong phú, sau khi tự đặt ra 1-2 câu hỏi để phát triển thêm ý như trên, thí sinh có thể mở rộng và làm câu trả lời có điểm nhấn hơn bằng cách đưa ra sự giải thích cho mỗi phần trả lời.
Ví dụ với phần trả lời của đề bên trên, với mỗi ý được triển khai ra nhờ vào từ để hỏi, thí sinh có thể nói thêm lý do tại sao (Why) mình lại đưa ra câu trả lời như vậy. Cụ thể, với câu hỏi “What sports do you like to play?”, sau khi giới thiệu môn thể thao mình thích, thí sinh có thể giải thích thêm lý do tại sao mình lại thích môn đó mà không phải các môn khác. Hay với câu “When do you usually play sports?”, sau khi trả lời khoảng thời gian mình thường chơi thể thao, thí sinh có thể nói thêm về lý do mình lựa chọn thời điểm đó (Vì bận học tập, làm việc? Thời điểm đó thời tiết phù hợp?)
Presenting the pros and cons (Advantages & Disadvantages)
Một cách thứ hai cũng là cách khá phổ biến, thường được các thí sinh áp dụng chính là nêu ra mặt lợi và hại của một vấn đề. Trong cuộc sống, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có tính hai mặt của nó, không có vấn đề nào là hại hoàn toàn hay lợi hoàn toàn. Vì vậy, khi được yêu cầu nói về vấn đề nào trong xã hội, thí sinh cũng có thể phát triển ý bằng cách nhắc tới cả hai mặt của vấn đề đó. Đây là hướng phát triển có thể áp dụng trong mọi trường hợp đặc biệt nếu trong câu hỏi có những từ như: necessary, important,… Với những câu như vậy ta sẽ chỉ ra lợi và hại của một vấn đề và từ đó đưa ra kết luận.
Ví dụ: Do you like going to the gym?
Câu trả lời tham khảo:
I would say I’m a gym lover as it is a fantastic way to stay in shape as well as helps me blow off some steam. However, I must admit that going to the gym can be costly and time-consuming so it may not be a fit for everybody.
(Tôi là một người thích tập gym vì đây là một cách tuyệt vời để giữ dáng và để xả hơi. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng đi tập gym có thể tốn kém hoặc tốn thời gian, nên nó không phù hợp với tất cả mọi người.)
Như vậy với phần trả lời sử dụng phương pháp nêu lợi hại bên trên, thí sinh đã có được một câu trả lời đạt tiêu chuẩn và đủ độ dài để thể hiện được các từ vựng và ngữ pháp đã học.
Expanding the scope of consideration
Đối tượng được xét tới chính là nhân vật chính trong câu hỏi từ giám khảo. Giống như các ví dụ ở bên trên thì hầu hết các câu hỏi ở part 1 đều chỉ tập trung vào nhân vật “you” - bản thân thí sinh. Tuy vậy, đôi lúc nếu chỉ tập trung vào bản thân thì nhiều thí sinh sẽ cảm thấy bế tắc do ít trải nghiệm. Những lúc này thí sinh có thể lựa chọn lái sang một đối tượng khác để phát triển câu trả lời. Cụ thể, thí sinh có thể chuyển trọng tâm câu hỏi từ bản thân qua đối tượng là người xung quanh (gia đình và bạn bè) hay rộng hơn là thế hệ cùng tuổi hay toàn thể người dân Việt Nam.
Ví dụ: Do you like collecting things?
Câu trả lời tham khảo:
You know, I’m not really a collector. For the most part, Vietnamese people are not very big on collecting things. It is kind of boring.
(Bạn biết đấy, tôi không phải là nhà sưu tầm. Phần lớn, người Việt Nam không quan tâm mấy đến việc sưu tầm đồ. Việc này khá là nhàm chán.)
Trường hợp mà phương pháp này phát huy công dụng tốt nhất là khi thí sinh gặp phải câu hỏi mà mình không hoặc ít có kinh nghiệm, kiến thức. Trong những trường hợp đó thì việc lái câu hỏi qua đối tượng khác sẽ là sự lựa chọn rất phù hợp để cứu cánh.
Applying 3 strategies to answer IELTS Speaking Part 1
Câu hỏi: Do you prefer eating out or eating at home?
Sample answer:
I like to eat at home. Homemade food has better food value and offers a wide range of choices. It is more hygienic and less expensive. However, we like to eat at a restaurant whenever we have special occasions to celebrate. As dining out in a restaurant offers my mom plenty of time to socialise rather than getting stuck in the kitchen, my father and I often insist her to go to an eatery on occasions like wedding anniversaries and birthdays.
Câu hỏi: Do you think that bicycles are suitable for all ages?
Sample answer:
Yes, I absolutely believe that bicycles are suitable for people of all age groups. Bicycles are cheap, have almost zero maintenance costs, and good for the environment and for our health. Since it doesn't take much physical labour, children, youth and senior citizens alike can ride it without any hassle. The health benefits of riding a bicycle are unparalleled and that's why people from all age groups should consider this as their primary means of transportation.
Câu hỏi: Do you play any games?
Sample answer:
Yes, I like to play badminton most of the time. Football was, and still is my favourite sport, but I can't manage time to practice football in the evening. I am a great fan of chess and I often visit a few of my friends who are also passionate about playing chess. Sometimes, a single chess match between me and my friend takes multiple days to finish!
Question: Do you believe it's important to maintain contact with friends from childhood?
Model response:
I believe childhood friendships hold a special significance. We form bonds during this period of life with pure innocence and without any expectations. Moreover, childhood memories are precious, and our friends from that time are an integral part of those memories. Thus, staying connected with those companions is crucial. However, practically speaking, it's not feasible to keep in regular touch with all childhood friends as we naturally drift apart from many as we grow older.