Phương Pháp Giúp Bạn Phân Tích Mối Quan Hệ với Công Ty!
Bạn Năng Động Nhưng Vẫn Cảm Thấy Cô Đơn Trong Tập Thể?
Bạn Mong Muốn Đóng Góp Nhưng Không Ai Chú Ý?
Cảm Giác Tự Do và Sống Chân Thực ở Nơi làm việc Được Gói Gọn Trong Thuật Ngữ “An Toàn Tâm Lý” (Psychological Safety), Bao Gồm 4 Bậc Độ để Xác Định Sự Tương Hợp Giữa Bạn và Công Ty, Rồi Tìm Ra Bước Đi Sự Nghiệp Như Ý.
Mô Hình Được Phát Triển bởi Nhà Tâm Lý Timothy R. Clark Trong Cuốn Sách Nổi Tiếng “The 4 Stages of Psychological Safety”.
Một “Thành Viên Mới” Cần Trải Qua 4 Giai Đoạn Tâm Lý để Vượt Qua Cảm Giác Bất An và Tự Tin Phát Triển Lâu Dài. Mô Hình Này Đã Được Các Giám Đốc Nhân Sự Trên Thế Giới Áp Dụng để Nâng Cao Hiệu Suất và Chăm Sóc Tinh Thần cho Nhân Viên, Theo Forbes.
Nếu Vẫn Lạc Lõng Trong Mối Quan Hệ của Bạn và Công Ty, Hãy Cùng Xem Xét 4 Bậc Độ An Toàn Tâm Lý Bạn Đang Ở Trạng Thái Nào. 4 Bậc Độ Bao Gồm:
Bậc Độ 1: An Toàn Hòa Nhập (Inclusion Safety)
Bậc Đầu Tiên Nhằm Đáp Ứng Nhu Cầu Xã Hội Cơ Bản Nhất Của Con Người: Cảm Giác Thuộc Về.
Bạn Được Công Ty Chào Đón, Đồng Nghiệp Quan Tâm, Sếp Hướng Dẫn, Tất Cả Mọi Người Đều Xem Bạn Là Một Phần của Tập Thể. Sự Tồn Tại Của Bạn Mang Ý Nghĩa Với Đội Nhóm, và Bạn Cảm Thấy Có Một Nơi Thuộc Về.
Một Số Biểu Hiện Tuy “Nhỏ Mà Có Võ” Của An Toàn Hòa Nhập:
- Đồng Nghiệp Luôn Nghĩ Đến Bạn Khi Rủ Đi Ăn Trưa, Đi Dạo, Happy Hour.
- Dù Bạn Im Lặng Ít Giao Tiếp, Đồng Nghiệp Vẫn Nhắc Đến Bạn Trong Một Ngữ Cảnh Ngẫu Nhiên Nào Đó.
- Đồng Nghiệp Hỏi Ý Kiến Bạn Về Một Vấn Đề Chung Của Nhóm, Cần Sự Đóng Góp Từ Bạn.
- Sếp Đối Xử Công Bằng Giữa Bạn và Những Người Senior Hơn Bạn.
Ngược Lại Nếu Thiếu Đi An Toàn Hòa Nhập, Bạn Sẽ Luôn Cảm Thấy Có Khoảng Cách Giữa Mình Và Đồng Nghiệp, Thậm Chí “Thấp Cổ Bé Họng” Nhất Trong Mọi Giao Tiếp Hàng Ngày.