1. Bài thuyết trình: Một số biện pháp hiệu quả duy trì sĩ số học sinh tiểu học
Kính gửi:
- Ban tổ chức!
- Quý Ban giám khảo!
Hôm nay, tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình tại hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với chủ đề “Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh ở cấp tiểu học”.
Kính thưa Ban giám khảo!
Công tác duy trì sĩ số học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học. Khi học sinh bỏ học giữa chừng, đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với xã hội. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Một dân tộc có trình độ dân trí thấp sẽ khó có khả năng tiếp thu và phát huy các thành tựu văn hóa, khoa học và công nghệ của nhân loại. Chính vì vậy, việc duy trì sĩ số học sinh là cần thiết để giảm tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của nền giáo dục.
Mục tiêu của việc duy trì sĩ số học sinh ở trường tiểu học không chỉ nâng cao chất lượng học tập mà còn giúp các em phát triển toàn diện. Đồng thời, nó cũng là yếu tố quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giáo dục. Để đạt được hiệu quả trong công tác giáo dục, có rất nhiều yếu tố cần chú ý, trong đó việc học sinh đi học đều đặn đóng một vai trò quan trọng. Khi học sinh đi học đầy đủ, các em sẽ tiếp thu bài học tốt hơn và có được kiến thức một cách liên tục và hệ thống, điều này giúp tăng cường sự hứng thú đi học của các em.
Nội dung và cách thực hiện các giải pháp:
Biện pháp 1: Nắm bắt tình hình lớp học
Công tác duy trì sĩ số tại các trường tiểu học, đặc biệt ở những khu vực có nhiều học sinh dân tộc thiểu số như Trường Tiểu học Y Ngông, là một nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, và thành công phụ thuộc lớn vào sự nỗ lực của giáo viên chủ nhiệm. Lòng yêu nghề và sự nhiệt tình của giáo viên là động lực giúp họ quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả công việc, bao gồm cả công tác duy trì sĩ số.
Để thực hiện hiệu quả công tác duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm vững tình hình lớp học. Sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm nên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp trước để thu thập thông tin về lớp, đặc biệt là những học sinh có nguy cơ nghỉ học nhiều. Điều này giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến việc học sinh hay nghỉ học, từ đó tìm ra các biện pháp động viên phù hợp.
Biện pháp 2: Giáo viên chủ nhiệm là người tiên phong trong việc vận động học sinh đi học
Chất lượng giáo dục tại các vùng khó khăn phụ thuộc vào việc duy trì sĩ số học sinh. Nếu học sinh nghỉ học hoặc đi học không đều đặn, sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi học sinh và có thể vận động các em đi học lại kịp thời khi phát hiện có nguy cơ bỏ học. Khi biết học sinh nghỉ học, giáo viên chủ nhiệm cần trực tiếp đến nhà để tìm hiểu nguyên nhân và thuyết phục gia đình để học sinh quay lại lớp học. Đối với những học sinh không chuyên cần do khả năng tiếp thu kém hoặc có lý do khác, giáo viên cần làm bạn và hỗ trợ các em, đồng thời có thể triển khai các phong trào như “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội
Như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách và làm gương cho các em”. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục học sinh. Gia đình cần được thông báo thường xuyên về kết quả học tập và rèn luyện của con cái để phối hợp tốt trong việc động viên học sinh đến trường. Công tác phối hợp giữa Ban Đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sĩ số học sinh.
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
Học yếu là một nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý chán học và bỏ học. Để nâng cao chất lượng học tập, giáo viên cần có chuyên môn vững và phương pháp dạy học phù hợp. Các bài tập cần phù hợp với khả năng của học sinh, đồng thời cần động viên để các em tiếp thu bài học tốt hơn. Giáo viên nên phân loại học sinh trong lớp để điều chỉnh phương pháp dạy học và phát động các phong trào thi đua học tập. Đồng thời, cần nâng cao trình độ chuyên môn và sử dụng các phương pháp giảng dạy đổi mới, giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Môi trường học tập thân thiện là yếu tố quan trọng giúp học sinh yêu thích đến trường. Trường học và lớp học cần được duy trì sạch sẽ, thoáng đãng, và các hoạt động trong trường cần được tổ chức hợp lý. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp như vệ sinh trường lớp, trang trí lớp học và chăm sóc cây xanh. Các hoạt động này không chỉ giúp các em có trách nhiệm và nghĩa vụ, mà còn tạo ra sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong lớp.
Kính thưa Ban tổ chức và Ban giám khảo!
Tôi đã hoàn thành phần thuyết trình về “Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh ở tiểu học”.
Cuối cùng, tôi xin chúc Ban tổ chức và Ban giám khảo sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
2. Bài thuyết trình: Một số phương pháp rèn luyện phát âm chuẩn cho học sinh
Kính gửi:
- Ban tổ chức!
- Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay, tôi rất vinh dự khi được tham gia thuyết trình tại hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với chủ đề “Một số phương pháp rèn luyện phát âm chuẩn cho học sinh”.
Kính thưa các thành viên ban giám khảo!
Để học sinh phát âm chính xác, mỗi giáo viên cần thực hành phát âm một cách linh hoạt. Trong quá trình luyện tập, giáo viên cần phân chia nội dung thành phần bắt buộc và lựa chọn. Giáo viên cần chọn chuẩn phát âm gần gũi với giọng địa phương và điều chỉnh cho phù hợp với cách phát âm tự nhiên. Trước hết, giáo viên phải tự sửa lỗi phát âm của mình và xây dựng kế hoạch khắc phục lỗi phát âm cho học sinh trong các giờ học.
Thái độ sư phạm đúng đắn của giáo viên là sự hướng dẫn tận tình, động viên và hỗ trợ học sinh để các em có hứng thú với việc phát âm đúng. Đồng thời, giáo viên cần có vốn sống phong phú, hiểu biết sâu rộng và khả năng ứng biến linh hoạt để chọn phương pháp sửa lỗi phát âm phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, từ đó nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện phát âm chuẩn.
Mục tiêu của việc rèn luyện phát âm cho học sinh là giúp các em đọc trôi chảy, thành thạo, rõ ràng và diễn cảm. Học sinh cần có ý thức đọc đúng và giáo viên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi phát âm để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Thực trạng:
Với nhiều năm giảng dạy tại Trường Tiểu học ..., tôi nhận thấy:
Các em học sinh còn mắc nhiều lỗi phát âm, như nói ngọng, đọc chưa diễn cảm, chưa đúng ngữ điệu, và đọc chưa lưu loát. Các lỗi phổ biến bao gồm phát âm sai phụ âm đầu như lẫn lộn giữa n/l, phát âm p thành b, s thành x, và tr thành ch. Các lỗi ở phần vần và âm cuối cũng thường gặp như huệ thành hệ, hoa thành ha, xanh thành xăn, và nhiều lỗi khác. Điều này xuất phát từ điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu sách vở, và sự thiếu quan tâm từ gia đình.
Để cải thiện tình trạng này, tôi đã nghiên cứu và tìm ra các biện pháp khắc phục lỗi phát âm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đảm bảo học sinh có phát âm chuẩn. Giáo viên tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng ngôn ngữ và văn hóa cho học sinh, vì vậy việc rèn luyện phát âm chuẩn là rất cần thiết trong chương trình học.
Các biện pháp:
* Đối với giáo viên:
Đầu tiên, giáo viên cần đọc đúng và diễn cảm. Sau đó, cần giúp học sinh có ý thức đọc đúng chính âm và quan sát âm thanh lời nói của bản thân và người khác để điều chỉnh. Giáo viên nên nắm vững các biện pháp chữa lỗi phát âm như luyện theo mẫu, cấu âm và âm trung gian, và chọn phương pháp phù hợp cho từng học sinh.
1. Chữa lỗi phát âm bằng luyện theo mẫu: Giáo viên phát âm mẫu và yêu cầu học sinh bắt chước.
2. Chữa lỗi phát âm bằng cấu âm: Giáo viên mô tả cách phát âm và hướng dẫn học sinh thực hành.
3. Chữa lỗi bằng âm trung gian: Chuyển từ âm sai sang âm đúng qua âm trung gian.
* Đối với học sinh: Cần theo dõi hướng dẫn của giáo viên, tự tin học tập, hòa đồng với bạn bè, và dành thời gian luyện đọc hàng ngày. Học sinh cần có ý thức luyện phát âm đúng và đọc rõ ràng, diễn cảm, đồng thời tìm đọc các loại sách, báo phù hợp.
Kính gửi Ban tổ chức và ban giám khảo!
Tôi vừa hoàn thành bài thuyết trình: “Một số phương pháp rèn luyện phát âm chuẩn cho học sinh”.
Xin chúc Ban tổ chức và ban giám khảo sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
3. Bài thuyết trình: Các biện pháp nâng cao năng lực của ban cán bộ lớp
Kính thưa:
- Ban tổ chức!
- Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán bộ lớp”.
THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Cán bộ quản lí trong nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp và triển khai chuyên đề “Tổ chức quản lí lớp học tích cực”. Thông qua buổi tập huấn, mỗi giáo viên đều nâng cao nhận thức kinh nghiệm chủ nhiệm lớp.
- Bản thân mỗi giáo viên đều nhận thấy vai trò quan trọng của Ban cán bộ lớp đối với công tác chủ nhiệm nên đều muốn xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp giỏi.
- Giáo viên trong trường cũng như trong khối luôn quan tâm, giúp đỡ và chia
sẻ những kinh nghiệm chủ nhiệm.
- Học sinh trong trường nói chung cũng như học sinh lớp 2/4 nói riêng luôn
được giáo viên giáo dục kĩ năng sống thông qua các bài học. Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt dưới cờ các em luôn được thầy Tổng phụ trách tổ chức các trò chơi rèn kĩ năng sống cho các em.
2. Khó khăn
- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm còn xao nhãng trong vấn đề quản lí lớp học.
- Giáo viên thường chú trọng về kiến thức còn trong công tác tự quản của cán bộ lớp thì chưa dạy các em phải làm như thế nào. Nhất là giáo viên dạy lớp 1, 2 thường lo học sinh của mình còn nhỏ nên việc quản lớp giáo viên luôn là người làm. Vậy nên vai trò của Ban cán bộ lớp không được phát huy, các em không có cơ hội được thể hiện năng lực lãnh đạo của mình.
- Các em học sinh lớp 2 còn quá nhỏ nên tính tự quản chưa cao, khả năng lãnh đạo còn hạn chế. Các em thường hay ngại ngùng, e dè, chưa tự tin, chưa mạnh dạn trước tập thể. Bên cạnh đó, các em thường cả nể khi nhắc nhở các bạn. Khi gặp những bạn hay chống đối thì các em thấy nản và không muốn làm. Vì vậy công tác chủ nhiệm của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và chồng chéo.
- Trong năm học này, việc dạy và học bán trú là điều điều hoàn toàn mới mẻ với giáo viên và học sinh nên trong công tác quản của giáo viên và tự quản của học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Một số phụ huynh thấy con làm cán bộ lớp sợ ảnh hưởng đến việc học nên thường không ủng hộ.
BIỆN PHÁP
1. Nội dung thực hiện:
Nâng cao năng lực tự quản của Ban cán bộ lớp trong công tác quản lí lớp học về nề nếp: trật tự; vệ sinh, xếp hàng; học tập; ăn, ngủ; phong trào thi đua; các cuộc vận động và hoạt động ngoại khóa. Qua đó tập cho học sinh lớp năng lực quản lí, lãnh đạo, mạnh dạn và tự tin.
2. Biện pháp thực hiện
2.1 Tìm hiểu học sinh
-Sau khi nhận được phân công lớp chủ nhiệm, tôi gặp giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu tình hình chung của cả lớp. Tôi chú ý đến năng lực quản lí lớp của từng em trong ban cán bộ cũ.
Ngày đầu làm quen với lớp, tôi giới thiệu về bản thân và mời các em tự giới thiệu về mình để các em tự tin hơn khi nói trước tập thể lớp. Thông qua đó, nhiều em chứng tỏ được năng lực của mình.
2.2. Bầu Ban cán bộ lớp
- Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh dạn và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm lớp trưởng các em sẽ quản lý lớp như thế nào. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí lớp.
- Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn chọn. Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được cầm phiếu thực hiện quyền“ dân chủ” của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.
- Sau khi bầu cử và chọn được Ban cán bộ lớp, tôi mời các em ra mắt cả lớp để các em thấy tự hào và hãnh diện. Đồng thời các em thể hiện bằng một câu nói thể hiện bản lĩnh, năng lực của mình, ví dụ: Nếu làm lớp trưởng tôi sẽ đưa lớp mình học tốt và tham gia tích cực các hoạt động khác hay Tôi nhất định hoàn thành tốt nhiệm vụ lớp phó học tập,… Mặt khác, các em dưới lớp cũng cảm thấy vui vì đã lựa chọn đúng và các em sẽ ủng hộ bạn trong quá trình làm nhiệm vụ.
Ban cán bộ lớp tôi sẽ được học sinh trong lớp bầu luân phiên trong năm học một cách công khai để nhiều em có cơ hội thể hiện năng lực của mình.
2.3. Phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp thông qua các hoạt động.
Thông qua các hoạt động, tôi giao nhiệm vụ và hướng dẫn Ban cán bộ lớp làm việc để các em phát huy khả năng lãnh đạo của mình. Cụ thể:
- Nề nếp trật tự, vệ sinh, xếp hàng: Lớp trưởng theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp: điểm danh và ghi rõ sĩ số của lớp; điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, đi ăn, đi ngủ, chào cờ và thể dục giữa giờ. Lớp phó lao động: Theo dõi việc giữ gìn vệ sinh trong lớp, đi vệ sinh đúng nơi quy định; phân công tưới cây, lau bàn, tủ; theo dõi việc tự ý bật câu dao điện.
- Nề nếp học tập: Trong các tiết ôn tập lớp phó học tập tổ chức học bài“ Đôi bạn học tốt”; điều khiển các nhóm thảo luận và trình bày kết quả; theo dõi tinh thần, thái độ học của các bạn trong giờ Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học; điều khiển lớp khi lớp trưởng vắng. Tổ trưởng, tổ phó: Theo dõi sát việc học bài ở nhà và ở lớp.
- Phong trào thi đua: Lớp trưởng, lớp phó đưa ra kế hoạch cụ thể và phối hợp với các tổ trưởng, tổ phó để các tổ viên cùng thực hiện.
- Các cuộc vận động: Lớp trưởng nêu rõ mục tiêu cho cả lớp và giao nhiệm vụ cho các tổ. Các tổ trưởng có trách nhiệm vận động tổ viên tham gia nhiệt tình để thi đua với các tổ khác.
- Hoạt động ngoại khoá: Lớp trưởng làm chỉ huy chia lớp thành các đội và bầu ra lãnh đội. Các lãnh đội hướng dẫn đội của mình tham gia hoạt động. Từ đó tạo tính thi đua giữa các đội và các lãnh đội.
- Hay trong tiết Hoạt động tập thể đầu tiên, tôi hướng dẫn tỉ mỉ Ban cán bộ lớp cách tổ chức lớp: Làm gì và Làm như thế nào để các em không thấy bỡ ngỡ khi tự mình tiến hành. Từ tuần thứ hai trở đi, tôi để các em tự tổ chức, điều khiển để các em mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng của mình trước lớp.
2.4. Khen thưởng công khai, khiển trách nhẹ nhàng.
Trong học tập, em nào tích cực và có tiến bộ tôi thưởng một phiếu khen và các em được tham gia bốc thăm trúng thưởng trong giờ Chào cờ đầu tuần. Các em sẽ rất vui và cùng nhau thi đua trong học tập. Như vậy nề nếp học tập của cả lớp sẽ tốt hơn và công việc của lớp phó học tập cũng như các tổ trưởng sẽ thuận lợi rất nhiều.
Cuối tháng, tôi cho các em bình chọn “Tổ trưởng giỏi” của tháng. Tổ nào thực hiện tốt thì tổ trưởng được bầu là Tổ trưởng giỏi. Tổ nào thực hiện chưa tốt thì tổ trưởng tổ khác chỉ ra khuyết điểm và giáo viên nhắc nhở nhẹ nhàng trước lớp để các em cố gắng phấn đấu ở tuần sau. Điều này khích lệ tinh thần làm việc mang tính thi đua của các tổ trưởng.
Trong tháng, nếu lớp 2 lần được Cờ luân lưu thì lớp trưởng và 2 lớp phó cũng được thưởng phiếu khen.
2.5. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và trò-trò
Tôi luôn lắng nghe những thắc mắc của các em. Công việc tôi giao trên tinh thần thầy phân công- trò hợp tác để các em thấy được công việc mình làm là không bắt buộc. Tôi luôn khuyến khích các em mạnh dạn kiến nghị, đề xuất. Nếu hợp lí tôi làm theo cách của các em. Như vậy các em sẽ thấy vai trò của mình thật quan trọng và các em càng cố gắng hơn.
Tôi chú ý đến việc tạo mối quan hệ tốt giữa trò với trò. Khi các em hiểu nhau thì sẽ hợp tác trong mọi công việc. Khi tham gia các trò chơi vận động hoặc các hoạt động ngoại khóa tôi thường cho các em tham gia tập thể để các em có tinh thần đoàn kết và hiểu nhau hơn.
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!
Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán bộ lớp”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
4. Bài trình bày: 'Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cấp 1'
Kính gửi:
- Quý Ban tổ chức!
- Thưa các vị giám khảo!
Hôm nay, tôi rất vinh dự được trình bày tại hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện năm học ..., với chủ đề “Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học”.
Kính gửi các vị giám khảo!
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nhằm giúp các em hình thành lòng nhân ái, yêu nước, tôn trọng pháp luật và quy định của nhà trường, sống trung thực và tự tin. Đồng thời, các em cần học cách phục vụ bản thân, tham gia vào công việc gia đình và cộng đồng một cách tích cực.
Trong quá trình giáo dục, cần xây dựng cho các em thói quen đạo đức như kính trọng ông bà, thầy cô, giúp đỡ bạn bè, và biết ơn những người có công với đất nước. Những thói quen này không chỉ là kết quả của việc luyện tập mà còn phải dựa trên động cơ đạo đức đúng đắn.
Phẩm chất đạo đức của thế hệ trẻ được hình thành từ việc rèn luyện thói quen đạo đức, kiến thức và xúc cảm đạo đức. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là cung cấp cho trẻ những khái niệm và kỹ năng đạo đức cần thiết.
Đặc điểm của nhà trường:
a) Nhà trường:
Nhà trường nhận được sự chỉ đạo sát sao từ Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và sự hỗ trợ nhiệt tình từ các cấp, các ngành cùng phụ huynh học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học.
b) Giáo viên:
Đội ngũ giáo viên chủ yếu là nữ với nhiều năm kinh nghiệm. Các giáo viên đều đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và xây dựng một tập thể vững mạnh, sẵn sàng cống hiến cho công tác giáo dục của nhà trường.
c) Học sinh:
Toàn trường có ... học sinh với số lượng học sinh ở các khối lớp khác nhau. Học sinh chủ yếu là con em người lao động, với nhiều ưu điểm nhưng cũng có những biểu hiện cần cải thiện. Một số phụ huynh chưa quan tâm đầy đủ đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của con em mình. Nhà trường cần cải tiến phương pháp dạy và giáo dục để đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Một số biện pháp được thực hiện:
Các giải pháp giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử cho học sinh:
Tuổi tiểu học là giai đoạn quan trọng để học sinh tiếp thu chuẩn mực đạo đức và hành vi ứng xử. Nhà trường kiểm tra và thực hiện giáo dục đạo đức qua các môn học, hoạt động ngoài giờ, và vận động toàn bộ lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là trách nhiệm của toàn xã hội và ngành giáo dục, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức của học sinh.
Kính gửi Ban tổ chức và các vị giám khảo!
Tôi xin kết thúc bài thuyết trình về “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học”.
Chúc Ban tổ chức và các vị giám khảo sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!