Lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt xuất hiện vì nhiều lý do. Thứ nhất, nhiều âm tiếng Anh hoàn toàn không xuất hiện trong hệ thống phát âm của tiếng Việt. Thứ hai, do bản chất khác nhau giữa hai ngôn ngữ, người Việt Nam không quen với việc phát âm những âm đuôi và âm gió, nhất là trong những từ đa âm tiết. Thứ ba, việc tiếp xúc với tiếng Anh khá muộn cũng khiến cho nhiều học viên khó có thể đạt được khả năng phát âm chuẩn tiếng Anh như mong muốn.
Trong các bài thi chuẩn hóa, tiêu chí phát âm ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến điểm kỹ năng nói của thí sinh, bên cạnh những tác động gián tiếp đến khả năng nghe và viết đúng chính tả. Bài viết bài tập trung phân tích những lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt và đề xuất một số phương án giải quyết.
English Phonetics System
Theo đó, tiếng Anh gồm 44 âm khác nhau được sử dụng kết hợp tạo thành ngôn ngữ nói. Các âm được xếp thành hai nhóm chính là Nguyên âm (Vowels) và Phụ âm (Consonants). Các nguyên âm trong tiếng Anh được chia thành hai nhóm gồm nguyên âm đơn (monophthongs) và nguyên âm kép (diphthongs). Các phụ âm cũng được chia thành hai thành phần là nguyên âm vô thanh (unvoiced) và nguyên âm hữu thanh (voiced).
Mặc dù cùng được ghi chép bằng hệ chữ cái Latin, nhưng tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều khác biệt về bản chất mà người học phát âm cần chú ý.
Thứ nhất, tiếng Anh có rất nhiều âm không xuất hiện trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt và ngược lại. Xét về nguyên âm, tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn về mặt ngữ âm , bao gồm a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ, u, ư; 32 nguyên âm đôi gồm ai, ao, au, âu, ay, ây, eo, êu, ia, iê/yê, iu, oa, oă, oe, oi, ơi, ôi, oo, ôô, ua, uă, uâ, ưa, uê, ui, ưi, uo, uô, uơ, ươ, ưu, uy; và 13 nguyên âm ba gồm iêu/yêu, oai, oao, oay, oeo, uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya, uyê, uyu. Trọng khi đó 20 nguyên âm của tiếng Anh có cách phát âm rất khác các nguyên âm của tiếng Việt. Mặt khác, tiếng Anh có hệ thống phụ âm đa dạng hơn, trong đó các âm gió như /θ/, /ð/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/ không xuất hiện trong tiếng Việt.
Thứ hai, trong khi tiếng Việt là hệ ngôn ngữ đơn lập, tức chỉ gồm các từ có một âm tiết (syllable), tiếng Anh là hệ ngôn ngữ đa âm, tức nhiều từ được cấu thành bởi nhiều âm tiết. Chẳng hạn, hoa là một từ đơn âm, trong khi flower /ˈflaʊə(r)/ gồm hai âm tiết kết hợp lại.
Thứ ba, những từ đa thanh của tiếng Anh có hiện tượng nhấn âm (stress). Trong khi đó, các từ của tiếng Việt chỉ gồm một tiếng nên được phát âm độc lập và hoàn toàn không có hiện tượng nhấn âm này.
Thứ tư, tiếng Việt ít có hiện tượng phụ âm đứng cuối chữ (ngoại trừ các âm m, n, ng, t) và những phụ âm này cũng không được phát âm rõ. Với tiếng Anh, đây là một hiện tượng phổ biến, và đi kèm với nó là hiện tượng nối âm, khi phụ âm cuối của từ trước được phát âm kèm với nguyên âm của từ đứng sau. Chẳng hạn:
Trên đây là một số điểm khác biệt cơ bản trong phát âm giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Những thông tin này là tiền đề của người học có thể phát hiện và khắc phục một số lỗi thường gặp khi thực hành phát âm tiếng Anh.
4 Common English Pronunciation Errors of Vietnamese Speakers and How to Overcome Them
Lack of Stress in Pronunciation
Một trong những lỗi phát âm nghiêm trọng nhất của học viên Việt Nam trong lúc phát âm tiếng Anh là sự lẫn lộn hoặc không có trọng âm. Như đã đề cập, tiếng Anh là một hệ thống ngôn ngữ đa âm tiết, và với mỗi chữ nhiều âm tiết nhiều như vậy đều có một âm tiết được nhấn mạnh (lên giọng và nói to hơn) và các âm khác sẽ được giảm nhẹ.
Chẳng hạn, comfortable /ˈkʌmftəbl/ là một từ quen thuộc mà các học viên Việt Nam thường đặt trọng âm sai. Thay vì nhấn ở âm tiết đầu tiên, học viên Việt Nam có xu hướng phát âm là kăm-fót-tây-bồ (trọng âm thứ hai). Theo cùng với việc sai trọng âm là các âm tiết khác trong từ cũng bị sai lệch.
Mặt khác, ngay cả khi một số từ tiếng Việt có hai âm tiết, những từ này được viết và đọc độc lập và không có hiện tượng nhấn âm. Do đã quen với việc phát âm từng âm tiết và không có trọng âm nên một số học viên có xu hướng đọc đều đều các từ mà không nhấn âm nào, nhất là trong những từ đa âm tiết.
Chẳng hạn, colour /ˈkʌlə(r)/ thường bị phát âm sai thành ca-lơ. Cần lưu ý rằng, trong từ này, trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên, do đó âm tiết sau phải giảm âm schwa (ə), đồng thời xuống giọng ở cuối chữ. Việc phát âm ngang và đều sẽ khiến phát âm trở nên thiếu tự nhiên và khó hiểu đối với người bản ngữ.
Do đó, khi học từ mới, học viên cần tra phiên âm của từ, xác định trọng âm nằm ở âm tiết nào, giảm âm và xuống giọng ở những âm tiết còn lại.
Missing Final Sounds and Sound Linking
Như đã phân tích ở trên, người Việt nam hầu như không phát âm các âm cuối của mỗi từ, dù đó là nguyên âm hay phụ âm. Chẳng hạn, từ một kết thúc bằng một phụ âm -t, nhưng trong giao tiếp hằng ngày, âm này không được phát âm rõ nét. Tương tự, âm -m trong từ em cũng không không được phát âm rõ như âm tương tự nó trong từ time /taɪm/.
Do đó, khi phát âm tiếng Anh, rất nhiều học viên thường lướt hoặc bỏ qua hoàn toàn âm cuối của mỗi từ. Điều này không chỉ làm cho phát âm của học viên thiếu tự nhiên mà còn gây nhiều khó khăn cho người nghe.
Chẳng hạn, khi được hỏi về tình trạng sức khỏe, nhiều người vẫn quen miệng trả lời rằng “I am phai”. Người nghe có thể dự đoán đây là cách phát âm sai của từ fine /faɪn/ do âm cuối /n/ bị lược bỏ. Tuy nhiên, việc phát âm /phai/ như trên có thể gây nhiều hiểu lầm bởi khi ghép với các âm cuối khác nhau, âm này sẽ cấu thành rất nhiều từ với nghĩa hoàn toàn khác nhau, như five /faɪv/, fire /ˈfaɪə(r)/, fight /faɪt/.
Quan sát ví dụ tương tự sau đây:
play – /pleɪ/ – không có âm cuối
place – /pleɪs/ – giống hệt từ play thêm âm cuối /s/
plate – /pleɪt/ – giống hệt từ play thêm âm cuối /t/
Bên cạnh đó, các học viên cũng thường xuyên quên phát âm những âm gió, đặc biệt là các từ kết thúc bằng /s/ và /z/ trong những danh từ số nhiều và động từ thêm -s/es (như trong scissors, clothes, plays, matches, misses, roses. Một số âm cuối khác thường bị lược bỏ gồm /ks/ (như trong six), /st/ (như trong most), /θ/ (như trong breath), v.v.
Từ đó, rất nhiều học viên không biết nối âm giữa các từ, và gặp khó khăn trong việc nghe hiểu người bản ngữ, do hiện tượng nối âm diễn ra thường xuyên. Quan sát các ví dụ sau:
Trong ví dụ trên, các âm được in đậm chính là những âm cuối mà học viên có xu hướng lược bỏ trong lúc phát âm. Đồng thời, hiện tượng nối âm cũng được ký hiệu bằng vòng cung như ở trên.
Lack of Middle Sounds Pronunciation in Multisyllabic Words
Trái ngược với xu hướng lược bỏ âm như ở trên, nhiều người thường thêm một số âm không có sẵn trong từ trong lúc phát âm, hoặc là do thói quen hoặc là do suy nghĩ sai lầm rằng đây là cách để nghe “Tây” hơn. Điều này trở nên phản tác dụng, làm cho câu nói trở nên rối và sai về cả nghĩa lẫn ngữ pháp.
Chẳng hạn, với câu “It is one of the most memorable moments in my life”, nhiều người học có xu hướng phát âm thành “Its i one of the mot memorables moment in my life”, trong đó, các âm /s/ và /z/ bị đặt sai chỗ, thể hiện người học chưa nắm và sử dụng hiệu quả các đặc điểm phát âm.
Một trong những lỗi phổ biến nhất là việc thêm các âm gió như /s/ hay /ʃ/ vào trong từ một cách “ngẫu hứng”, bất kể trong từ có xuất hiện các chữ cái như s, sh, ch, và x hay không.
Ngoài ra, rất nhiều học viên uốn lưỡi để tạo âm /r/, bất kể trong từ không có âm này. Việc uốn lưỡi liên tục làm cho phát âm bị mờ, cứng, gây ra cảm giác thiếu tự nhiên lúc nói. Phát âm sai trong một thời gian dài sẽ góp phần hình thành một thói quen xấu khó bỏ cho học viên.
Vietnamization of English
Một trong những thói quen nên tránh khác của học viên Việt Nam là Việt hóa tiếng Anh, tức là sử dụng các âm của Việt Nam để thay thế cho các âm tiếng Anh có cách phát âm gần giống.
Dưới đây là một số âm thường bị Việt hóa không đúng cách:
/eɪ/ thường bị phát âm thành ây. Chẳng hạn, say /seɪ/ bị phát âm thành xây
/əʊ/ thường bị phát âm thành ô. Chẳng hạn, home /həʊm/ bị phát âm thành hôm
/ð/ thường bị phát âm thành d hoặc đ. Chẳng hạn, that /ðæt/ bị phát âm thành dát hoặc đát
/θ/ thường bị phát âm thành th. Chẳng hạn, think /θɪŋk/ bị phát âm thành thinh
/tʃ/ thường bị phát âm thành ch. Chẳng hạn, chat /tʃæt/ bị phát âm thành chát
/ʃ/ thường bị phát âm thành s. Chẳng hạn, should /ʃʊd/bị phát âm thành sút
Các âm gió khác như /ʒ/, /dʒ/ bị phát âm thành d. Chẳng hạn, television /ˈtelɪvɪʒn/ bị phát âm thành tê-lê-vi-dần
Ngoài ra, còn rất nhiều các âm khác bị Việt hóa quá mức. Khi được ghép lại để cấu thành từ, các âm bị Việt hóa khiến phát âm của từ sai lệch rất nhiều so với ban đầu.
Chẳng hạn:
Most /məʊst/ bị phát âm thành mốt
Cut /kʌt/ bị phát âm thành cắt
Debate /dɪˈbeɪt/ bị phát âm thành đì-bết
Together /tə’geðə/ bị phát âm thành tu-ge-dờ
Food /fuːd/bị phát âm thành phút
Download /ˌdaʊnˈləʊd/ bị phát âm thành đao-lâu hoặc đao-loát
Conclusion
→ REGISTER NOW: Take a free English proficiency test at Mytour → enroll in classes according to the right direction and study needs: Mytour English specializes in IELTS, TOEIC, TAGT exam preparation - Commitment to outcomes in writing - Free re-learning if target is not achieved: ***See now:
→ Student benefits when registering for classes at Mytour |
---|