Google Slides là một trong những công cụ tiện dụng và hiệu quả nhất để người dùng tạo ra các bài thuyết trình. Một thủ thuật phổ biến là chèn ảnh hoặc video vào Google Slides. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, bài thuyết trình của bạn có thể chưa đủ ấn tượng.
Mẹo sử dụng video trong Google Slides
Google Slides cho AndroidGoogle Slides cho iOS
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn một vài mẹo nhỏ khi chèn và sử dụng video trong bài thuyết trình trên Google Slides.
Thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc cho video trên Google Slides
Bước 1: Sau khi chèn video vào Google Slides, nhấp chuột phải vào video và chọn Video.
Bước 2: Nhập thời gian vào các mục trong Tùy chọn video:
- Bắt đầu tại: Thời gian bắt đầu chạy.
- Kết thúc tại: Thời gian kết thúc.
Tự động phát video trên Google Slides
Bước 1: Nhấp chuột phải vào video cần thiết lập tự động phát.
Bước 2: Đánh dấu vào ô Tự động phát khi trình chiếu.
Việc này giúp tiết kiệm thao tác nhấp chuột vào play, đồng thời giúp bài thuyết trình liền mạch và không bị gián đoạn giữa các đoạn chuyển đổi.
Tắt tiếng video trên Google Slides
Không phải mọi video đều có âm thanh phù hợp với bài thuyết trình của bạn, trừ khi đã được chỉnh sửa. Nếu không muốn âm thanh đó làm hỏng đi mục tiêu của bài, khiến người nghe mất tập trung, bạn có thể thiết lập để video chỉ phát hình ảnh mà không có âm thanh trong Google Slides.
Rất đơn giản, chỉ cần nhấp chuột trái vào ô Tắt tiếng trong phần tùy chọn của video là xong.
Thêm khung viền cho video trong Google Slides
Khi thêm video vào Google Slides, mặc định sẽ không có viền. Nếu muốn video nổi bật hơn khi trình chiếu, bạn có thể tự mình thêm khung cho video bằng cách:
- Nhấp chuột trái vào video cần thêm viền.
- Chọn Định dạng / Đường viền & Đường kẻ.
- Một danh sách các viền video sẽ hiện ra, bạn chỉ cần chọn khung video cần sử dụng là xong.
Một lưu ý quan trọng cho những người chưa có kinh nghiệm làm bài thuyết trình là không nên lạm dụng các đoạn video quá nhiều hoặc quá liên tiếp. Mặc dù video giúp diễn giải trực quan, nhưng người thuyết trình chính vẫn là bạn.
Để người nghe không bị phân tán bởi việc 'xem phim' thay vì lắng nghe bạn nói, hãy chọn video có độ dài vừa phải và đặt ở vị trí phù hợp trong bài thuyết trình.