Theo nghiên cứu từ Klaxoon, 79% tổ chức ở Mỹ cho rằng: đa số trao đổi trong cuộc họp được thúc đẩy bởi 1 hoặc 2 thành viên. Câu hỏi là các thành viên khác đã đóng góp gì?
1. 4 Loại Tính Cách Đặc Trưng Trong Cuộc Họp
Theo Mike Thelen, thuộc Viện Kaizen - Mỹ, có 4 loại tính cách phổ biến trong cuộc họp. Khi hiểu mình thuộc loại nào, bạn sẽ tăng hiệu suất và sự hiện diện của mình. Nghiên cứu này cũng giúp bạn hiểu thêm về đồng nghiệp và ứng xử hỗ trợ họ tham gia đóng góp ý kiến nhiều hơn.
4 Loại Tính Cách Đặc Trưng Trong Cuộc Họp
b) Những Người Dẫn Đầu (Drivers) - tính cách xuất sắc
Tính cách này đặc trưng bởi sự tự tin mạnh mẽ vào giải pháp của mình và thường có xu hướng phản đối ý kiến của người khác trong cuộc họp. Thường thì, họ tỏ ra kiên quyết và không dễ dàng chấp nhận ý kiến khác.
Các thành viên có tính cách này thường là điểm mấu chốt, tạo ra một môi trường tranh luận sôi nổi trong cuộc họp. Họ thường tập trung vào việc tranh luận và bảo vệ quan điểm của mình thay vì hợp tác xây dựng ý tưởng và đạt được mục tiêu chung của cuộc họp.
c) Những Hành Khách (Passengers) - tính cách hòa nhã
Nhóm người có tính cách hòa nhã trong cuộc họp thường theo ý kiến chung vì lo sợ bị từ chối, phản đối. Họ thường không tự tin khi trình bày ý kiến và giải pháp của mình, vì muốn ở trong một môi trường an toàn. Thay vì diễn đạt ý kiến rõ ràng, họ thường nói những câu như 'Sao cũng được', 'Không sao đâu,' hoặc 'Tôi cũng ổn.'
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ không quan tâm đến cuộc họp. Hơn nữa, họ có thể có những ý tưởng hay và hữu ích nhưng không đủ tự tin như nhóm người “khởi xướng' để phát biểu trước mọi người.
d) Những Người Đi Bộ (Pedestrians) - tính cách thụ động
Đây là nhóm người ít nói nhất trong các cuộc họp. Họ thường không muốn đóng góp ý kiến hoặc có thái độ thể hiện rằng họ không muốn có mặt ở đây chút nào. Biểu hiện thường thấy của kiểu người này là giữ im lặng và không chủ động trong việc tham gia tranh luận hoặc đưa ra ý kiến.
Điều này có thể là do họ không tự tin về ý kiến của mình, sợ bị phê phán hoặc không muốn gây sự chú ý. Trường hợp xấu hơn là họ thậm chí không quan tâm đến cuộc họp và không có ý kiến để đóng góp.
Sau khi đọc những mô tả trên, bạn đã nhận biết được tính cách của mình chưa? Dưới đây, Linh đã tóm tắt các đặc điểm chính của từng kiểu tính cách và đề xuất một số cách điều chỉnh tương ứng để bạn có thể tự cải thiện bản thân.