1. Hiểu rõ về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thường xảy ra phổ biến ở cả hai giới, khi các tĩnh mạch trở nên sưng to và nổi rõ trên bề mặt da. Vị trí phổ biến nhất của giãn tĩnh mạch là ở chân và bàn chân, có thể nhìn thấy các tĩnh mạch nổi lên màu tím đậm hoặc xanh. Những tĩnh mạch này thường trở nên sần sùi, uốn cong như con giun trên bề mặt da, và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở nam giới
Nam giới có thể mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh, thường xảy ra nhiều hơn ở phía trái gây ra tình trạng tạo thành những đám đông tĩnh mạch, gây cản trở cho sự lưu thông máu đến và đi từ tinh hoàn. Người bệnh thường gặp phải sự trào ngược của máu đến tinh hoàn, tình trạng nghiêm trọng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng của cơ quan này.
Mặc dù bệnh này khá phổ biến nhưng không phải ai cũng bị, giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây ra các triệu chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, có nguy cơ tiến triển của bệnh có thể dẫn đến những biến chứng như:
Rối loạn nội tiết tố
Búi đám đông tĩnh mạch thừng tinh làm giảm sự lưu thông máu ở vùng sinh dục, gây ra sự mất cân bằng trực tiếp trong hormone, đặc biệt là làm giảm nồng độ testosterone.
Co rút tinh hoàn
Khi máu không lưu thông đến tinh hoàn một cách bình thường, sự thiếu hụt dinh dưỡng này có thể dẫn đến việc tinh hoàn co rút, trở nên nhỏ và mềm hơn, gây khó khăn trong việc sản xuất đủ lượng tinh trùng chất lượng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây ra vô sinh
Vô sinh
Đây là biến chứng nghiêm trọng, đáng lo ngại nhất của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh mặc dù tỉ lệ xảy ra khá thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự giãn nở của các tĩnh mạch thừng tinh gây ra việc van trong tĩnh mạch trở nên yếu đi, giảm khả năng điều chỉnh và lưu thông máu. Khi đó, nhiệt độ ở tinh hoàn tăng cao hơn bình thường có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành tinh trùng và chất lượng của chúng.
Khi chất lượng và số lượng tinh trùng không đủ, nam giới có thể gặp khó khăn hoặc không thể thụ tinh thành công, dẫn đến vô sinh.
2. Khi nào nên phải phẫu thuật mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Khoảng 15% nam giới trưởng thành gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh ở mức độ khác nhau. Thông thường, bệnh lý này không gây ra các triệu chứng và cảm giác khó chịu, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, không cần thiết phải phẫu thuật để điều trị nhằm tránh rủi ro, bệnh nhân vẫn nên tiếp tục theo dõi bệnh và áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà.
Bệnh cần phải mổ khi:
-
Gây đau tức vùng bẹn, làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng lao động.
-
Giãn tĩnh mạch thừng tinh kèm theo teo tinh hoàn.
-
Bệnh có thể gây vô sinh mà nguyên nhân chưa rõ.
-
Giãn tĩnh mạch thừng tinh kèm theo kết quả tinh dịch không bình thường.
Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp điều trị hiệu quả nhất
Dù hiện nay đã có các phương pháp mổ hiện đại nhưng mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn có một số rủi ro nhất định. Vì vậy, nếu bệnh không gây ra triệu chứng hoặc không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định phẫu thuật.
3. Các phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Mổ là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh hiệu quả nhất. Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh như: phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật nội soi, vi phẫu. Nguyên tắc điều trị chung của các phương pháp này là:
-
Cắt và thắt hai đầu tĩnh mạch tinh, làm xẹp hết máu đọng ở phần tĩnh mạch ngoại vi.
-
Không làm thương tổn động mạch tinh, bạch mạch.
-
Mục đích của phẫu thuật là thắt tĩnh mạch tinh nhằm tránh trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh.
3.1. Phẫu thuật truyền thống
Đây là phương pháp phẫu thuật ít phức tạp nhất, đường mổ có thể lựa chọn qua bìu hoặc bẹn. Tuy đơn giản song phẫu thuật truyền thống thường có tỉ lệ tái phát cao, bệnh nhân phải điều trị kéo dài nên hiện nay đã không còn áp dụng phổ biến.
3.2. Phương pháp gây nghẽn mạch có chọn lọc qua da
Đây là phương pháp mổ mở, bác sĩ sẽ can thiệp để loại bỏ búi tĩnh mạch thừng tinh. Các báo cáo cho thấy phương pháp này có thể tránh được tổn thương động mạch tinh và tràn dịch màng tinh hoàn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tiến hành được thủ thuật. Ở người trưởng thành, tỉ lệ tái phát đạt từ 7 - 33%, nếu mổ ở trẻ em thì nguy cơ tái phát cao hơn (15- 45%).
Vẫn có tỉ lệ tái phát sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
3.3. Vi phẫu thuật
Vi phẫu hiện đã được áp dụng rộng rãi để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh và đem lại hiệu quả cao, tránh được các biến chứng thường gặp của phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh là tràn dịch màng tinh hoàn, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ.
3.4. Phẫu thuật nội soi
Đây là phương pháp thay thế cho phẫu thuật mổ cổ điển và tỷ lệ thành công tương tự. Hạn chế của phương pháp điều trị này là nguy cơ biến chứng cao và tốn kém cho phải dùng nhiều dụng cụ nội soi. Do đó, điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng phẫu thuật nội soi hiện ít được áp dụng trên thế giới.
Dù mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh theo phương pháp nào thì đây cũng là phẫu thuật tương đối khó, tỉ lệ tái phát cao nên bác sĩ cần được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Cùng với đó là trang thiết bị phục vụ phẫu thuật hiện đại, độ chính xác cao.
Bệnh nhân sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ xử lý khu vực bị bệnh, bảo toàn hệ thống mạch máu, ống dẫn tinh ở cơ quan sinh dục nên vẫn có khả năng có con. Tuy nhiên một số trường hợp, phẫu thuật xâm lấn làm ảnh hưởng đến những bộ phận sinh dục này, cản trở đường di chuyển của tinh trùng cũng như khả năng sinh sản. Đây là những rủi ro cần được phòng ngừa và hạn chế tối đa.
Nam giới vẫn có khả năng sinh con sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Để đạt hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro, việc chọn cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hiện đại và các bác sĩ có kinh nghiệm là rất quan trọng.