Bài thi IELTS Speaking Part 1 được xem là phần thi tương đối dễ vì những chủ đề được đưa ra khá quen thuộc trong ngữ cảnh đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, những câu trả lời của thí sinh ở phần thi này không chỉ dừng ở một câu trả lời trực tiếp mà luôn yêu cầu thí sinh phải mở rộng thêm. Điều này luôn là một trở ngại đối với nhiều thí sinh bởi vì thói quen trả lời ngắn gọn dựa theo cấu trúc câu hỏi và thiếu ý tưởng khi trình bày. Bài viết giới thiệu 4 cách để thí sinh có thể mở rộng thêm câu trả lời của trong IELTS Speaking Part 1. Việc bỏ túi các cách triển khai ý tưởng bổ sung sẽ giúp thí sinh dễ dàng hơn trong việc mở rộng câu trả lời một cách tự nhiên vừa có một bố cục nhất định trong phần thi này.
Key takeaways:
Part 1 là phần thi đầu tiên trong 3 phần thi của IELTS Speaking. Phần thi này sẽ tập trung vào khả năng giao tiếp hằng ngày qua những chủ đề quen thuộc trong đời sống của thí sinh.
Việc mở rộng câu trả lời trong IELTS Speaking Part 1 sẽ giúp thí sinh tránh những câu trả lời không rõ nghĩa. Ngoài ra, điều này còn giúp giám khảo có đủ tư liệu để có thể chấm điểm và đánh giá phần thi nói của thí sinh.
Các cách triển khai thêm ý tưởng có thể sử dụng trong IELTS Speaking part 1
Áp dụng phương pháp 5W1H
Nêu cảm nghĩ và đưa ra cảm xúc cá nhân
Đưa ra ví dụ cụ thể
Đưa ra thông tin trong quá khứ hoặc tương lai
Giới thiệu về IELTS Speaking Part 1
Vì là chủ đề quen thuộc và hầu hết mang tính cá nhân, thí sinh không cần sử dụng văn phong hùng biện hay học thuật vào bài thi Speaking part 1. Thay vào đó, thí sinh nên thoải mái và trả lời đặt trọng tâm về quan điểm và ý kiến của bản thân.
Tại sao cần mở rộng phạm vi câu trả lời trong IELTS Speaking Part 1
Ngoài ra, việc triển khai thêm ý tưởng trong phần thi này sẽ tạo cơ hội để thí sinh sử dụng được đa dạng, linh hoạt từ vựng liên quan đến chủ đề và các cấu trúc câu. Đây là những đặc điểm có trong tiêu chí Lexical Resource (vốn từ vựng) và Grammatical range and accuracy (Sự đa dạng và chính xác của các điểm ngữ pháp). Vì vậy, việc đưa thêm ý tưởng để mở rộng câu trả lời sẽ giúp giám khảo có đủ tư liệu để có thể chấm điểm và đánh giá phần thi nói của thí sinh.
Các biện pháp mở rộng phạm vi câu trả lời trong IELTS Speaking Part 1
Trong đó, với phần Direct answer, thí sinh sẽ đưa câu trả lời trực tiếp của bản thân về vấn đề, sự vật vừa được hỏi. Và với phần Additional information, thí sinh sẽ đưa ra những thông tin bổ sung để mở rộng câu trả lời của mình.
Việc áp dụng cấu trúc trên sẽ khiến phần trả lời của thí sinh có bố cục hơn và giúp thí sinh có mạch ý tưởng nhất định chứ không phải nghĩ gì nói đó. Đồng thời, giám khảo cũng sẽ dễ dàng hiểu được ý tưởng của thí sinh. Cấu trúc trên cũng sẽ làm câu trả lời của thí sinh được mở rộng một cách tự nhiên.
Có rất nhiều cách để thí sinh có thể mở rộng câu trả lời thông qua các thông tin bổ sung, dưới đây sẽ là một vài đề xuất để thí sinh có thể triển khai thêm ý tưởng trong phần thi này.
Sử dụng phương pháp 5W1H
Trong đó, phương pháp 5W1H là được viết tắt cho những từ để hỏi trong tiếng Anh: What, When, Where, Why, Who và How. Việc mở rộng thông tin sẽ phải thông qua việc trả lời những câu hỏi của những từ trên.
What (Cái gì): giúp xác định, mô tả được vấn đề hoặc tình huống muốn nói đến. Các câu hỏi minh họa cho câu hỏi What có thể bao gồm:
- What is the problem/situation/…? (Vấn đề/tình huống/… là gì?)
- What does the problem/situation/… include? (Vấn đề/tình huống/… bao gồm những gì?)
When (Khi nào): đề cập đến thời gian xảy ra vấn đề hoặc tình huống. Câu hỏi minh họa cho câu hỏi When có thể bao gồm:
- When did the problem/situation/… happen? (Vấn đề/ tình huống/… xảy ra khi nào?)
Where (Ở đâu): xác định thêm về địa điểm. Câu hỏi minh họa cho câu hỏi Where có thể bao gồm:
- Where did the problem/situation/… happen? (Vấn đề/ tình huống/… xảy ra ở đâu?)
Who (Ai): xác định những người có thể có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề, tình huống mà thí sinh đang nói tới. Câu hỏi minh họa cho câu hỏi Who có thể bao gồm:
- Who was involved in the problem/situation/…? (Ai có liên quan tới vấn đề/tình huống/… ?)
- Who was affected by the problem/situation/…? (Ai bị ảnh hưởng bởi vấn đề/tình huống/… này?)
Why (Tại sao): xác định được những vấn đề sâu hơn như nguyên nhân vì sao vấn đề lại xảy ra, động cơ hoặc sự biện minh cho lý do đằng sau của vấn đề. Câu hỏi có thể bao gồm:
- Why did the problem/situation/… happen? (Tại sao vấn đề/tình huống/… xảy ra?)
- Why did the problem/situation/… happen like this? (Tại sao vấn đề/tình huống/… diễn ra như vậy?)
How (Như thế nào): xác định vấn đề diễn ra như thế nào.Câu hỏi có thể bao gồm:
- How did the problem/situation/… happen? (Vấn đề/tình huống/… diễn ra như thế nào?)
Thí sinh có thể chọn 1-2 câu hỏi dựa trên phương pháp 5W1H trên sao cho phù hợp với ý tưởng và câu trả lời trực tiếp trước đó, không cần phải gượng ép các ý diễn đạt phải theo thứ tự của câu hỏi hoặc đáp ứng đủ tất cả các câu hỏi trong công thức.
Ví dụ: Do you like to travel by car?
Direct Answer: Definitely not.
Additional information: Thí sinh sẽ dựa vào công thức 5W1H và lựa chọn các câu hỏi phù hợp ý tưởng vừa đưa ra ở câu trả lời trực tiếp.
- (Why) I have an intense dislike of traveling by car because of my horrible carsickness.
- (How) Whenever I get into a car, I immediately feel queasy and sick to my stomach. I have tried many things, such as lying back and closing my eyes, to ease the symptoms but it’s not working.
Qua việc trả lời 2 câu hỏi Why (tại sao) và How (như thế nào), thí sinh đã có thể triển khai được thêm ý dựa trên câu trả lời trực tiếp.
Thí sinh sẽ có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi như sau:
A: Definitely not. I have an intense dislike of traveling by car because of my horrible carsickness. Whenever I get into a car, I immediately feel queasy and sick to my stomach. I have tried many things, such as lying back and closing my eyes, to ease the symptoms but it’s not working.
(Dịch: Chắc chắn là không. Tôi cực kỳ ghét đi du lịch bằng ô tô vì chứng say xe kinh khủng của mình. Bất cứ khi nào tôi lên xe, tôi ngay lập tức cảm thấy nôn nao và khó chịu trong bụng. Tôi đã thử nhiều cách, chẳng hạn như nằm ngửa và nhắm mắt để giảm bớt các triệu chứng nhưng không hiệu quả.)
Phát biểu ý kiến và thể hiện cảm xúc cá nhân
Một cách khác để thí sinh có thể triển khai thêm ý trong phần trả lời IELTS Speaking Part 1 của mình là nêu cảm nghĩ và đưa ra cảm xúc của bản thân. Sau khi đưa ra cảm xúc về sự vật, sự việc hoặc đối tượng được hỏi, thí sinh có thể giải thích rõ hơn tại sao bản thân lại có cảm xúc, suy nghĩ đó.
Ví dụ: What is your favorite festival of the year?
Direct Answer: Definitely Christmas.
Additional information: Tiếp tục triển khai thêm ý tưởng qua việc đưa ra cảm xúc, suy nghĩ cá nhân đồng thời đưa ra lời giải thích.
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ cá nhân: I have a particular liking for this festival because everything is so jolly and festive.
- Giải thích vì sao thí sinh có cảm xúc, suy nghĩ đó: Everywhere is aesthetically decorated with red ribbons, shining ornaments and colored lights. Not to mention, people can even get in the spirit and sing their hearts out with Christmas tunes and carols.
Thí sinh sẽ có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi như sau:
A: Definitely Christmas. I have a particular liking for this festival because everything is so jolly and festive. Everywhere is aesthetically decorated with red ribbons, shining ornaments and colored lights. Not to mention, people can even get in the spirit and sing their hearts out with Christmas tunes and carols.
(Dịch: Chắc chắn là Giáng sinh. Tôi đặc biệt thích lễ hội này vì mọi thứ của nó đều vui tươi và mang không khí lễ hội. Mọi nơi đều được trang trí một cách đẹp mắt với những dải ruy băng đỏ, đồ trang trí rực rỡ và đèn nhiều màu. Chưa kể, mọi người thậm chí có thể lên tinh thần và hát hết mình qua những giai điệu và bài hát mừng Giáng sinh.)
Minh họa bằng ví dụ thực tế
Một cách khác để giúp thí sinh có thể triển khai thêm thông tin ở IELTS Speaking Part 1 là đưa ra ví dụ thực tế. Việc đưa ví dụ thực tế không chỉ giúp ý tưởng của thí sinh được mở rộng mà còn là cách hữu hiệu để nói về một chủ đề mà không bị lạc đề.
Ví dụ: Do you usually read the news online?
Direct Answer: Actually, I don’t because I find it not really informative.
Additional information: Đưa ra ví dụ thực tế về các bài báo online.
They have a variety of news about celebrities’ lifestyles but not enough information related to the pandemic or the vaccinations, which are the two pressing issues now.
Thí sinh sẽ có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi như sau:
A: Actually, I don’t because I find it not really informative. They have a variety of news about celebrities’ lifestyles but not enough information related to the pandemic or the vaccinations, which are the two pressing issues now.
(Dịch: Thành thật mà nói, tôi không thấy các bài báo online có nhiều thông tin bổ ích. Ví dụ, họ có nhiều tin tức về lối sống của những người nổi tiếng nhưng không có đủ thông tin liên quan đến đại dịch hoặc việc tiêm chủng -hai vấn đề cấp bách hiện nay.)
Đưa ra thông tin trong quá khứ hoặc tương lai
Ngoài ra, thí sinh cũng có thể đưa ra những thông tin về quá khứ hoặc tương lai để có thể so sánh với thời điểm hiện tại hoặc làm rõ thêm ý đã diễn đạt. Đây cũng là một cách hiệu quả để thí sinh vừa có thể triển khai ý tưởng vừa đảm bảo không bị lạc đề.
Ví dụ: Do you like science?
Direct answer: Honestly, I don’t!
Additional information: Áp dụng việc đưa ra thông tin trong quá khứ và so sánh với thời điểm hiện tại.
- Thông tin ở quá khứ: When I was in high school, I had tried very hard to learn science but every time I flicked through the textbook, it was all Greek to me.
- So sánh với thời điểm hiện tại: Even though I’ve known that this subject has a specific role in our lives and helps people answer the great mysteries of the universe, I still can’t stand it.
Thí sinh sẽ có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi như sau:
Honestly, I don’t! When I was in high school, I had put in a lot of effort to grasp science concepts but every time I opened the textbook, it seemed like a foreign language to me. Despite understanding its importance in our daily lives and its role in unraveling the universe's mysteries, I couldn't develop an affinity for it.
(Dịch: Thành thật mà nói, tôi không thích khoa học! Khi còn học phổ thông, tôi đã rất nỗ lực để hiểu các khái niệm khoa học nhưng mỗi khi tôi mở sách giáo khoa, nó dường như là một ngôn ngữ lạ đối với tôi. Mặc dù hiểu được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hàng ngày và vai trò của nó trong việc giải mã những bí ẩn của vũ trụ, nhưng tôi vẫn không thể phát triển tình cảm với nó.)