Nho là loại trái cây có hương vị đặc biệt mà nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng có 4 loại thực phẩm 'không hợp' tuyệt đối không nên ăn chung với quả nho.
Là một trong những loại trái cây có lợi cho sức khỏe, nho không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Tuy vậy, không nên kết hợp ăn nho cùng với 4 loại thực phẩm này.
4 thực phẩm 'không hợp' tuyệt đối không nên ăn chung với quả nho
Sữa đặc
Dẫn đầu trong danh sách 'tứ không hợp' khi ăn cùng nho, sữa đặc có hàm lượng protein cao, cần thiết và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn ăn nho rồi lại uống sữa đặc, sẽ không tốt cho sức khỏe.
Không nên kết hợp ăn nho với sữa đặcTrong nho còn chứa axit tartaric, axit malic, axit citric và cả vitamin C. Khi protein trong sữa tiếp xúc với các axit này, có thể gây kết tủa, thậm chí cả vitamin C. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên chờ ít nhất 1 tiếng sau khi uống sữa mới ăn nho.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên chờ ít nhất 1 tiếng sau khi uống sữa mới ăn nho.
Hạn chế sử dụng nhân sâm cùng với nho
Nhân sâm là một loại dược liệu quý có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quả nho cũng chứa axit tannic, một loại polyphenolic, có thể phản ứng với protein trong nhân sâm và làm thay đổi cấu trúc của nó. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả của nhân sâm mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.
Không nên kết hợp dùng nhân sâm cùng với nhoAxit tannic trong nho có thể phản ứng với protein trong hải sản, gây kết tủa và làm thay đổi cấu trúc của chúng. Điều này có thể làm giảm hiệu quả và gây hại cho sức khỏe.
Hạn chế sử dụng hải sản cùng với nho
Trong các loại hải sản như tôm, cá, hay cua biển đều chứa nhiều protein. Nếu bạn ăn hải sản xong và sau đó thưởng thức nho, không tốt cho sức khỏe.
Protein trong hải sản dễ kết tủa khi tiếp xúc với axit trong nhoNho chứa axit tannic có thể phản ứng với protein trong thức phẩm, gây kết tủa và giảm giá trị dinh dưỡng của protein. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Thận trọng khi sử dụng thực phẩm giàu kali
Kali là một hoạt chất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng quá mức có thể gây ra các biến chứng như co thắt đường tiêu hóa, tăng nồng độ kali trong máu dẫn đến các vấn đề như đầy bụng, tiêu chảy, thậm chí là rối loạn nhịp tim.
Nồng độ kali trong máu tăng cao có thể gây ra các vấn đề như đầy bụng hoặc tiêu chảyVì vậy, nếu bạn đã tiêu thụ các loại thực phẩm giàu kali như tảo, rong biển, chuối, hạnh nhân và đậu, hãy chờ ít nhất hai hoặc ba tiếng trước khi ăn nho để đảm bảo sức khỏe.
Một số điều cần lưu ý khi ăn nho
Nho chứa nhiều đường
Nho có hàm lượng đường caoSau khi ăn nho, nên súc miệng để loại bỏ các phần của nho như vỏ, cùi và các chất khác có thể bám vào răng và gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Nên ăn cả vỏ khi ăn nho
Khi ăn nho, hãy ăn cả vỏVỏ của nho có chứa nhiều hoạt chất, như resveratrol, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường khả năng chống lại bệnh ung thư.
Vỏ nho chứa nhiều polyphenol, giúp duy trì sức khỏe tim mạch và flavonoid, giảm huyết áp và cholesterol.
Chuyên gia khuyên rằng bạn nên ăn cả quả nho từ vỏ đến hạt để hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng. Nhớ rửa sạch nho để loại bỏ bụi bẩn và thuốc trừ sâu trước khi ăn!
Rửa sạch nho bằng nước muối loãng
Hãy rửa sạch nho bằng nước muối loãngTrong quá trình trồng nho, người nông dân thường sử dụng hóa chất trừ sâu để bảo vệ cây trái. Dù đã được sơ chế và rửa sạch trước khi bán nhưng nên rửa lại bằng nước muối để đảm bảo an toàn.
Cấu trúc chùm của nho không thể làm sạch hết các hóa chất từ thuốc trừ sâu, vì vậy việc rửa nho bằng nước muối rất quan trọng.
Không nên uống nước ngay sau khi ăn nho
Không nên uống nước ngay sau khi ăn nho
Uống nước ngay sau khi ăn nho có thể làm loãng axit trong dạ dày và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất.Việc uống nước ngay sau khi ăn nho có thể làm tăng nhu động ruột và gây ra tiêu chảy.
Nên tránh uống nước ngay sau khi ăn nho, chờ ít nhất nửa tiếng và nên sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh hoặc nóng.
Tốt nhất là ăn nho vừa đủ
Nho chứa nhiều đường, đặc biệt là glucose và fructose, dễ gây tăng cân và béo phì nếu ăn quá nhiều.
Ăn nho nhiều có thể dẫn đến tăng cân và béo phì do hàm lượng đường caoNgày qua ngày, việc tích tụ cân nặng sẽ dẫn đến béo phì và làm da lão hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích những người khỏe mạnh chỉ nên ăn khoảng 200g nho mỗi ngày.
Bệnh nhân mắc tiểu đường không nên tiêu thụ nho.
Vì nho chứa lượng đường glucose và fructose cao, nên nó không được khuyến khích cho bệnh nhân đang điều trị tiểu đường.
Việc ăn quá nhiều nho có thể dẫn đến tăng đường huyết ở người mắc tiểu đường.Nếu người mắc tiểu đường ăn quá nhiều nho, đường huyết có thể tăng cao, gây khó khăn trong điều trị bệnh.
Theo báo cáo từ Viện Tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Thận Quốc gia Mỹ, người mắc tiểu đường và bệnh thận mãn tính cần phải cẩn trọng khi tiêu thụ nho.
Người bị táo bón nên tránh ăn nho.
Trong trường hợp cơ thể bạn đang gặp vấn đề táo bón, hạn chế ăn nho là điều quan trọng vì chúng có thể làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Không nên tiêu thụ nho khi cơ thể đang gặp vấn đề táo bón.Thay vì nhâm nhi quả nho khi gặp tình trạng táo bón, bạn nên tập trung vào việc uống nhiều nước và tiêu thụ nhiều rau xanh để cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể.
Những người có vấn đề về dạ dày hoặc tiền sử bệnh dạ dày nên tránh ăn nho.
Nho chứa nhiều axit có thể kích thích dạ dày, đặc biệt là axit malic và axit tartaric.Nếu bạn có vấn đề về dạ dày, hạn chế ăn quá nhiều nho mỗi lần để tránh làm tình trạng tệ hơn.
Trên đây là một số lưu ý về việc ăn nho, hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để thưởng thức quả nho một cách an toàn và hiệu quả.
Nguồn: Trí thức trẻ - Tổ Quốc Online