http error 404 hoặc 404 error là một trong những lỗi phổ biến trên các trang web. Cách sửa chúng không quá phức tạp. Mời bạn tham khảo hướng dẫn sửa lỗi 404 not found dưới đây.
Internet đã thực sự mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cuộc sống của chúng ta. Nó là cầu nối giữa bạn và kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Bạn có thể tìm kiếm mọi thông tin bạn cần thông qua trình duyệt web, thậm chí thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim trực tuyến trên YouTube. Ngoài ra, bạn còn có thể tải về nhiều phần mềm hữu ích cho công việc và học tập qua trình duyệt web. Thực sự, Internet đang đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Tuy nhiên, không có gì hoàn hảo. Đôi khi, Internet cũng gặp sự cố. Nếu bạn lướt web thường xuyên, chắc chắn bạn đã gặp phải tình trạng không thể truy cập một số trang và nhận được các thông báo lỗi khác nhau như http status 404 – not found. Đây là một trong những mã lỗi web phổ biến nhất trên Internet. Mã lỗi này có nhiều phiên bản khác nhau, vì vậy bạn cần phải nhớ chúng để có phương án xử lý phù hợp.
Dưới đây là những phương pháp đơn giản nhất để sửa lỗi 404 - file or directory not found.
Lỗi 404 Not Found là gì?
Lỗi 404 là một mã trạng thái HTTP tiêu chuẩn. Thông báo này được máy chủ web hiện đang online gửi đến trình duyệt qua truy vấn HTTP. Trình duyệt sau đó sẽ hiển thị lỗi này.
Thực tế, các liên kết không dẫn đến trang web cụ thể được gọi là liên kết chết hoặc liên kết hỏng. Mã trạng thái HTTP 404 thường được hiển thị dưới dạng: error 404, HTTP 404 hoặc 404 code…
Gợi ý: Bạn có thể dùng các công cụ như DeadLinkChecker.com và ATOMSEO để tìm và sửa lỗi 404 trên trang web.
Dưới đây là một số thông báo lỗi HTTP 404 Error mà các trang web thường sử dụng:
- 404 Error
- 404 Not Found
- Error 404
- The requested URL [URL] was not found on this server
- HTTP 404
- Error 404 Not Found
- 404 File or Directory Not Found
- HTTP 404 Not Found
- 404 Page Not Found
Thông báo lỗi 404 Not Found có thể xuất hiện trên mọi trình duyệt và hệ điều hành. Hầu hết các lỗi 404 được hiển thị trong cửa sổ trình duyệt web của trang web mà bạn đang truy cập.
Trong Internet Explorer
Người dùng có thể gặp lỗi 404 khi mở đường dẫn thông qua các ứng dụng Microsoft Office, khi đó thông báo sẽ là The Internet site reports that the item you requested could not be found (HTTP/1.0 404) trong các chương trình MS Office.
Khi Windows Update gặp lỗi 404, nó sẽ xuất hiện dưới dạng mã 0x80244019 hoặc thông báo WU_E_PT_HTTP_STATUS_NOT_FOUND.
Nguyên nhân gây ra lỗi HTTP 404 Error
Về mặt kỹ thuật, lỗi 404 thường xảy ra do phía người dùng, có thể do bạn nhập sai địa chỉ URL hoặc trang web đã được chuyển đến tên miền mới mà bạn không biết.
1 khả năng khác là khi website đã chuyển đến một trang hoặc tài nguyên mới nhưng không tự động chuyển hướng từ URL cũ sang mới. Khi gặp lỗi này, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi 404 thay vì được tự động chuyển sang trang mới.
Lưu ý: Máy chủ web Microsoft IIS sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lỗi 404 Not Found bằng cách thêm hậu tố đằng sau lỗi 404, như HTTP Error 404.3 - Not Found, có nghĩa là hạn chế loại MIME.
Cách sửa lỗi 404 Not Found
Tải lại trang
Tải lại trang web bằng cách nhấn nút F5 trên bàn phím, nhấn nút Refresh/Reload trên trình duyệt (biểu tượng mũi tên quay tròn) hoặc đặt trỏ chuột vào URL trên thanh địa chỉ rồi nhấn Enter. Đây là cách đơn giản nhất để sửa lỗi 404 vì đôi khi lỗi này xuất hiện mà thực tế website không có vấn đề gì, vẫn hoạt động bình thường. Thao tác Refresh trang sẽ tải lại trang và mở trang bình thường.
Kiểm tra lỗi trên URL
Lỗi 404 Not Found thường xảy ra khi nhập sai URL hoặc liên kết từ trang khác bị sai.
Sửa lại URL
Đối với đường dẫn dài có nhiều danh mục, bạn có thể cắt bớt phần sau cho đến khi tìm được trang web. Ví dụ như địa chỉ www.web.com/a/b/c.htm gặp lỗi 404, bạn có thể thay thế bằng www.web.com/a/b/, thậm chí là www.web.com/a/ nếu cần. Thao tác này sẽ sửa được lỗi Page Not Found hoặc ít nhất là giúp bạn xác nhận rằng URL là chính xác.
Mẹo nhỏ: Nếu bạn cắt bớt các danh mục trên URL và truy cập được vào trang chủ nhưng không tìm thấy danh mục cần, hãy dùng công cụ Tìm kiếm trên Trang chủ. Nếu trang không có ô tìm kiếm, hãy điều hướng đến trang bạn muốn bằng menu danh mục trên website.
Tìm kiếm trang bằng công cụ tìm kiếm
Trong trường hợp nhập sai URL vì quên địa chỉ chính xác của trang web, hãy sử dụng các công cụ tìm kiếm như Tìm kiếm Google hoặc Tìm kiếm Bing. Khi tìm được trang cần, đừng quên đánh dấu lại để tránh gặp lỗi HTTP 404 sau này.
Xóa cache trình duyệt
Ví dụ, nếu bạn đã truy cập URL thành công trên điện thoại nhưng không thể trên máy tính bảng, hãy xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt của máy tính bảng. Thậm chí, bạn cũng nên xóa cookie nếu việc xóa cache không giải quyết được vấn đề.
Thay đổi máy chủ DNS
Thay đổi DNS trên máy tính nếu tất cả trang web đều báo lỗi 404, đặc biệt là khi bạn có thể truy cập được từ điện thoại hoặc từ các thành phố khác.
Lỗi 404 không phổ biến trên toàn bộ website trừ khi ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) hoặc chính phủ chặn truy cập vào trang web này. Nếu gặp trường hợp này, bạn chỉ có thể đổi DNS.
Ghé thăm Internet Archive
Nếu bạn biết trang bạn đang tìm đã từng tồn tại, bạn có thể tìm thấy một bản sao của nó qua kho lưu trữ trên Internet. Internet Archive chứa hàng tỷ trang web theo dõi theo thời gian. Nếu trang bạn đang tìm đã từng phổ biến, có thể nó vẫn được bảo toàn.
Về cơ bản, bạn chỉ cần truy cập Internet Archive, nhập URL cần tìm vào trường tìm kiếm. Tại đây, bạn có thể chọn một ngày để xem liệu có một bản snapshot của trang web được lưu trong ngày đó không.
Nghiên cứu về trang web
Nếu bạn đã thử tất cả các mẹo trên nhưng vẫn gặp phải lỗi status 404, điều đó có nghĩa trang bạn đang tìm kiếm không tồn tại. Nó có thể đã bị xóa hoặc đổi tên. Trong trường hợp sau, bạn có thể truy cập trang bằng cách tìm tên mới của nó.
Tùy thuộc vào cách thiết kế của trang web, bạn có một số cách để làm điều này:
- Nếu có thanh tìm kiếm, hãy thử tìm kiếm trên đó trước.
- Nếu tất cả các trang được phân loại vào các danh mục khác nhau, bạn có thể muốn kiểm tra thư mục gần nhất với thông tin bạn đang tìm kiếm.
- Nếu URL bao gồm nội dung giống như một phân mục, bạn có thể lên cao hơn một cấp. Ví dụ, nếu URL là: website-name.com/section1/section2/missing-page. Trong trường hợp này, bạn nên thử: website-name.com/section1/ và website-name.com/section1/section2/.
Liên hệ với chủ sở hữu trang web
Nếu tất cả các phương pháp trên không khắc phục được lỗi 404 Page Not Found và bạn thực sự muốn truy cập trang web đó, hãy thử liên hệ với chủ sở hữu. Có thể họ chưa biết trang đang gặp sự cố. Phản hồi của bạn sẽ luôn hữu ích cho họ.
Tác động của lỗi 404 error đến thứ hạng trang web như thế nào?
Khi truy cập một trang web để tìm thông tin nhưng gặp lỗi http error 404, hầu hết mọi người sẽ đóng tab và chuyển sang trang khác. Điều này khiến thời gian người dùng ở lại trang ít đi. Nếu lỗi tồn tại lâu, các trang đó sẽ không nhận được phản hồi tích cực từ người dùng.
Thuật toán của các công cụ tìm kiếm quan sát hành vi của người dùng trên web, trong đó thời gian trực tuyến trên trang đóng vai trò quan trọng trong xếp hạng. Và mã lỗi HTTP 404 là một trong những yếu tố gây thất vọng nhất.
Ngoài việc tạo ra ấn tượng tiêu cực, tỷ lệ thoát cao do các liên kết hỏng cũng ảnh hưởng đến SEO. SEMrush đã phát hiện rằng tỷ lệ thoát đứng thứ 4 trong số các yếu tố quyết định thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Khi một người dùng truy cập trang web và rời đi mà không nhấp vào bất kỳ thứ gì, điều này là dấu hiệu cho Google biết rằng kết quả họ nhận được không phù hợp. Do đó, trang web đó sẽ được đánh giá thấp hơn trên công cụ tìm kiếm. Vì vậy, nếu bạn là chủ sở hữu của một trang web, tốt nhất là bạn không nên để lỗi 404 xảy ra quá thường xuyên và cần khắc phục nó sớm nhất có thể.
Thông báo lỗi tương tự 404 - tập tin hoặc thư mục không được tìm thấy
Một số thông báo lỗi từ phía client liên quan đến lỗi 404 Not Found bao gồm 400 Bad Request, 401 Unauthorized, 403 Forbidden và 408 Request Timeout. Ngoài ra, một số mã trạng thái HTTP từ phía server cũng tồn tại như lỗi 500 Internal Server Error. Dưới đây là một số lỗi phổ biến khác trên web:
Lỗi 401 - Truy cập không được ủy quyền
Lỗi 401 đề cập đến việc bạn cần xác thực quyền truy cập vào trang nhưng hiện chưa có. Thường xảy ra khi bạn cần phải đăng nhập vào trang web để xem một số dữ liệu nhưng chưa được cấp quyền. Nếu gặp lỗi 401, hãy thử trở lại trang chủ và đăng nhập lại.
Lỗi 403
Lỗi này xuất hiện khi bạn đã thực hiện một truy vấn hợp lệ nhưng máy chủ không đáp ứng do bạn không có quyền truy cập. Lỗi 403 khác với lỗi 404.
401 cung cấp thông báo cho bạn biết rằng việc xác thực chưa thể thực hiện vì bạn chưa đăng nhập. Trong khi đó, lỗi 403 biết bạn là ai nhưng không cho phép bạn truy cập trang. Thông thường, điều này gợi ý một vấn đề bảo mật và yêu cầu sự can thiệp từ quản trị viên để cấp quyền.
Lỗi 504
Lỗi 504 thông báo “gateway timeout”. Điều này biểu thị rằng máy chủ hoặc trang web đang gặp sự cố mất kết nối. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ không thể truy cập vào trang cho đến khi vấn đề được giải quyết bởi quản trị viên. Dù bạn có thử làm mới trang nhiều lần, có lẽ bạn sẽ phải chờ đợi cho đến khi vấn đề được khắc phục.
Những câu hỏi thường gặp khi khắc phục lỗi 404
Làm thế nào để sửa lỗi 404 trên web? Nếu bạn biết các trang trên web bị liên kết hỏng, chỉ cần chuyển tới và sửa lại chúng. Nếu lỗi 404 xuất hiện do trang bị xóa, bạn có thể xem xét khôi phục hoặc chuyển hướng nó tới một nội dung mới liên quan.
Làm thế nào để khắc phục lỗi 404 trên WordPress? Trong trường hợp sử dụng WordPress, lỗi 404 thường xuất hiện do xung đột chuyển hướng hoặc vấn đề với liên kết cố định. Đơn giản, bạn chỉ cần sửa các liên kết hỏng cho từng trang hoặc bài viết riêng lẻ. Truy cập vào trang tổng quan WordPress và cập nhật cài đặt liên kết cố định nếu đó là sự cố trên toàn trang web.
Dưới đây là một số cách khắc phục lỗi 404 trên web. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.