1. Bài soạn mẫu 4 về 'Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một'
2. Bài soạn mẫu 5 về 'Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một'
Trước khi bắt đầu
Nhan đề 'Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một' gợi ý rằng văn bản sẽ cung cấp thông tin gì về hang Sơn Đoòng?
Gợi ý:
Nhan đề chỉ ra rằng văn bản muốn làm nổi bật những điểm độc đáo, riêng biệt của hang Sơn Đoòng.
Đọc văn bản
Câu 1. Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản mang lại thông tin gì cho bạn? Cách trình bày các đề mục có điểm gì đáng chú ý?
- Nhan đề và hệ thống đề mục cho biết: hang Sơn Đoòng sở hữu những đặc điểm độc đáo.
- Các đề mục được trình bày rõ ràng và ngắn gọn.
Câu 2. Xác định dữ liệu và quan điểm của tác giả trong đoạn văn “Theo số liệu chính xác .... quả là không giới hạn!”
- Dữ liệu: “Theo số liệu chính xác… đối sánh”
- Quan điểm của tác giả: “Với kích cỡ… không giới hạn”.
Câu 3. Cụm từ “ngọc động” được hiểu như thế nào? Tác giả thể hiện cảm xúc gì với Sơn Đoòng qua việc sử dụng cụm từ này?
- Cụm từ “ngọc động” được hiểu là những viên đá hình cầu, cầu dẹt hoặc hình trứng, thường hình thành trong những ngăn “ruộng bậc thang” từ canxi…
- Tác giả bày tỏ sự yêu mến và trân trọng đối với Sơn Đoòng.
Câu 4. Tại sao du lịch mạo hiểm và khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng?
Hang Sơn Đoòng có nhiều điều bí ẩn và kỳ thú để khai thác du lịch mạo hiểm và khám phá, đồng thời giúp bảo vệ hang động.
Sau khi đọc
Câu 1. Vẽ sơ đồ tóm tắt cấu trúc của văn bản. Cấu trúc đó liên quan như thế nào đến nhan đề của văn bản?
- Cấu trúc:
- Phần 1. Từ đầu đến “lối ra ngoài”: Sơn Đoòng - Kỳ quan hàng đầu
- Phần 2. Còn lại: Phát triển bền vững cho hang động lớn nhất thế giới - Sơn Đoòng.
- Cấu trúc làm rõ nội dung của nhan đề, chứng minh Sơn Đoòng là độc nhất vô nhị.
Câu 2. Phần văn bản “Sơn Đoòng – Kỳ quan hàng đầu” trình bày dữ liệu và thông tin theo những cách nào? Dựa vào đâu bạn có thể xác định điều đó? Nhận xét về hiệu quả của các cách trình bày trong văn bản.
- Phần văn bản “Sơn Đoòng – Kỳ quan hàng đầu” trình bày dữ liệu theo trình tự thời gian và ý chính, chi tiết, dựa vào:
- Trình tự thời gian với các sự kiện được kể từ quá khứ đến hiện tại: “Sơn Đoòng được biết đến từ… 2010”
- Ý chính và chi tiết từ dữ liệu để làm sáng tỏ: Sơn Đoòng được xem là kỳ quan hàng đầu “Theo số liệu… đi ra ngoài”.
- Hiệu quả: Giúp người đọc hiểu rõ lịch sử hình thành và làm rõ thông tin, tăng tính thuyết phục của văn bản.
Câu 3. Nội dung chính của văn bản là gì? Các yếu tố hình thức của văn bản hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Giải thích.
Nội dung chính của văn bản là vẻ đẹp và sự kỳ bí độc đáo của hang Sơn Đoòng. Các yếu tố hình thức của văn bản hỗ trợ chứng minh và giải thích nội dung chính, với các ý chính và thông tin chi tiết làm rõ và chứng minh nội dung văn bản.
Câu 4. Xác định thái độ của tác giả trong văn bản và chỉ ra căn cứ xác định các thái độ đó.
Thái độ của tác giả là niềm tự hào và trân trọng vẻ đẹp của Sơn Đoòng, thể hiện qua các câu văn như:
- Sơn Đoòng được đánh giá cao vì những đặc điểm độc đáo.
- Vấn đề hiện tại là chọn cách khai thác hiệu quả mà vẫn bảo vệ “báu vật” này.
Câu 5. Tìm thông tin chính và các chi tiết trong đoạn văn: “Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt ... cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan...”. Các chi tiết này đóng vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn?
Thông tin chính là: Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là hai hố sụt.
Thông tin chi tiết gồm:
- Vòm tràn hang do...
- Ánh sáng tự nhiên từ giếng trời chiếu xuống....
- Thảm thực vật trong hố sụt đầu tiên....
- Thảm thực vật trong hố sụt thứ hai.....
- Rừng có cây cao, tán hẹp, cây ưa bóng râm.....
- Các thông tin chi tiết giải thích và chứng minh thông tin chính, tạo nền tảng cho nội dung văn bản.
Câu 6. Bạn có đồng ý với quan điểm của tác giả trong phần văn bản “Để phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng” không? Vì sao?
Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả về phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng, vì tác giả đã thể hiện đầy đủ các yếu tố cần thiết, hợp lý, vừa đúng với ý chuyên gia vừa phù hợp với thực tế.
Câu 7. Đề tài của văn bản 'Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một' có ý nghĩa gì với ngành du lịch Quảng Bình và Việt Nam? Bạn nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kỳ quan thiên nhiên?
Đề tài văn bản có ý nghĩa quan trọng với ngành du lịch Quảng Bình và Việt Nam. Sơn Đoòng là kỳ quan thiên nhiên quý giá, quảng bá và khai thác sẽ thu hút du khách, tạo nguồn thu cho địa phương và quốc gia.
Tuy nhiên, khai thác cần thực hiện trách nhiệm, bảo tồn giá trị hang động. Cần hạn chế tác động du lịch đến môi trường, bảo vệ di tích văn hóa và sinh học. Cần cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, có quy định chặt chẽ và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Tôi tin rằng với sự nỗ lực chung, chúng ta có thể khai thác và bảo tồn các kỳ quan thiên nhiên bền vững, mang lại lợi ích cho cả kinh tế và môi trường.
3. Bài viết 'Sơn Đoòng – kỳ quan độc nhất' - mẫu 1
I. Trước khi đọc.
Câu hỏi: Nhan đề ” Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một” cho thấy văn bản muốn đề cập đến thông tin gì về hang Sơn Đoòng?
Trả lời:
– Nhan đề ” Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một” cho thấy văn bản muốn đề cập đến thông tin về đặc điểm và các thông tin liên quan về chiếc hang duy nhất ở thế giới.
II. Đọc văn bản.
Câu 1: Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn? Cách trình bày các đề mục có gì đáng chú ý?
Trả lời:
– Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin về ý chính mà văn bản muốn nói đến. Cách trình bày các đề mục được in đậm và tách dòng riêng giúp người đọc dễ dàng theo dõi văn bản và hiểu được ý chính của đoạn văn nhắc đên.
Câu 2: Xác định dữ liệu và ý kiến/ quan điểm của người viết trong đoạn văn ” Theo số liệu chính xác …. quả là không giới hạn!”
Trả lời:
– Dữ liệu là từ “Theo số liệu chính xác do Công ty… đến ….12.5 triệu mét khối”
– Quan điểm của người viết: Từ “Để chuyền tải được vẻ đẹp …. đến …..không giới hạn”
Câu 3: Cụm từ ” ngọc động” được thể hiện như thế nào? Qua cách dùng cụm từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm gì với Sơn Đoòng?
Trả lời:
Cụm từ ” ngọc động” được thể hiện:
– là những viên đá hình cầu, cầu dẹt hoặc hình trứng
– thường hình thành trong những ngăn ” ruộng bậc thang” do canxi cấu thành…..
Qua cách dùng cụm từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng với Sơn Đoòng.
Câu 4: Vì sao du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng?
Trả lời:
– Vì để không tổn hại đến môi trường và môi sinh ở Hang Én và Sơn Đoòng.
III. Sau khi đọc.
Câu 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản. Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản?
Trả lời:
SƠN ĐOÒNG – THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT– Sơn Đoòng – đệ nhất kì quan– Sơn Đoòng – Hang động lớn nhất thế giới+ Được biết đến từ năm 1990.
+ Hoàn cảnh ra đời của Sơn Đoòng.
+ Đặc điểm của Sơn Đoòng.
+ DDieuf kì lạ của Sơn Đoòng.
+ Sơn Đoòng được cả thế giới đánh giá rất cao.
+ Khuyến cáo bảo vệ Sơn Đoòng.
+ Hình thức khai thác phù hợp với Sơn Đoòng.
+ Vẻ đẹp của Sơn Đoòng.
Câu 2: Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo (những) cách nào? Dựa vào đâu bạn có thể xác định được như vậy? Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong văn bản.
Trả lời:
– Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo cách trích dẫn. Dựa vào việc trình bày thông tin trích dẫn trong văn bản như: Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm hưu hãn An Thi Việt Nam ……. mà xác định được như vậy. Cách trình bày ấy trong văn bản giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn đồng thời giúp người đọc theo dõi được các số liệu về Sơn Đoòng và tìm được nguồn trích dẫn.
Câu 3: Nội dung chính của văn bản này là gì? Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Hãy lí giải.
Trả lời:
– Nội dung chính của văn bản này là vẻ đẹp và điều kì bí, độc đáo có một không hai của hang Sơn Đoòng. Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ chứng minh và giải thích, nêu được ý và nội dung cho việc biểu đạt nội dung chính. Các ý chính là các thông tin quan trọng nhất mà người đọc muốn truyền tải qua văn bản. Các thông tin cơ bản lại được hỗ trợ và làm rõ ý bởi các thông tin chi tiết từ đó chứng minh được nội dung của văn bản.
Câu 4: Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản và chỉ ra căn cứ để xác định (những) thái độ đó.
Trả lời:
– Thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản là niềm tự hào và trân trọng vẻ đẹp của Sơn Đoòng. Thái độ đó được thể hiện qua các câu văn như:
+ Chính vì những điểm đặc biệt, có một không hai nên Sơn Đoòng được thế giới đánh giá rất cao.
+ Vấn đề của Sơn Đoòng hiện nay là chọn cách khai thác nào cho hiệu quả mà vẫn bảo vệ và giữ gìn được ” báu vật” này.
Câu 5: Tìm thông tin chính và các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: “Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt … cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan…”. Các chi tiết này đóng vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn?
Trả lời:
– Thông tin chính là: .
– Thông tin chi tiết là:
+ Đây chính là vòm tràn hang do…
+ Ánh sáng tự nhiên từ các giếng trời này rơi xuống….
+ Thảm thực vật trong hố sụt thứ nhất….
+ Thảm thực vật trong hố sụt thứ hai…..
+ Rừng có cây cao, tán hẹp, cây ưa bóng râm…..
→ Các thông tin chi tiết này chứng minh và giải thích cho thông tin chính của đoạn văn, thông tin chính của đoạn văn lại dẫn chứng cho thông tin cơ bản mà người đọc muốn truyền tải từ đó chứng minh nội dung của văn bản.
Câu 6: Bạn có đồng ý với quan điểm của người viết được thể hiện ở phần văn bản “Để phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng” không? Vì sao?
Trả lời:
– Em đồng ý với quan điểm của người viết được thể hiện ở phần văn bản “Để phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng”. Vì tác giả đã thể hiện được đầy đủ các yếu tố cần thiết và biện phát tốt nhất, hợp lý, vừa đúng với ý của các chuyên gia vừa đúng với tình hình thực tế.
Câu 7: Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một có ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung? Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên?
Trả lời:
– Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một có ý nghĩa giúp người đọc biết được hoàn cảnh ra đời và biết được các đặc điểm của Sơn Đoòng và biết được các biện pháp bảo vệ và phát triển Sơn Đoòng điều đó giúp ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung có thể phát triển du lịch cũng như khai thác hợp lý việc du lịch hang Sơn Đoòng. Việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên có thể thực hiện thông qua hoạt động du lịch. Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách có cơ hội không chỉ được được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, mà còn được hiểu về giá trị các di sản văn hóa nơi mình đến du lịch. Nhiều giá trị văn hóa chỉ có thể cảm nhận được trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không thể có phim ảnh, diễn xuất nào có thể chuyển tải được. Và chỉ có du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động. Nhưng hiện nay, thông qua phương thức du lịch để bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên văn hóa dân gian cần phải được chấn chỉnh vì có nhiều nơi đã lợi dụng du lịch để khai thác tài nguyên văn hóa dân gian chỉ với yếu tố thương mại hóa, không có biện pháp bảo vệ, hoàn nguyên dẫn đến nguy cơ triệt phá di sản, mất đi giá trị đích thực của các di sản văn hóa đó.
4. Bài viết 'Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một' - mẫu 2
I. Tác giả của văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
- Tác giả gồm Ngọc Thanh, Hồng Minh, Tuyết Loan, Hồ Cúc Phương, Phan Anh, Mạnh Hà.
II. Phân tích văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
- Thể loại: Văn bản thông tin
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Trích từ http://nhandan.vn/megastory/2019/3/1, xuất bản ngày 31/1/2019.
Phương thức biểu đạt:
Văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một sử dụng phương thức thuyết minh.
Bố cục bài viết Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
Gồm: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “lớn nhất thế giới vào năm 2010” - Sơn Đoòng – hang động vĩ đại nhất
+ Phần 2: Phần còn lại – Sự phát triển bền vững của hang Sơn Đoòng.
Tóm tắt bài viết Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
- Sơn Đoòng được biết đến từ năm 1990 khi ông Hồ Khanh, một người dân Quảng Bình, phát hiện trong một chuyến đi tìm trầm. Năm 2009, Hao-ot Lim-bo cùng Hồ Khanh đã thám hiểm toàn bộ hang Sơn Đoòng, và sau đó, tạp chí National Geographic công nhận hang này là lớn nhất thế giới vào năm 2010. Nhánh chính của hang dài 4,45 km, chiều cao từ nền đến trần hang là 203 m, từ đỉnh cao nhất đến nền hang là 304 m, chiều rộng lớn nhất là 147 m và thể tích đạt 12,5 triệu mét khối. Sơn Đoòng không chỉ lớn nhất thế giới mà còn có nhiều điều kỳ lạ, đặc biệt là hai hố sụt tạo nên các “giếng trời”, tạo điều kiện cho thảm thực vật nhiệt đới phát triển. Sơn Đoòng đang đứng trước nguy cơ bị khai thác thương mại, vì vậy cần bảo vệ vẻ đẹp nguyên sơ của nó.
Giá trị nội dung:
- Văn bản ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và sự tươi đẹp của thiên nhiên đất nước, đồng thời kêu gọi bảo vệ và gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên.
Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ phong phú và sinh động.
- Dữ liệu được trình bày chính xác và khách quan.
III. Phân tích chi tiết tác phẩm Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một
- Sơn Đoòng – hang động hùng vĩ nhất
- Được phát hiện vào năm 1990.
- Nguồn gốc hình thành: khoảng 2-5 triệu năm trước.
- Đặc điểm và sự kỳ lạ của Sơn Đoòng:
+ Chiều dài nhánh chính 4,45 km, chiều cao từ nền đến trần 203 m, từ đỉnh đến nền 304 m, chiều rộng lớn nhất 147 m và thể tích 12,5 triệu mét khối.
+ Để đến Sơn Đoòng phải đi qua Hang Én, dài 1,6 km với trần cao đến 100 m, là nơi thu nước và có những hình dạng độc đáo do sự hòa tan đá vôi.
+ Sơn Đoòng có hai hố sụt tạo các “giếng trời”.
- Sự phát triển bền vững của hang Sơn Đoòng
- Sơn Đoòng được đánh giá cao toàn cầu không chỉ về vẻ đẹp mà còn về tiềm năng.
+ Thời báo Niu-Oóc đánh giá Sơn Đoòng là một trong những điểm đến hàng đầu thế giới.
- Các khuyến cáo bảo vệ vẻ đẹp hùng vĩ của hang và khai thác một cách hợp lý.
+ Sự phát triển du lịch mạnh mẽ có nguy cơ làm tăng khai thác thương mại. Chủ tịch Hội Cổ sinh – Địa tầng Việt Nam, Tạ Hòa Phương, cho rằng “hình thức du lịch mạo hiểm hiện tại là phù hợp, hiệu quả kinh tế và ít tác động đến hệ thống hang động.”
+ Chuyên gia Hao-ót Lim-bo nhấn mạnh rằng “Sơn Đoòng giữ được vẻ đẹp nguyên sơ và việc bảo tồn phụ thuộc vào người Việt Nam, từ du khách, chính quyền đến người dân địa phương.”
5. Bài viết 'Sơn Đoòng – thế giới duy nhất' - mẫu 3
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhan đề “Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một” cho thấy văn bản muốn đề cập đến thông tin gì về Sơn Đoòng.
Trả lời:
Nhan đề cho ta thấy văn bản đang muốn đề cập đến nét nổi bật đặc sắc và các thông tin liên quan về chiếc hang duy nhất thế giới – hang Sơn Đoòng.
* Trải nghiệm cùng văn bản
- Theo dõi: Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn? Cách trình bày các đề mục có gì đáng chú ý?
- Nhan đề và hệ thống đề mục cung cấp thông tin về:
+ Vẻ đẹp của Sơn Đoòng: Không chỉ đồ sộ về quy mô mà còn chứa đựng nhiều điều độc đáo.
+ Vấn đề đặt ra: khai thác sao cho hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ và giữ gìn được hang.
= > Cách trình bày: đề mục được in đậm và tách dòng, giúp cho người đọc dễ dàng theo dõi văn bản và hiểu được ý chính.
- Phân biệt dữ liệu và ý kiến/ quan điểm: Xác định dữ iệu và ý kiến/ quan điểm của người viết trong đoạn văn “Theo số liệu chính xác… quả là không giới hạn!”
- Trong đoạn văn " Theo số liệu chính xác .... quả là không giới hạn!" gồm:
- Dữ liệu: “Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam…… chiều dài nhánh chính của hang Sơn Đoòng là 4,45 km… nơi cao nhất 203 m… khoảng cách lên tới 304 m… kích thuớc đo đạc là 147m… đạt tới 12,5 triệu mét khối”.
- Ý kiến/ quan điểm của người viết: “Với kích cỡ con người chỉ bé xíu bằng một chú kiến….”
- Theo dõi: Cụm từ “ngọc động” được hiểu như thế nào? Qua cách dùng cụm từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm gì với Sơn Đoòng.
- Cụm từ “ngọc động” được hiểu là nơi hang động chứa những viên đá hình cầu, cầu dẹt hoặc hình trứng, “ngọc động” thường hình thành trong những ngăn ruộng bậc thang do canxi cấu thành.
- Từ cách sử dụng cụm từ ấy, có thể thấy tác giả dành một tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu, si mê trước vẻ đẹp của Sơn Đoòng.
- Đọc quét: Vì sao du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng.
- Vì cách khai thác du lịch phù hợp với bối cảnh hiện tại, đồng thời man lại hiệu quả kinh tế và ít tác hại đến hệ thống hang động.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Văn bản miêu tả vẻ đẹp huyền bí, độc đáo với không gian đồ sộ, vĩ đại bậc nhất thế giới của hang Sơn – Đoòng.
Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản. Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản?
Trả lời: (ảnh minh hoạ)
Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo (những) cách nào? Dựa vào đầu bạn có thể xác định được như vậy? Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong văn bản.
Trả lời:
- Phần văn bản “Sơn Đoòng - Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo cách trích dẫn.
- Dựa vào một câu văn: “Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam cung cấp….”
- Nhận xét: Giúp cho văn bản mang tính minh bạch, rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng theo dõi các số liệu về Sơn Đoòng và tìm được nguồn trích dẫn gốc, tránh tình trạng đạo văn.
Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nội dung chính của văn bản này là gì? Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Hãy lí giải.
Trả lời:
- Nội dung chính của văn bản: miêu tả vẻ đẹp huyền bí, độc đáo với không gian đồ sộ, vĩ đại bậc nhất thế giới của Sơn Đoòng.
- Các yếu tố hình thức giúp chứng minh, lý giải và bổ sung ý nghĩa cho nội dung chính được biểu đạt. Đồng thời giúp cho nội dung văn bản có tính xác thực và chính xác cao.
Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản và chỉ ra căn cứ để xác định (những) thái độ đó.
Trả lời:
- Thái độ: Tác giả thể hiện thái độ trân trọng, tự hào và tình yêu mến quê hương cũng như hang động Sơn – Đoòng.
- Thái độ được thể hiện qua một số chi tiết trong bài như: “Sơn Đoòng được thế giới đánh giá rất cao”, “Sơn Đoòng là một trong những điểm đáng đến nhất thế giới”, “thiên đường dưới lòng đất” ...
Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tìm thông tin chính và các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: “Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt ... cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan...”. Các chi tiết này đóng vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn?
Trả lời:
- Thông tin chính của đoạn văn trên là: Sơn Đoòng có hai hố sụt
- Chi tiết được trình bày:
+ “là phần vòm trần hang do những tác động khác nhau bị sập đổ, tạo nên “giếng trời”.
+ “ánh sáng tự nhiên… rọi xuống, tạo nên một thảm thực vật dày đặc, một khu rừng nhiệt đới đặc biệt không nơi nào có được”
+ “Thảm thực vật trong hố sụt thứ nhất….”
+ “Thảm thực vật trong hố sụt thứ hai….”
+ “Rừng có cả….”
→ Vai trò: Giúp cho việc lý giải và chứng minh được rõ ràng, mạch lạc và chính xác nhất.
Câu 6 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn có đồng ý với quan điểm của người viết được thể hiện ở phần văn bản “Để phát triển bền vững hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng” không? Vì sao?
Trả lời:
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm của người viết. Vì cách nhìn nhận, đặt vấn đề và đưa ra các giải pháp rất phù hợp đặc biệt là thích hợp với tình hình thực tế.
Câu 7 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một có ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung? Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên?
Trả lời:
- Ý nghĩa với ngành du lịch:
+ Giới thiệu được quá trình phát hiện ra hang Sơn- Đoòng.
+ Trình bày và giới thiệu được các nét đặc sắc về cảnh sắc thiên nhiên.
+ Trình bày và giới thiệu đến người đọc, người nghe những biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lí đối với các kì quan thiên nhiên
+ …
- Suy nghĩ về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên:
+ Thông qua những hoạt động du lịch, du khách có cơ hội tận mắt chứng kiến, hiểu hơn về những giá trị của các di sản văn hóa, tự có những trải nghiệm đặc biệt mà trên phim ảnh hay Internet không thể mang đến.
+ Trong bối cảnh khai thác dịch vụ ngày càng bị lạm dụng, chúng ta cần có cách khai thác, phát triển, bảo vệ phù hợp, khoa học để không mất đi giá trị đích thực của các di sản văn hóa đó.
+ …