Nồi nấu chậm là một sản phẩm đồ gia dụng đa năng, có thể sử dụng để nấu cháo, nấu canh, các món hầm hay hấp,... Xem ngay bài viết để biết cách nấu cháo bằng nồi nấu chậm thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho bé ăn dặm mẹ nhé!
Tìm hiểu về nồi nấu chậm
Nồi nấu chậm là sản phẩm chuyên dùng để nấu các món cháo dinh dưỡng ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, sản phẩm còn tích hợp đa dạng chức năng khác nhau như nấu canh, súp, chưng yến, nấu chè, nấu các món hấp và hầm,... cùng nhiều chế độ đặt giờ như nấu chậm, nấu nhanh hoặc giữ ấm.
Khi sử dụng nồi nấu chậm, mẹ có thể tiết kiệm thời gian để làm các công việc khác như chăm con, dọn dẹp nhà cửa,... Vì chỉ cần sơ chế và bỏ nguyên liệu vào nồi, bấm nút chế độ nấu là nồi sẽ tự động làm việc. Sau khi nấu theo thời gian đã cài đặt, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm vô cùng tiện lợi.
Nồi nấu chậm Bear 0.8 lít DDZ-A08G2
Cách sử dụng nồi nấu chậm đúng cách
Cách sử dụng nồi nấu chậm để nấu cháo rất đơn giản. Mẹ chỉ cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu, sau đó cho vào thố sứ của nồi.
- Bước 2: Đặt thố sứ vào thân nồi rồi đậy nắp.
- Bước 3: Bấm nút công tắc sao cho về chế độ 'OFF', sau đó kết nối nguồn điện.
- Bước 4: Bật nút nguồn nấu, sau đó điều chỉnh chế độ nấu theo nhu cầu và cài đặt thời gian. Nếu nấu cháo có thể tùy chỉnh hẹn giờ trong 2 - 3 giờ hoặc 6 - 8 giờ.
- Bước 5: Sau khi hết thời gian đã cài đặt, một số loại nồi có chế độ giữ ấm sẽ tự chuyển sang chế độ đó. Nếu mẹ thấy không cần thiết, có thể bấm nút 'OFF', sau đó rút phích cắm điện.
- Bước 6: Mở nắp nồi, sau đó dùng găng tay chuyên dụng để nhấc thố sứ ra khỏi nồi.
Cách sử dụng nồi nấu chậm
5 cách nấu cháo bằng nồi nấu chậm bổ dưỡng cho bé
3.1. Hướng dẫn nấu cháo cá hồi bằng nồi nấu chậm
Cá hồi là một trong những thực phẩm được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng trong thực đơn ăn dặm của bé. Trong cá hồi chứa nhiều vitamin B12, kali, sắt, vitamin D và đặc biệt là axit béo omega 3 giúp phát triển trí não.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 60 g gạo tẻ.
- 60 g phi lê cá hồi không da.
- 40 g bí đỏ.
- 20 g hạt đậu Hà Lan tươi.
- 1 muỗng cà phê hành tím băm
- 1 muỗng cà phê dầu olive.
- Một ít hành lá thái nhỏ.
- Một ít nước cốt chanh.
- Một ít muối.
Cách chế biến:
- Bước 1: Sơ chế cá hồi bằng nước cốt chanh và nước muối loãng để khử mùi tanh. Sau đó rửa cá lại với nước sạch, thấm khô rồi cắt thành hạt lựu vừa ăn cho bé.
- Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu. Đậu Hà Lan cũng rửa sạch, bóc vỏ và rửa lại lần nữa với nước sạch, sau đó để cho khô.
- Bước 3: Vo sạch phần gạo đã chuẩn bị và chắt nước, sau đó cho gạo và 600 ml nước vào thố sứ. Tiếp đến, đặt thố sứ vào thân nồi và đậy nắp, rồi đặt khay hấp lên trên và cho cá hồi, đậu Hà Lan, bí đỏ vào khay rồi đậy nắp lại.
- Bước 4: Cắm điện, bật nút khởi động nồi và chọn chế độ nấu cháo (Porridge) đồng thời cài thời gian khoảng 1,5 giờ.
- Bước 5: Sau khi nồi đã nấu được khoảng 1 giờ, mẹ lấy khay hấp đựng cá hồi, bí đỏ và đậu Hà Lan ra ngoài rồi đậy nắp để tiếp tục nấu cháo trắng thêm 30 phút. Với bí đỏ và và đậu Hà Lan, mẹ cho vào máy xay, thêm 2 muỗng canh nước để xay nhuyễn; còn cá hồi thì dùng muỗng tán nhuyễn.
- Bước 6: Bắc chảo lên bếp và bỏ dầu olive cùng hành tím băm để phi thơm. Khi hành ngả màu thì vớt ra rồi cho cá hồi vào chảo, tiếp tục đảo đều cho cá tơi ra và dậy vị rồi tắt bếp.
- Bước 7: Khi nồi đã nấu cháo xong, mẹ ấn nút tắt trên nồi và rút phích điện, dùng găng tay chuyên dụng để lấy thố sứ ra và múc cháo ra nồi nhỏ khác. Tiếp tục thêm hỗn hợp bí và đậu xay nhuyễn, cá hồi đã xào cùng 100 ml nước lọc rồi khuấy đều hỗn hợp.
- Bước 8: Bắc nồi nhỏ đó lên bếp, bật lửa nhỏ và khuấy đều đến khi cháo sôi thì tắt bếp. Cuối cùng múc cháo ra chén nhỏ, thêm ít hành lá cắt nhỏ đã chuẩn bị, sau đó để cháo nguội bớt là bé có thể thưởng thức.
Dầu oliu Kiddy ăn dặm cho bé chai 250 ml (từ 6 tháng)
3.2. Hướng dẫn nấu cháo thịt bò bằng nồi nấu chậm
Thịt bò là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin B12, kẽm, sắt,... Chính vì thế mà nhiều mẹ sử dụng thịt bò làm nguyên liệu chính cho món cháo ăn dặm của con. Cách nấu cháo thịt bò bằng nồi nấu chậm rất đơn giản như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30 g gạo tẻ.
- 80 g thịt thăn bò.
- 50 g cà rốt.
- 2 cây nấm đùi gà (khối lượng khoảng 100 g).
- 350 ml nước dùng Dashi.
- 1 muỗng cà phê dầu olive.
- 1/4 muỗng cà phê tỏi băm.
- Một ít muối và tiêu xay.
Cách chế biến:
- Bước 1: Cho gạo vào chén nhỏ, vo gạo cho sạch rồi chắt bỏ nước. Tiếp tục bỏ gạo cùng nước Dashi đã chuẩn bị vào thố sứ nồi nấu chậm, sau đó đóng nắp nồi và điều chỉnh chế độ nấu cháo rồi để cho nồi tự nấu.
- Bước 2: Thịt bò rửa qua với nước, dùng giấy thấm khô rồi băm nhỏ. Tiếp đến, bỏ thịt bò bằm vào tô nhỏ, thêm 1/2 muỗng cà phê dầu olive, 1/6 muỗng cà phê tỏi băm, một ít muối và tiêu xay rồi trộn đều nguyên liệu. Sau đó ướp thịt khoảng 10 phút.
- Bước 3: Sơ chế nấm đùi gà và cà rốt: Nấm cạo sạch đất ở gốc, rửa lại bằng nước muối loãng rồi cắt thành hạt lựu; cà rốt rửa sạch, bào vỏ và cũng cắt hạt lựu vừa ăn.
- Bước 4: Bắc chảo lên bếp, phi thơm phần tỏi băm còn lại bằng 1/2 muỗng dầu olive. Khi tỏi thơm và ngả vàng thì vớt ra rồi cho thịt bò đã ướp vào chảo xào trên lửa lớn. Đến khi thịt săn chín và chuyển màu nâu thì bỏ phần cà rốt và nấm đùi gà vào xào tiếp trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Bước 5: Mở nắp nồi nấu chậm, cho nguyên liệu đã xào vào thố sứ có cháo trắng đang nấu rồi khuấy đều. Cuối cùng đậy nắp nồi và nấu thêm khoảng 30 phút. Khi hết thời gian, mẹ rút điện rồi lấy phần thố sứ ra, múc cháo đã nấu ra chén và cho bé ăn khi cháo nguội bớt.
Dầu oliu Ajinomoto ăn dặm cho bé chai 70g (từ 7 tháng)
3.3. Hướng dẫn nấu cháo sườn bằng nồi nấu chậm
Cháo sườn là món ăn dặm phổ biến của trẻ vì độ thơm ngon và dễ chế biến. Món cháo này cung cấp một lượng protein dồi dào cùng nhiều dưỡng chất khác tốt cho sự phát triển của bé như selen, vitamin B6 và vitamin B12.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 60 g gạo tẻ.
- 20 g gạo nếp.
- 300 g sườn non.
- 1 ít hành tím, hành lá và ngò rí cắt nhỏ.
- Các loại gia vị như nước mắm, muối, tiêu xay, hạt nêm và dầu ăn.
Cách chế biến:
- Bước 1: Trộn đều phần gạo nếp và gạo tẻ rồi vo sạch với nước, sau đó chắt nước và để ráo. Bắc chảo lên bếp và rang sơ gạo trên lửa nhỏ, lưu ý đảo đều tay để không làm cháy gạo. Đảo đến khi gạo chuyển màu vàng và dậy mùi thì mẹ tắt bếp và để nguội.
- Bước 2: Rửa sạch sườn non với nước muối, sau đó trụng sơ sườn non với nước sôi trong khoảng 2 - 3 phút để loại bỏ chất bẩn và mùi hôi, rồi vớt ra và rửa lại lần nữa với nước mát. Tiếp tục ướp sườn với ít nước mắm, muối, tiêu xay, hạt nêm, hành tím rồi ướp trong 15 phút.
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp, đổ chút dầu ăn vào để phi thơm hành tím, sau đó bỏ sườn non vào xào cho săn rồi tắt bếp. Tiếp đến, mẹ đổ sườn đã xào vào phần lõi sứ nồi nấu chậm, thêm 2 lít nước và phần gạo đã rang vào rồi đậy nắp.
- Bước 4: Cắm điện và bật nút khởi động nồi nấu chậm, chọn chế độ nấu và thời gian phù hợp và chờ đến khi cháo nấu xong.
- Bước 5: Khi hết thời gian, mẹ ấn nút tắt và rút phích điện, sau đó dùng găng tay chuyên dụng để lấy lõi sứ ra khỏi nồi. Múc cháo ra chén nhỏ, thêm ít hành lá và ngò rí cắt nhỏ. Phần thịt sườn lúc này cũng đã nhừ, nhưng nếu bé chưa ăn được thì mẹ nên gỡ lấy phần thịt sườn và xay nhỏ.
Nước mắm Lê Gia ăn dặm cho bé chai 200 ml (từ 6 tháng)
3.4. Hướng dẫn nấu cháo gà hạt sen bằng nồi nấu chậm
Cháo gà hạt sen cũng là một trong những món cháo được nhiều mẹ thêm vào thực đơn ăn dặm cho con nhờ độ thơm ngon và dinh dưỡng. Vị bùi bùi của hạt sen kết hợp cùng thịt gà mềm sẽ khiến bé không thể chối từ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200 g gạo nếp và gạo tẻ.
- 150 g thịt gà.
- 50 g hạt sen tươi hoặc khô.
- Một ít hành lá và tía tô cắt nhỏ.
- Các loại gia vị như nước mắm, dầu ăn.
Cách chế biến:
- Bước 1: Hạt sen rửa sạch rồi để ráo nước. Bắc nồi nhỏ lên bếp để luộc hạt sen đến khi chín mềm thì vớt ra, sau đó bóc sạch vỏ và lấy tim sen.
- Bước 2: Rửa sạch thịt gà, sau đó cho vào nồi luộc đến khi chín thì vớt ra, giữ lại nước luộc để nấu cháo. Phần thịt gà mẹ xé nhỏ ra theo dạng sợi.
- Bước 3: Vo kỹ phần gạo đã chuẩn bị rồi cho gạo cùng nước luộc gà vào lõi sứ của nồi nấu chậm. Cắm điện và điều chỉnh chế độ nấu cháo cùng thời gian cài đặt là 1 tiếng 30 phút.
- Bước 4: Bắc chảo lên bếp, xào thịt gà cho săn lại và nêm một ít nước mắm. Đợi đến khi nồi nấu chậm đã nấu được 1 tiếng thì mẹ mở nắp, bỏ thịt gà đã xào cùng hạt sen đã sơ chế vào nồi để tiếp tục nấu hết 30 phút còn lại.
- Bước 5: Khi nồi nấu chậm đã chạy hết thời gian, mẹ rút phích cắm điện, tắt nồi rồi mở nắp để bỏ hành và lá tía tô vào thố cháo. Sau đó, mẹ dùng găng tay nhấc phần lõi sứ ra khỏi nồi rồi múc cháo ra tô, để cháo nguội bớt là có thể cho bé ăn.
Nước mắm Tĩn ăn dặm cho bé chai 60 ml (từ 6 tháng)
3.5. Hướng dẫn nấu cháo tim heo đậu xanh bằng nồi nấu chậm
Tim heo và đậu xanh là hai loại nguyên liệu cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, với hàm lượng vitamin và protein dồi dào. Cháo tim heo đậu xanh vừa giúp bồi bổ cơ thể, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch và là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là các bé nhỏ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 50 g gạo tẻ.
- 30 g tim heo.
- 30 g đậu xanh không vỏ.
- 20 g hành lá.
- 10 g ngò rí.
- 1 muỗng cà phê nước mắm.
- Các loại gia vị như muối, hạt nêm và tiêu xay.
Cách chế biến:
- Bước 1: Vo phần gạo đã chuẩn bị với 2 - 3 lần nước rồi chắt bỏ nước. Sau đó bỏ gạo vào tô và ngâm gạo với nước trong khoảng 30 phút để gạo nở mềm. Tiếp đến, mẹ rửa sạch phần đậu xanh không vỏ.
- Bước 2: Sơ chế tim heo bằng cách cắt đôi rồi cho vào thau sạch, thêm ít muối rồi dùng tay bóp, vò và chà nhẹ từng góc tim heo cho thật sạch, sau đó rửa lại bằng nước. Tiếp theo, mẹ cắt tim heo thành miếng và bỏ vào máy xay nhuyễn. Phần hành ngò cần nhặt và rửa sạch, sau đó cắt nhỏ.
- Bước 3: Bỏ phần đậu xanh đã rửa, gạo đã ngâm và 300 ml nước vào lõi sứ của nồi nấu chậm. Sau đó điều chỉnh chế độ và thời gian nấu trong 1 tiếng 30 phút.
- Bước 4: Sau khi nồi nấu được khoảng 30 phút, mẹ mở nắp nồi và cho tim heo xay nhuyễn, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm và 1 ít tiêu xay vào nồi rồi dùng vá khuấy đều hỗn hợp.
- Bước 5: Đóng nắp nồi và để nồi nấu trong 1 tiếng nữa để cháo chín. Sau khi hết thời gian, mẹ lấy thố sứ ra khỏi nồi, múc cháo ra tô rồi để nguội bớt và cho bé thưởng thức.
Hạt nêm Anpaso rau củ hũ 60g
Cách hẹn giờ nồi nấu chậm
Cách hẹn giờ nồi nấu chậm cũng rất đơn giản với các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho các nguyên liệu cần nấu vào lõi sứ.
- Bước 2: Nhấc lõi sứ đặt vào thân nồi rồi đậy nắp.
- Bước 3: Nhấn nút công tắc để nồi về chế độ tắt 'OFF', sau đó cắm phích điện.
- Bước 4: Bật nguồn điện của nồi rồi chọn chế độ nấu mong muốn.
- Bước 5: Bấm chỉnh nút “Preset” để cài đặt giờ cho nồi nấu chậm, màn hình sẽ hiển thị thời gian hẹn giờ cố định (thường là 2:00 giờ). Để tăng thời gian nấu, nhấn nút “+”; để giảm thời gian hẹn giờ mẹ hãy nhấn nút “-”.
Thời gian hẹn giờ nồi nấu chậm mà mẹ có thể tham khảo
Hướng dẫn nấu cháo bằng nồi nấu chậm qua đêm
Nồi nấu chậm có thể dùng để nấu cháo qua đêm, cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu của món ăn và bỏ vào lõi sứ của nồi nấu chậm.
- Bước 2: Nhấc lõi sứ đặt vào thân nồi và đậy nắp, sau đó điều chỉnh nồi sang chế độ tắt “OFF”.
- Bước 3: Kết nối nguồn điện và chọn chế độ nấu cháo (Porridge).
- Bước 4: Điều chỉnh thời gian nấu bằng cách nhấn nút tăng '+' hoặc giảm '-'. Đối với nấu cháo qua đêm, mẹ nên cài đặt thời gian nấu chậm trong 5 - 8 giờ.
Mẹ không cần lo nếu quá giờ cài đặt nhưng ngủ quên, vì một số nồi nấu chậm có tích hợp tính năng tự động chuyển sang chế độ giữ ấm. Lúc này cháo đã được nấu chín mềm nhưng vẫn giữ được độ ấm nóng, không bị khê.
Những lưu ý khi sử dụng nồi nấu chậm
- Lựa chọn loại nồi phù hợp: Trên thị trường hiện phân phối đa dạng sản phẩm nồi nấu chậm thuộc nhiều thương hiệu với mức giá, thể tích lòng nồi đến tích hợp nhiều tính năng khác nhau. Mẹ nên chọn sản phẩm phù hợp với 'túi tiền' và nhu cầu sử dụng nhé!
- Chọn mua nồi chính hãng, uy tín, đảm bảo chất lượng: Dù biết là chọn mua nồi theo nhu cầu và điều kiện kinh tế, nhưng mẹ vẫn nên xem xét các sản phẩm đến từ thương hiệu lớn, uy tín để đảm bảo chất lượng và sức khỏe khi sử dụng.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng: Trong quá trình dùng nồi nấu chậm, mẹ lưu ý đổ nước theo vạch mức quy định của nồi. Ngoài ra, khi nồi đang hoạt động, mẹ không nên mở nắp và chạm tay vào thố sứ vì sẽ gây bỏng.
- Đảm bảo vệ sinh và bảo quản nồi: Sau khi sử dụng, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ về cả phần lõi sứ và các bộ phận khác. Mẹ lưu ý không rửa phần thân và phích cắm nồi với nước (chỉ nên dùng khăn ướt hoặc khăn khô để lau) vì có thể gây chập điện, cháy nổ, hư hỏng sản phẩm.
Túi 240 tờ khăn vải khô đa năng Mama không chứa mùi