Đọc lại, đánh dấu và tóm tắt là những phương pháp ghi nhớ phổ biến nhưng không hiệu quả.
Dù đã trải qua 12 năm học đèn sách, thậm chí 16 năm nếu vào Đại học, không có một bài giảng nào trực tiếp hướng dẫn cách ghi nhớ hiệu quả. Đa số học sinh, sinh viên thường sử dụng phương pháp tự nhiên nhất: đọc lại, đánh dấu và tóm tắt. Rất tiếc, trong tất cả các phương pháp ghi nhớ thì nhóm này có hiệu quả thấp nhất.
Vậy còn những phương pháp ghi nhớ nào mang lại hiệu quả? Làm thế nào để áp dụng chúng? Hãy cùng khám phá nhé.
1. Gợi nhớ tích cực (active recall)
Nếu phương pháp đọc lại là đưa kiến thức vào đầu, thì active recall yêu cầu chúng ta phải lôi kiến thức ra khỏi đầu để ghi nhớ bằng cách trả lời một loạt câu hỏi về bài học.
Để thực hiện active recall, bạn cần tạo ra bộ câu hỏi về bài học cần ghi nhớ. Nói đơn giản, đây giống như một bản nâng cấp của những câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng câu hỏi tổng quát như “active recall là gì?” rồi tiếp tục với những câu hỏi chi tiết về nội dung bài học. Hãy làm người tìm hiểu vấn đề để tạo ra những câu hỏi chất lượng.
Sử dụng kỹ năng gợi nhớ tích cực để trả lời câu hỏi sẽ hiệu quả hơn so với việc đọc lại một cách thụ động.
Tiếp theo là kiểm tra bản thân bằng bộ câu hỏi đó. Để làm phương pháp này hiệu quả hơn, bạn có thể học nhóm để trao đổi câu hỏi với những người khác. Hoặc xem thêm 12 cách để thực hành gợi nhớ tích cực tại đây:
2. Lặp lại cách rời rạc (space repetition)
Quên là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta ghi nhớ, quá trình này có thể được biểu diễn dưới dạng biểu đồ như sau:
Khi học, nếu quên thì bạn chỉ còn cách là ôn lại, nhưng lịch trình ôn tập phải thế nào mới hợp lý? Nếu quá dày thì không đủ thời gian để ôn tập hết kiến thức. Nếu quá dài thì lại mất công ghi nhớ từ đầu.
Theo lặp lại cách rời rạc, thời điểm tối ưu để ôn lại là khi chúng ta bắt đầu quên đi kiến thức đã học. Càng sau các lần ôn tập, thời gian để quên sẽ ngày càng dài, giúp chúng ta có thể giảm bớt tần suất ôn tập. Dần dần, đường cong quên sẽ từ dốc đứng chuyển sang dốc thoải (xem hình bên dưới), giúp kiến thức được ghi nhớ lâu hơn.