Thay vì hỏi 'tại sao', hãy hỏi 'làm thế nào' hoặc ghi lại... để giúp bạn thoát khỏi thói quen suy nghĩ quá mức về mọi điều.
Là một chuyên gia tâm lý lâm sàng, bác sĩ Jennifer L. Taitz đã dành 14 năm để giúp mọi người điều chỉnh cảm xúc và đối phó với những thử thách khó khăn. Cô cho biết một trong những vấn đề lớn nhất mà khách hàng của mình gặp phải là suy nghĩ quá nhiều (overthinking). Đó là một thói quen có thể làm cho một tình huống căng thẳng trở nên đáng sợ hơn.
Dưới đây là 5 phương pháp mà Jennifer thường áp dụng khi cần phải ngừng suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ.

1. Phát hiện khi bạn bắt đầu suy nghĩ quá nhiều
Bước quan trọng đầu tiên là nhận ra. Hãy tự hỏi: Khi nào bạn cảm thấy mất phương hướng vì lo lắng? Bạn có cảm nhận bất kỳ dấu hiệu thể chất nào như nhấn chặt hàm không? Có chủ đề tiêu cực nào luôn lặp lại trong đầu của bạn không?
Tiếp theo, hãy xem xét khi nào bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể cảm thấy ít lo lắng hơn khi tập thể dục sau giờ làm hoặc khi thưởng thức một chương trình podcast hài hước trong lúc đi làm.
Có được những thông tin chi tiết này sẽ giúp bạn chuẩn bị chiến lược sẵn sàng khi nhận ra các dấu hiệu cảnh báo của suy nghĩ quá mức.
2. Giữ khoảng cách với bản thân
Khi bạn nhận ra mình đang rơi vào suy ngẫm vô ích, hãy nhìn vào bức tranh lớn hơn. Chiến lược này được gọi là 'tự giữ khoảng cách'.
Thay vì đối diện trực tiếp với khó khăn, hãy quan sát xem. Rút lui một bước có thể mở ra góc nhìn mới giúp bạn chuyển sự chú ý sang điều khác.
3. Thay vì hỏi 'Tại sao', hãy hỏi 'Làm thế nào'
Cách đơn giản nhất để thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực là chuyển từ việc đặt câu hỏi 'tại sao' (Tại sao lại xảy ra với tôi?) sang câu hỏi 'làm thế nào' (Làm cách nào để tôi tiến lên phía trước?). Sự khác biệt nằm ở việc 'Tại sao' dừng lại ở đó, trong khi 'Làm thế nào' thúc đẩy hành động.
Ví dụ, nếu đối tác không liên lạc sau một thời gian tốt đẹp, thay vì tự hỏi tại sao, hãy tập trung vào cách tạo cho mình một buổi tối thư giãn. Bằng cách này, bạn chuyển từ suy nghĩ không hiệu quả sang việc lên kế hoạch cho bản thân.
4. Ghi lại những điều đó
Thay vì suy nghĩ nhiều, hãy ghi lại cảm xúc và trải nghiệm. Hãy thử bài tập này trong ba ngày:
Ngày 1: Dành 15-20 phút để viết về những căng thẳng và tổn thương bạn đang trải qua.
Ngày 2: Ghi lại cảm xúc khi trải qua những trải nghiệm ảnh hưởng bạn như thế nào.
Ngày 3: Miêu tả cách trải nghiệm này liên kết với cuộc sống hiện tại và những ước mơ tương lai của bạn.
Thực hiện này đã được chứng minh là giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, thậm chí chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng việc viết lách có thể giúp bạn thấu hiểu sâu hơn về cảm xúc của mình, đồng thời tạo ra khoảng cách và điểm dừng.
5. Trì hoãn suy nghĩ quá nhiều
Để không bị áp lực từ việc từ bỏ thói quen suy nghĩ quá nhiều, hãy chủ đích trì hoãn việc đó cho đến khi phù hợp. Dành 10 phút mỗi ngày vào lúc 7 giờ tối để suy ngẫm về một vấn đề.
Có thể bạn sẽ bận rộn đến mức quên đi những suy nghĩ trước đó. Khi nhận ra điều này, bạn có thể nhìn nhận suy nghĩ của mình từ nhiều góc độ khác nhau.
Mặt Trời (Theo CNBC)