Nhiều tựa game gây tranh cãi vì sử dụng Microtransactions quá mức.
Microtransactions (giao dịch vi mô) đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp game, nhưng thường nhận được chỉ trích từ cộng đồng game thủ nếu không được triển khai một cách công bằng hoặc ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game. Dưới đây là 5 tựa game bị chỉ trích vì việc thực hiện microtransactions.
1. Star Wars Battlefront II (2017)
Chế độ trực tuyến của Star Wars Battlefront II đã nhận được nhiều lời chỉ trích nặng nề do việc áp dụng microtransactions trong trò chơi. Ban đầu, người chơi có thể mua các hòm quà để có những ưu đãi trong trò chơi, điều này đã gây ra sự bất công và ảnh hưởng đến sự cân bằng của trò chơi.
Trong Assassin's Creed Odyssey, Ubisoft đã áp dụng một hệ thống microtransactions để mua các vật phẩm trong game như trang phục, vũ khí và vật phẩm hỗ trợ. Dù có thể mua bằng tiền trong game kiếm được, nhiều game thủ cho rằng hệ thống này đã làm giảm giá trị của trải nghiệm chơi game.
3. Diablo IV
Trong thời gian gần đây, cộng đồng game thủ Diablo IV đã bày tỏ sự phẫn nộ với loạt 'chiêu trò móc túi' mới từ Blizzard. Mặc dù đã phải chi tiền để mua trò chơi ban đầu, game thủ giờ đây lại phải bỏ thêm tiền khi Diablo IV liên tục tung ra các Microtransactions mới.
Trong bước đi mới nhất, Blizzard vừa ra mắt 'gói nạp siêu VIP' cho Diablo IV với giá lên tới 64,99 USD (cao hơn cả giá của trò chơi gốc, chỉ 41,99 USD). Người chơi mua gói này sẽ nhận được nhiều ưu đãi, trong đó có thể kể đến quyền sở hữu thú cưỡi độc nhất vô nhị Vitreous Scourge. Ngoài gói này, không có cách nào khác để có được Vitreous Scourge.
4. Dragon's Dogma 2
Chưa đầy một tuần sau khi phát hành, Dragon's Dogma 2 đang gặp phải sự chỉ trích nghiêm trọng từ cộng đồng game thủ. Điểm đánh giá trên Steam đã giảm mạnh từ hơn 85% xuống chỉ còn 45%, là một con số rất đáng lo ngại.
Nguyên nhân không phải là do chất lượng game kém, cũng không phải vì các lỗi kỹ thuật hoặc máy chủ, mà chính là chính sách 'móc túi' quá mức mà Capcom áp dụng cho Dragon's Dogma 2. Chỉ sau 3 ngày phát hành, hãng phát hành game Nhật Bản đã tung ra đến 21 bản mở rộng (DLC) với tổng giá lên đến 975.000đ (gần bằng giá trò chơi gốc). Các giao dịch vi mô này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm chơi game của người chơi, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa người chơi nạp tiền và không nạp.
5. Shadow of War
Trong Middle-earth: Shadow of War, hệ thống microtransactions đã được tích hợp vào cửa hàng trong trò chơi, cho phép người chơi mua các nhân vật và vật phẩm mạnh mẽ bằng tiền thật. Điều này đã gây ra sự phản đối từ cộng đồng game thủ vì nó làm ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game và làm mất cân bằng trong trò chơi.