50 Bài tập trắc nghiệm Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có đáp án
Câu 1: Để thuyết minh sinh động và hấp dẫn, bài văn sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào?
A. Làm cho đối tượng thuyết minh nổi bật, gây ấn tượng
B. Làm cho bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động
C. Làm cho đối tượng thuyết minh rõ ràng hơn
D. Tất cả các đáp án trên
Chọn đáp án: D
Câu 2: Cho đoạn văn sau:
Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh 6/10/1942 quê ở thôn La Khê, xã Văn Khê, ngoại thị Hà Đông, tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội. Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công. Từ năm 1963, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khóa III) Xuân Quỳnh làm thơ từ lúc còn là diễn viên. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Xuân Quỳnh đã bộc lộ một tâm hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi khát vọng.
A. Miêu tả
B. Thuyết minh
C. Tự sự
D. Nghị luận
Chọn đáp án: B
Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố miêu tả không?
A. Có
B. Không
Chọn đáp án: B
Câu 4: Đoạn văn dưới đây là đoạn văn gì?
Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng sống xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn mỗi độ thu về…
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Chọn đáp án: B
Câu 5: Trong đoạn văn trên tác giả kết hợp phương thức biểu đạt gì?
A. Miêu tả và tự sự
B. Thuyết minh và miêu tả
C. Tự sự và nghị luận
D. Nghị luận và thuyết minh
Chọn đáp án: B
Cho đoạn văn sau:
Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách… Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!
Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!
Câu 6: Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Miêu tả
Chọn đáp án: A
Câu 7: Phương pháp thuyết minh nào được áp dụng trong đoạn trích?
A. Phương pháp nêu ví dụ
B. Phương pháp so sánh
C. Phương pháp liệt kê
D. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Chọn đáp án: C
Câu 8: Theo em, khi nào cần sử dụng phương pháp thuyết minh một cách hình tượng, bóng bẩy?
A. Khi muốn thuyết minh những đặc điểm cụ thể, dễ quan sát của đối tượng
B. Khi muốn thuyết minh những đặc điểm trừu tượng, khó nhận thấy của đối tượng
C. Khi muốn văn bản thuyết minh trở nên sinh động, hấp dẫn
D. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện
Chọn đáp án: B
Câu 9: Trong đoạn văn trên sử dụng phương pháp biểu đạt nào?
Từ lâu, dừa sáp nổi tiếng là đặc sản của huyện Cầu Kè. Theo người già trong làng, dừa sáp được trồng từ giữa thế kỉ XX sau khi chùa Chợ đến Cam-pu-chia mua về. Bề ngoại của cây dừa sáp giống cây dừa thông thường. Tên gọi dừa sáp xuất phát từ việc cơm dừa mềm, xốp và đàn hồi giống như bột nhào sệt, có màu đặc trưng của sáp. Đặc điểm của cơm dừa sáp là đặc trưng và quan trọng nhất.
Thời xưa, người ta thường thưởng thức dừa bằng cách nạo cơm dừa, rồi trộn vào đá trong li và thêm sữa bò. Ngày nay, việc đưa cơm dừa vào máy xay sinh tố cùng sữa đá giúp hương vị thơm ngon của dừa và sữa lan tỏa đều trên đầu lưỡi, tạo nên trải nghiệm tuyệt vời.
A. Tự sự và nghị luận
B. Tự sự và miêu tả
C. Miêu tả và biểu cảm
D. Thuyết minh và miêu tả
Chọn đáp án: D
Giải thích:
Câu 10: Đọc đoạn văn sau và cho biết phương pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thuyết minh?
Đi qua khắp Việt Nam, chúng ta luôn thấy những cây chuối với thân mềm mại mọc lên như những cột nhẵn bóng, vòm lá xanh mướt che phủ từ vùng nông thôn đến núi rừng. Gần như ở mọi nơi, mọi gia đình đều trồng cây chuối. Với khả năng thích nước, chuối thường được trồng gần ao hồ để phát triển mạnh mẽ, còn tại những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành những rừng bạt ngàn không ngừng. Chuối phát triển với tốc độ nhanh chóng, tạo ra một chuỗi thế hệ liên tục như “đàn con cháu cháu đàn”.
Những biện pháp nghệ thuật nào được áp dụng trong đoạn văn để thuyết minh về cây chuối?
A. Liệt kê và so sánh
B. Liệt kê và nhân hóa
C. Nhân hóa và so sánh
D. Nói quá và hoán dụ
Chọn đáp án: A
Câu 11: Đoạn văn sau viết theo phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nhân hóa. Đúng hay sai?
Múa lân là một nghệ thuật truyền thống từ xa xưa và phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Thường diễn ra trong những dịp lễ Tết, múa lân mang ý nghĩa chúc mừng năm mới an khang, thịnh vượng. Các đội múa lân thường đông đảo với hàng trăm thành viên, thuộc các câu lạc bộ hoặc lò võ địa phương. Lân được trang trí tinh xảo, râu màu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt to, thân hình được vẽ các họa tiết đẹp mắt. Múa lân sôi động với các động tác linh hoạt, bài bản: lân ra mắt, lân chúc phúc, lân leo cột… Ngoài ra, biểu diễn còn kết hợp các nghệ thuật võ thuật.
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: B
Giải thích: Đoạn văn trên viết theo phương pháp thuyết minh kết hợp với miêu tả, nhằm làm nổi bật hình ảnh múa lân trong dịp đầu năm mới