1. Bài soạn mẫu 4 về 'Muối của rừng'
Trước khi đọc
Câu hỏi: Nhan đề của truyện ngắn gợi cho bạn những liên tưởng gì?
Bài làm
Nhan đề "Muối của rừng" gợi lên bức tranh không gian thiên nhiên khi rừng kết muối là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình. Nếu nhìn từ xa, chúng ta sẽ cảm thấy như bản thân đang chìm đắm trong sự yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên. Các cây cối rợp bóng, đan xen vào nhau như những núi đồi đá và tạo hình những dòng sông uốn lượn vô tận. Những cảm giác thanh thản và sự tĩnh lặng đến từ việc nghe tiếng nước chảy, tiếng chim rớt lá và tiếng gió thổi qua. Hãy tưởng tượng những tia nắng lấp lánh qua vòm cây, tạo điểm nhấn trên cỏ và hoa, giúp cho bức tranh thiên nhiên trở nên sống động và đầy cảm hứng.
Đọc văn bản
Câu 1: Chú ý quan sát, theo dõi hành động của gia đình khỉ từ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố.
Bài làm
Hành động của gia đình khỉ từ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố: Cả đàn khỉ trở nên hỗn loạn, “thoắt biến trong rừng”, con khỉ đực “cố gượng dậy, nhưng lại vật xuống”, “con khỉ cái tiến đến gần con khỉ đực một cách thận trọng, nó nhìn ngó xung quanh”, khiếp sợ, hoảng loạn; “con khỉ đực cất tiếng gọi nó” buồn thảm, đau đớn, khỉ cái như muốn liều thí mạng với ông Diểu.
Câu 2: Vì sao ông Diểu sợ hãi "kinh hoàng" đến mức phải chạy trốn?
Bài làm
Ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn vì chứng kiến cảnh khỉ con rơi xuống vực cùng tiếng rú thê thảm, “trong kí ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này”.
Câu 3: Bạn đoán xem liệu ông Diểu có cứu được khỉ đực không?
Bài làm
Khi chứng kiến cảnh khỉ đực bị thương, nằm đau đớn, ông “bỗng thấy thương hại”, có thể dự đoán ông Diểu sẽ cứu con khỉ đực.
Câu 4: Hành động này của ông Diểu có gây bất ngờ cho bạn không?
Bài làm
Hành động “lưỡng lự giây phút rồi vội vàng bỏ đi” của ông Diểu gây cho em nhiều bất ngờ, vì ông Diểu từ đầu là người đang tàn phá thiên nhiên, thì về sau ông lại là người đang cứu giúp khỉ đực, ông được trở về với bản chất của con người tốt đẹp vốn có của mình.
Câu 5: Kết truyện gợi cho bạn suy nghĩ về ý nghĩa của nhan đề truyện?
Bài làm
Sau khi kết thúc truyện, hình ảnh loài hoa tử huyền với màu trắng và vị mặn sẽ gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của tên truyện "Muối của rừng". Loài hoa này được gọi là "hoa muối của rừng", tượng trưng cho may mắn và là điềm báo cho đất nước thanh bình, sung túc mùa màng. Tên truyện "Muối của rừng" có thể hiểu là một biểu tượng thiêng liêng, một khát khao hướng thiện. Bất kể con người luôn tồn tại những góc khuất cần phải khám phá, nhưng nếu ta càng sớm nhận ra và chuyển hướng, thì ta sẽ được trở về với bản chất của con người tốt đẹp vốn có của mình. Nếu từ đầu ông Diểu là người tàn phá thiên nhiên, thì cuối cùng ông lại trở thành người cứu chúng và đem lại sự cân bằng cho tự nhiên.
Sau khi đọc
Câu 1: Hãy liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện và cho biết:
Bài làm
Câu 2: Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Diểu?
Bài làm
- Cách bầy khỉ phản ứng trong truyện thể hiện mối quan hệ đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Khi khỉ đực bị thương, khỉ cái và khỉ con đã có những hành động và thái độ đẹp, làm cho người đọc cảm thấy ấm lòng về tình cảm huyết thống thiêng liêng trong gia đình khỉ. Tình cảm đó vượt qua mọi rào cản, khỉ cái luôn theo dõi và quan sát mọi hành động của ông diều đối với khỉ đực. Khỉ cái sẵn sàng đối đầu với nòng súng của ông diều để bảo vệ khỉ đực, không sợ chết và quay trở lại để đồng hành cùng khỉ đực. Tình cảm huyết thống đó đã tạo nên sức mạnh to lớn, làm thức tỉnh sự lương thiện trong tâm hồn của ông diều.
- Sự thay đổi thái độ của ông Diểu với bầy khỉ cho thấy ông là một người có tấm lòng lương thiện và bản chất tốt đẹp. Chính những điều đó đã đánh bại cái ác và hướng tâm hồn ông tới cái thiện.
Câu 3: Đọc kĩ đoạn “Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ….lừa ông sao được?”, liệt kê các câu văn trong đoạn vào bảng sau và nhận xét về sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật (làm vào vở):
Lời người kể chuyện
Lời nhân vật
Đối thoại
Độc thoại
Bài làm
Lời người kể chuyện
- “Sự hỗn loạn của đàn khỉ khiến cho ông Diểu sợ hãi run lên. Ông vừa làm điều ác…”
- “Ông Diểu rên lên khe khẽ”
- “Ông Diểu tức giận giương súng. Hành động hi sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét”.
Lời nhân vật
Đối thoại
“Đồ gian dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như bà trưởng giả. Sự tan rã đạo đức bắt đầu từ những tấn kịch thế này. lừa ông sao được?”
Độc thoại
“Chạy đi”
- Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều ở nhiều khía cạnh, người đọc có thể dễ dàng khai thác những sự vật, sự việc xung quanh nhân vật chính đồng thời dễ dàng quan sát được hành động, suy nghĩ, nội tâm của nhân vật ông Diểu trước những sự vật, sự việc đang diễn ra. Cách kết hợp này giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, đa chiều, hấp dẫn, kích thích sự thích thú của người đọc.
Câu 4: Trong quan niệm của người kể chuyện, "muối của rừng" kết tinh từ đâu và chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nào?
Bài làm
- Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh của lòng trắc ẩn, lương thiện, khát khao hướng thiện. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn.
- Hình ảnh “muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nhân vật ông Diểu buồn bã ngồi nhìn “con khỉ đực nằm dài trên vạt cỏ ướt” và “buồn bã tê tái đến tận đáy lòng”, “cay cay sống mũi” khi chứng kiến cả hai con khỉ. Ông quyết định “phóng sinh” cho con khỉ bởi bản thân ông tự nhận ra “Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên từng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. Ông trở về cùng hai bàn tay trắng và cơ thể trần truồng với phần người trỗi dậy và thắng thế.→ Sự thức tỉnh lương tâm con người.
Câu 5: Theo bạn, truyện ngắn "Muối của rừng" hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?
Bài làm
Theo em, truyện ngắn "Muối của rừng" của Nguyễn Huy Thiệp rất hấp dẫn cả về nội dung câu chuyện cách kể chuyện của tác giả. Qua những phương diện khác nhau, người đọc có thể cảm nhận được những giá trị đặc sắc khác nhau. Truyện không chỉ đơn thuần kể về cuộc đi săn của nhân vật ông Diểu, mà còn gửi gắm những vấn đề nhân sinh phổ biến. Trong đó, ta thấy sự đấu tranh không ngừng giữa thiện và ác, giữa con người và thế giới tự nhiên. Nhân vật chính trong truyện tìm thấy sự cứu rỗi bởi cái đẹp, và từ đó ông xóa đi những quan niệm sai lầm, tìm được sự thật về bản thân mình.
Ngoài giá trị về nội dung, giá trị nghệ thuật của cách kể chuyện cũng rất đáng khen ngợi. Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo sử dụng hình ảnh ước lệ mang tính triết lý sâu sắc trong một phong cách viết lạnh lùng, kiêu sa. Cách tạo dựng nhân vật và tình huống trong truyện cũng rất độc đáo, không giống bất kỳ tác phẩm nào khác. Tuy là một ông lão cô độc đi săn trong rừng vào sáng xuân, nhưng nhân vật ông Diểu không chỉ có những phẩm chất xấu xa, cái ti tiện, mà ở ông còn ngời sáng những nhân cách đẹp, những tâm hồn thuần khiết, vẻ đẹp vốn có hằn sâu trong tâm thức con người.
Câu 6: Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa - xã hội của mỗi truyện, hãy lí giải sự tương đồng và khác biệt ấy?
Bài làm
- Điểm tương đồng: Cả hai tác giả đều khéo léo xây dựng tình huống, đưa con người vào thiên nhiên, từ những cuộc chiến, va chạm, tiếp xúc mà con người rút ra được những suy tưởng cho chính mình và cho cả độc giả. Đồng thời, tác giả không tập trung miêu tả thiên nhiên hay con người mà hai hình ảnh thiên nhiên và con người luôn được diễn tả song hành.
- Điểm khác biệt :
+ Trong truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), tác giả xây dựng tình huống để con người đàn áp thiên nhiên, ông Diểu có thể tự tin cầm súng vào rừng bắn khỉ thể hiện tâm thế đối đầu trực diện với thiên nhiên nhưng tới cuối cuộc săn, chứng kiến tình cảm của gia đình khỉ, ông Diểu nhận ra sự tương đồng giữa người và thú, liên kết giữa tự nhiên và văn hóa, và sự nhận thức về gánh nặng và trách nhiệm chung của muôn loài khi cùng chung sống trong một ngôi nhà sinh thái. Từ nhận thức ấy, ông Diểu quay về bản dạng nguyên thủy và tìm về với thiên nhiên trong đoạn kết truyện. Từ hình ảnh ông Diểu trần truồng, lặng lẽ rời đi, tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên.
+ Còn trong truyện ngắn Chiều sương (Bùi Hiển, 1941), tác giả lại xây dựng tình huống thiên nhiên dữ dội, mạnh mẽ quật ngã con người. Những người dân chài gắn bó, sống đời đời kiếp kiếp với biển khơi, dù biển khơi có đôi khi giận giữ, làm cho sóng to biển lớn, tạo ra thử thách cho con người nhưng biển khơi và con người, đặc biệt là những người dân lao động vùng biển, không thể tách rời, gắn bó sâu sắc. Từ đó mà mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ thắm thiết, nuôi sống, bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau.
2. Bài soạn mẫu 5 của 'Muối của rừng'
Trước khi đọc
Nhan đề của truyện ngắn gợi cho bạn những liên tưởng gì?
Gợi ý:
Nhân đề của truyện ngắn gợi liên tưởng về không gian trong truyện: bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng.
Đọc văn bản
Câu 1. Vì sao ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn?
Ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn vì chứng kiến cảnh con khỉ rơi xuống vực. Từ dưới sâu hun hút vang lên tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ. Trong kí ức của ông chưa có tiếng rú nào kinh hoàng như vậy.
Câu 2. Bạn đoán xem liệu ông Diểu có cứu được khỉ đực không?
Dự đoán: Ông Diểu sẽ cứu được khỉ đực.
Câu 3. Hành động này của ông Diểu có gây bất ngờ cho bạn không?
Hành động có/không gây bất ngờ.
Câu 4. Kết truyện gợi cho bạn suy nghĩ về ý nghĩa của nhan đề truyện?
Kết truyện đã giải thích cho nhan đề “Muối của rừng”. Ông Diểu bắt gặp loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người ta gọi loài hoa này là muối của rừng, khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phon túc.
Sau khi đọc
Câu 1. Hãy liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện và cho biết:
Gợi ý:
- Các sự kiện chính:
- Mùa xuân, ông Diểu đi săn, bắn hạ khỉ đực.
- Khỉ đực bị thương, khỉ cái chạy đến cứu.
- Khỉ con chạy đến cướp súng của ông Diểu, rơi xuống vực.
- Ông Diểu vác khỉ đực về.
- Ông Diểu động lòng, băng bó vết thương cho khỉ đực và thả nó.
- Ông Diểu trở về, bắt gặp muối của rừng.
- Trả lời:
Câu 2. Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Diểu?
- Mối quan hệ khăng khít, gắn bó của các thành viên trong gia đình.
- Ban đầu, ông Diểu nhìn nhận cách cư xử của gia đình khỉ còn mang tính áp đặt, chủ quan. Hành động của khỉ cái là đạo đức giả, giả dối và đáng căm ghét. Sau đó, ông kinh hoàng và hối hận khi khỉ con rơi xuống vực, ông băng bó vết thương cho khỉ đực động lòng trắc ẩn trước khỉ cái, và thả khỉ đực về. Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện tính cách: giàu lòng trắc ẩn, yêu thương.
Câu 3. Đọc kĩ đoạn “Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ… lừa ông sao được?”, liệt kê các câu văn trong đoạn vào bảng sau và nhận xét về sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật (làm vào vở):
Lời người kể chuyện
- “Sự hỗn loạn của cả đàn khí khiến cho ông Diểu sợ hãi… làm xong việc nặng”.
- Ông Diểu rên lên khe khẽ.
Lời nhân vật
Đối thoại
Chạy đi!
Độc thoại
“Hành động hy sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét… lừa ông sao được?”
Câu 4. Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu và chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nào?
- Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh của lòng trắc ẩn, lương thiện, khát khao hướng thiện. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn.
- Hình ảnh “muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nhân vật ông Diểu buồn bã ngồi nhìn “con khỉ đực nằm dài trên vạt cỏ ướt” và “buồn bã tê tái đến tận đáy lòng”, “cay cay sống mũi” khi chứng kiến cả hai con khỉ. Ông quyết định “phóng sinh” cho con khỉ bởi bản thân ông tự nhận ra “Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên từng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. Ông trở về cùng hai bàn tay trắng và cơ thể trần truồng với phần người trỗi dậy và thắng thế.→ Sự thức tỉnh lương tâm con người.
Câu 5. Theo bạn, truyện ngắn “Muối của rừng” hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?
Theo em, truyện ngắn "Muối của rừng" của Nguyễn Huy Thiệp rất hấp dẫn cả về nội dung câu chuyện cách kể chuyện của tác giả. Qua những phương diện khác nhau, người đọc có thể cảm nhận được những giá trị đặc sắc khác nhau. Truyện không chỉ đơn thuần kể về cuộc đi săn của nhân vật ông Diểu, mà còn gửi gắm những vấn đề nhân sinh phổ biến. Trong đó, ta thấy sự đấu tranh không ngừng giữa thiện và ác, giữa con người và thế giới tự nhiên. Nhân vật chính trong truyện tìm thấy sự cứu rỗi bởi cái đẹp, và từ đó ông xóa đi những quan niệm sai lầm, tìm được sự thật về bản thân mình.
Ngoài giá trị về nội dung, giá trị nghệ thuật của cách kể chuyện cũng rất đáng khen ngợi. Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo sử dụng hình ảnh ước lệ mang tính triết lý sâu sắc trong một phong cách viết lạnh lùng, kiêu sa. Cách tạo dựng nhân vật và tình huống trong truyện cũng rất độc đáo, không giống bất kỳ tác phẩm nào khác. Tuy là một ông lão cô độc đi săn trong rừng vào sáng xuân, nhưng nhân vật ông Diểu không chỉ có những phẩm chất xấu xa, cái ti tiện, mà ở ông còn ngời sáng những nhân cách đẹp, những tâm hồn thuần khiết, vẻ đẹp vốn có hằn sâu trong tâm thức con người.
Câu 6. Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa - xã hội của mỗi truyện, hãy lí giải sự tương đồng và khác biệt ấy?
- Điểm tương đồng: Cả hai tác giả đều khéo léo xây dựng tình huống, đưa con người vào thiên nhiên, từ những cuộc chiến, va chạm, tiếp xúc mà con người rút ra được những suy tưởng cho chính mình và cho cả độc giả. Đồng thời, tác giả không tập trung miêu tả thiên nhiên hay con người mà hai hình ảnh thiên nhiên và con người luôn được diễn tả song hành.
- Điểm khác biệt :
+ Trong truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), tác giả xây dựng tình huống để con người đàn áp thiên nhiên, ông Diểu có thể tự tin cầm súng vào rừng bắn khỉ thể hiện tâm thế đối đầu trực diện với thiên nhiên nhưng tới cuối cuộc săn, chứng kiến tình cảm của gia đình khỉ, ông Diểu nhận ra sự tương đồng giữa người và thú, liên kết giữa tự nhiên và văn hóa, và sự nhận thức về gánh nặng và trách nhiệm chung của muôn loài khi cùng chung sống trong một ngôi nhà sinh thái. Từ nhận thức ấy, ông Diểu quay về bản dạng nguyên thủy và tìm về với thiên nhiên trong đoạn kết truyện. Từ hình ảnh ông Diểu trần truồng, lặng lẽ rời đi, tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên.
+ Còn trong truyện ngắn Chiều sương (Bùi Hiển, 1941), tác giả lại xây dựng tình huống thiên nhiên dữ dội, mạnh mẽ quật ngã con người. Những người dân chài gắn bó, sống đời đời kiếp kiếp với biển khơi, dù biển khơi có đôi khi giận giữ, làm cho sóng to biển lớn, tạo ra thử thách cho con người nhưng biển khơi và con người, đặc biệt là những người dân lao động vùng biển, không thể tách rời, gắn bó sâu sắc. Từ đó mà mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ thắm thiết, nuôi sống, bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau.
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Muối của rừng
- Giá trị nội dung:
Tác phẩm là bức tranh phản chiếu thái độ sống của con người. Khi con người biết bảo vệ, biết dành tình yêu cho thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ mang lại rất nhiều tài nguyên cho con người. Văn bản là bức tranh thiên nhiên, lòng trắc ẩn của con người. Qua đó thấy được tệ nạn săn bắn thú rừng ở Việt Nam và lời kêu gọi con người bảo vệ thiên nhiên.
- Giá trị nghệ thuật:
Tác giả đã mang đến những ngôn từ đặc sắc, những câu văn ấn tượng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên.
Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Muối của rừng.
Bài giải:
Văn bản có cốt truyện rất đơn giản, kể về một ông già tên Diểu đi săn thú rừng trong tiết xuân. Ông bắn được một con khỉ đực trong đàn khỉ, nhưng khỉ cái cứu khỉ đực, còn khỉ con cướp súng của ông. Cuối cùng, ông băng bó cho khỉ đực và thả nó đi sau những chiêm nghiệm sâu sắc.
Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Muối của rừng.
Bài giải:
- Tác giả
- Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021) sinh ra ở Thái Nguyên
- Ông là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam
- Ông là người có nhiều thành tựu đóng góp lớn cho nền văn học, đặc biệt là ở thể loại văn xuôi đương đại
- Nguyễn Huy Thiệp có cách viết sáng tạo và đầy tinh tế đặc biệt là ở tác phẩm truyện ngắn.
- Ngòi bút tinh tế đầy truyền cảm trong từng tác phẩm
- Ông để lại nhiều những tác phẩm nổi tiếng chủ yếu là truyện ngắn, truyện ngắn của ông đề cập đến những vấn đề đời thường gần gũi với con người: Muối của rừng, Sói trả thù, Trái tim hổ,…
- Tác phẩm Muối của rừng
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp trữ tình
- Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm: Muối của rừng là tác phẩm nằm trong một chuỗi các tác phẩm về đề tài đi săn của ông.
3. Bài viết về 'Muối của rừng' - mẫu 6
Dàn ý Phân tích Muối của rừng
Mở bài:
- Giới thiệu tổng quan về tác giả Nguyễn Huy Thiệp (những nét nổi bật về cuộc đời, tính cách, và phong cách sáng tác...)
- Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn Muối Của Rừng (xuất xứ, đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật...)
Thân bài:
- Hình ảnh ông Diểu vào rừng săn bắn và bắn trúng một con khỉ đực
- Sự thức tỉnh của ông trước vẻ đẹp thiên nhiên
- Hình ảnh đẹp về gia đình khỉ đực và khỉ cái
- Ông Diểu cảm động và cứu sống khỉ đực
- Sự xuất hiện đẹp đẽ của thiên nhiên với loài hoa mang lại điềm lành
Kết bài: Khẳng định lại nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp. Nhấn mạnh thông điệp bảo vệ và yêu thiên nhiên
Phân tích Muối của rừng
Nguyễn Huy Thiệp là một tác giả có nhiều đóng góp quan trọng trong việc làm mới nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sở hữu một kho tàng các truyện ngắn phong phú, phản ánh nhiều vấn đề xã hội và thiên nhiên. Trong số đó, truyện ngắn “Muối của rừng” ra đời năm 1986 là một tác phẩm thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, với hình ảnh lòng trắc ẩn và sự nhân ái được thể hiện rõ nét.
Tác phẩm mô tả hành trình đi săn của ông Diểu, từ lúc lên núi cho đến khi trở về. Ông Diểu đã bắn trúng một con khỉ đực, nhưng khi con khỉ ngã xuống đất và đàn khỉ hoảng loạn chạy đi, ông Diểu cảm thấy lo lắng và ăn năn. Đây là lúc lương tâm ông trỗi dậy, khiến ông cảm thấy mình đang làm điều sai trái. Hình ảnh con khỉ cái trở lại cứu con khỉ đực làm ông cảm thấy điều đó là giả dối, nhưng con khỉ cái vẫn tiếp tục quay lại để cứu con khỉ đực. Việc nhìn thấy con khỉ nhỏ rơi xuống vực làm cho lương tâm ông càng bị cắn rứt. Ông kinh hoàng trước sự việc xảy ra.
Sau đó, ông gặp lại con khỉ đực mà mình đã bắn, và nhìn thấy sự đau đớn của con khỉ khiến ông cảm thấy thương xót. Từ một người đi săn tàn nhẫn, ông Diểu trở nên nhân ái hơn và quyết định cứu con khỉ. Ông dùng lá để băng bó vết thương và mang con khỉ xuống núi. Nguyễn Huy Thiệp đã miêu tả chân thực nỗi đau và khổ sở của con vật trước sự tác động của con người, nhưng vẫn thể hiện tình cảm và sự khao khát được cứu giúp. Nếu phần đầu của truyện cho thấy ông Diểu là người độc ác, thì bây giờ ông trở về với bản chất tốt đẹp của mình, dù phải đối mặt với nguy hiểm để cứu con khỉ và cảm thấy đau lòng khi nhìn thấy nó bị thương tích.
Hình ảnh đẹp nhất của truyện có thể là khi ông Diểu tình cờ gặp loài hoa tử huyền, loài hoa chỉ nở ba chục năm một lần và báo hiệu đất nước bình yên. Khi con người có lòng nhân ái và làm việc thiện, họ sẽ gặp được may mắn. Đây chính là thông điệp của tác giả gửi đến người đọc. Tựa đề “Muối và rừng” tượng trưng cho biểu tượng thiêng liêng và khát khao hướng thiện.
Con người luôn có những góc khuất cần khám phá, và từ một người phá hoại thiên nhiên, ông Diểu đã trở thành người bảo vệ thiên nhiên và trở lại với bản chất tốt đẹp của mình. Tác giả đã sử dụng ngôn từ đặc sắc và câu văn ấn tượng để thể hiện mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên. Khi con người biết bảo vệ và yêu thiên nhiên, thiên nhiên sẽ đáp lại bằng nhiều nguồn tài nguyên quý giá.
Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện sâu sắc và chân thực bức tranh thiên nhiên và lòng nhân ái qua truyện ngắn “Muối của rừng”. Từ đó, chúng ta nhận thức rõ hơn về tệ nạn săn bắn thú rừng tại Việt Nam và lời kêu gọi bảo vệ thiên nhiên.
4. Đề cương phân tích 'Muối của rừng' - mẫu 1
Nội dung chính
Tác phẩm Muối của rừng kể về bối cảnh đi săn trong rừng của nhân vật Diểu, sau đó ông bắn được chú khỉ đực và các sự kiện diễn ra sau đó khiến cho nhân vật có nhiều cảm xúc và bài học về những điều tuyệt vời của cuộc sống sau này.
Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Nhan đề của truyện ngắn gợi cho bạn những liên tưởng gì?
Phương pháp giải:
Đưa ra những dự đoán của bản thân về những liên tưởng từ nhan đề Muối của rừng..
Lời giải chi tiết:
Nhan đề Muối của rừng, gợi cho em những liên tưởng về một bức tranh thiên nhiên khi rừng kết muối - biểu tượng của cuộc sống thanh bình.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý quan sát, theo dõi hành động của gia đình khỉ từ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung văn bản, khai thác những chi tiết diễn tả hành động của gia đình khỉ từ khi ông Diều bắn hạ khỉ bố.
Lời giải chi tiết:
Hành động của gia đình khỉ từ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố: Cả đàn khỉ trở nên hỗn loạn, “thoắt biến trong rừng”, con khỉ đực “cố gượng dậy, nhưng lại vật xuống”, “con khỉ cái tiến đến gần con khỉ đực một cách thận trọng, nó nhìn ngó xung quanh”, khiếp sợ, hoảng loạn; “con khỉ đực cất tiếng gọi nó” buồn thảm, đau đớn, khỉ cái như muốn liều thí mạng với ông Diểu.
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Vì sao ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung văn bản, khai thác những chi tiết lí giải ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn.
Lời giải chi tiết:
Ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn vì chứng kiến cảnh khỉ con rơi xuống vực cùng tiếng rú thê thảm, “trong kí ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này”.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Bạn đoán xem liệu ông Diểu có cứu khỉ đực không?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung văn bản, khai thác những chi tiết nổi bật và đưa ra dự đoán của bản thân về việc ông Diểu có cứu khỉ đực không.
Lời giải chi tiết:
Khi chứng kiến cảnh khỉ đực bị thương, nằm đau đớn, ông “bỗng thấy thương hại”, có thể dự đoán ông Diểu sẽ cứu con khỉ đực.
Trong khi đọc 4
Câu 4 (trang 20, SGK Ngữ Văn, tập hai):
Hành động này của ông Diểu có gây bất ngờ cho bạn không?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung văn bản, khai thác những chi tiết nổi bật, chỉ ra hành động của ông Diểu mà đề bài nói tới, bày tỏ quan điểm của bản thân: hành động có gây bất ngờ cho bản thân không.
Lời giải chi tiết:
Hành động “lưỡng lự giây phút rồi vội vàng bỏ đi” của ông Diểu gây cho em nhiều bất ngờ vì ông Diểu từ đầu là người đang tàn phá thiên nhiên, thì về sau ông lại là người đang cứu giúp khỉ đực, ông được trở về với bản chất của con người tốt đẹp vốn có của mình.
Trong khi đọc 5
Câu 5 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Kết truyện gợi cho bạn suy nghĩ gì về ý nghĩa của nhan đề truyện?
Phương pháp giải:
Thông qua nội dung truyện và phần kết truyện, nêu những suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa nhan đề truyện.
Lời giải chi tiết:
Kết truyện gợi cho em nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của nhan đề truyện, hình ảnh loài hoa tử huyền có màu trắng, vị mặn, bé bằng dâu tằm, người ta vẫn hay gọi là hoa muối của rừng; loài hoa tượng trưng cho may mắn, điềm báo cho đất nước thanh bình, mùa màng phong túc.
Nhan đề “Muối của rừng” như tượng trưng một biểu tượng thiêng liêng, một khát khao hướng thiện. Con người sẽ luôn tồn tại những góc khuất cần đào bới, nếu ngay từ đầu ông Diểu là người đang tàn phá thiên nhiên, thì về ông lại là người đang cứu chúng, ông được trở về với bản chất của con người tốt đẹp vốn có của mình.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện và cho biết:
Phương pháp giải:
Khai thác nội dung của văn bản truyện, liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện và trả lời các câu hỏi để bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Điểu?
Phương pháp giải:
Khai thác nội dung của văn bản truyện, chỉ ra điểm đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ thông qua cách phản ứng của bầy khỉ. Đồng thời chỉ ra nét tính cách của nhân vật ông Điểu trước sự thay đổi đối với bầy khỉ
Lời giải chi tiết:
- Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy mối quan hệ đặc biệt của các thành viên gia đình khỉ. Khi khỉ đực bị thương, khỉ cái và khỉ con đã có những hành động, thái độ khiến cho người đọc có những liên tưởng đẹp về mối quan hệ của gia đình khỉ. Đó là tình cảm huyết thống thiêng liêng, tình cảm ấy vượt lên trên mọi rào cản, khỉ cái luôn theo dõi, quan sát mọi hành động của ông Diểu đối với khỉ đực, khỉ cái sẵn sàng đối đầu với nòng súng của ông Diểu, không sợ chết, quay lại đồng hành cùng khỉ đực. Thứ tình cảm huyết thống ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn, làm thức tỉnh sự lương thiện trong con người của ông Diểu.
- Sự thay đổi thái độ với bầy khỉ thể hiện ông Điều là một người có tấm lòng lương thiện, bản chất tốt đẹp, chính những điều đó đã chiến thắng cái ác, hướng tâm hồn của ông tới cái thiện.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc kĩ đoạn “Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ….lừa ông sao được?”, liệt kê các câu văn trong đoạn vào bảng sau và nhận xét về sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật (làm vào vở):
Lời người kể chuyện
Lời nhân vật
Đối thoại
Độc thoại
Phương pháp giải:
Khai thác nội dung của đoạn trích “Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ….lừa ông sao được?”, chỉ ra những câu văn đặc sắc trong đoạn và hoàn thành bảng. Từ đó, nhận xét về sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Lời người kể chuyện
- “Sự hỗn loạn của đàn khỉ khiến cho ông Diểu sợ hãi run lên. Ông vừa làm điều ác…”
- “Ông Diểu rên lên khe khẽ”
- “Ông Diểu tức giận giương súng. Hành động hi sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét”.
Lời nhân vật
Đối thoại
“Đồ gian dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như bà trưởng giả. Sự tan rã đạo đức bắt đầu từ những tấn kịch thế này. lừa ông sao được?”
Độc thoại
“Chạy đi”
→ Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều ở nhiều khía cạnh, người đọc có thể dễ dàng khai thác những sự vật, sự việc xung quanh nhân vật chính đồng thời dễ dàng quan sát được hành động, suy nghĩ, nội tâm của nhân vật ông Diểu trước những sự vật, sự việc đang diễn ra. Cách kết hợp này giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, đa chiều, hấp dẫn, kích thích sự thích thú của người đọc.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu và chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nào?
Phương pháp giải:
Tập trung khai thác đoạn cuối văn bản, từ đó cho biết trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu, chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết cụ thể.
Lời giải chi tiết:
- Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh của lòng trắc ẩn, lương thiện, khát khao hướng thiện. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn.
- Hình ảnh “muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nhân vật ông Diểu buồn bã ngồi nhìn “con khỉ đực nằm dài trên vạt cỏ ướt” và “buồn bã tê tái đến tận đáy lòng”, “cay cay sống mũi” khi chứng kiến cả hai con khỉ. Ông quyết định “phóng sinh” cho con khỉ bởi bản thân ông tự nhận ra “Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên từng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. Ông trở về cùng hai bàn tay trắng và cơ thể trần truồng với phần người trỗi dậy và thắng thế.
→ Sự thức tỉnh lương tâm con người.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo bạn, truyện ngắn Muối của rừng hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?
Phương pháp giải:
Thông qua nội dung toàn bộ truyện ngắn, đưa ra quan điểm của bản thân đối với nhận định đã nêu ở đề bài và lý giải.
Lời giải chi tiết:
Theo em, truyện ngắn Muối của rừng hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện cũng như cách kể chuyện của tác giả.
Bởi lẽ, thông qua những phương diện khác nhau, người đọc lại cảm nhận được những giá trị đặc sắc khác nhau. Trước hết, ở phương diện nội dung, dưới ngòi bút tài năng của mình, tác giả không đơn thuần chỉ kể câu chuyện đi săn của nhân vật ông Diểu mà còn khéo léo gửi gắm những vấn đề nhân sinh rất phổ quát. Đó là cuộc đấu tranh không ngừng giữa thiện và ác, giữa con người và thế giới tự nhiên. Cụ thể: con người xuất hiện trong một cuộc đi săn, dưới sự cứu rỗi của cái đẹp đã xóa dần những tấm màn ảo tưởng, những định kiến mà họ tự dựng lên và tin vào trước đó. Cuối cùng con người đối mặt với chính mình – dù trần trụi, lạnh lùng nhưng vô cùng đẹp đẽ với thứ duy nhất còn lại chính là thiên lương thuần khiết.
Bên cạnh giá trị về nội dung, giá trị trong nghệ thuật cách kể chuyện cũng chính là yếu tố tạo nên sự thành công của tác phẩm. Nguyễn Huy Thiệp khéo léo sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ mang tính triết lý sâu sắc trong một giọng văn lạnh lùng, kiêu bạc thấm đẫm con chữ. Cách xây dựng nhân vật và tình huống truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã được “lạ hóa”, chẳng giống bất kỳ ai. Một ông lão, cô độc, vào rừng đi săn trong một sớm xuân.
→ Đọc “Muối của rừng” để thấy truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải chỉ có cái ác, cái xấu xa, cái ti tiện. Bức tranh về số phận con người trong những tác phẩm của ông không chỉ toàn màu đen. Ở đó vẫn ngời sáng những nhân cách đẹp, những tâm hồn thuần khiết, sáng trong tựa suối nguồn.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa - xã hội của mỗi truyện, hãy lí giải sự tương đồng và khác biệt ấy?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung, chi tiết và câu văn nổi bật, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941). Từ đó lý giải sự tương đồng và khác biệt
Lời giải chi tiết:
- Điểm tương đồng: Cả hai tác giả đều khéo léo xây dựng tình huống, đưa con người vào thiên nhiên, từ những cuộc chiến, va chạm, tiếp xúc mà con người rút ra được những suy tưởng cho chính mình và cho cả độc giả. Đồng thời, tác giả không tập trung miêu tả thiên nhiên hay con người mà hai hình ảnh thiên nhiên và con người luôn được diễn tả song hành.
- Điểm khác biệt :
+ Trong truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), tác giả xây dựng tình huống để con người đàn áp thiên nhiên, ông Diểu có thể tự tin cầm súng vào rừng bắn khỉ thể hiện tâm thế đối đầu trực diện với thiên nhiên nhưng tới cuối cuộc săn, chứng kiến tình cảm của gia đình khỉ, ông Diểu nhận ra sự tương đồng giữa người và thú, liên kết giữa tự nhiên và văn hóa, và sự nhận thức về gánh nặng và trách nhiệm chung của muôn loài khi cùng chung sống trong một ngôi nhà sinh thái. Từ nhận thức ấy, ông Diểu quay về bản dạng nguyên thủy và tìm về với thiên nhiên trong đoạn kết truyện. Từ hình ảnh ông Diểu trần truồng, lặng lẽ rời đi, tác giả muốn gửi gắm bức thông điệp về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên.
+Còn trong truyện ngắn Chiều sương (Bùi Hiển, 1941), tác giả lại xây dựng tình huống thiên nhiên dữ dội, mạnh mẽ quật ngã con người. Những người dân chài gắn bó, sống đời đời kiếp kiếp với biển khơi, dù biển khơi có đôi khi giận giữ, làm cho sóng to biển lớn, tạo ra thử thách cho con người nhưng biển khơi và con người, đặc biệt là những người dân lao động vùng biển, không thể tách rời, gắn bó sâu sắc. Từ đó mà mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ thắm thiết, nuôi sống, bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau.
5. Bài soạn 'Muối của rừng' - phiên bản 2
* Chuẩn bị đọc:
Câu hỏi (trang 16 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhan đề của truyện ngắn gợi cho bạn những liên tưởng gì?
Trả lời:
- Nhan đề của truyện ngắn gợi cho ta thấy được sự bí ẩn, đẹp đẽ và huyền ảo của khu rừng.
* Trải nghiệm cùng văn bản:
Theo dõi: Chú ý quan sát, theo dõi hành động của gia đình khỉ từ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố.
- Gia đình khỉ hoảng loạn.
- Khỉ cái liều mạng muốn đến gần nâng con khỉ đực nhỏm lên.
- …
Suy luận: Vì sao ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn?
- Miệng vực, sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cây và xóa đi cảnh vật. Trong khi đó đó dưới sâu hun hút thì vang lên tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ.
Dự đoán: Bạn đoán xem liệu ông Diểu có cứu con khỉ đực không?
- Theo em ông Diểu có cứu con khỉ đực.
Hành động: Hành động này của ông Diểu có gây bất ngờ cho bạn không?
- Hành động này của ông Diểu không gây bất ngờ cho em, vì ông Diểu vốn là người hiền lành và ấm áp.
Suy luận: Kết truyện gợi cho bạn suy nghĩ về ý nghĩa của nhan đề truyện?
- Nhan đề cho ta thấy những người hiền lành tốt bụng ắt sẽ gặp được những điều may mắn.
* Suy ngẫm và phản hồi:
Nội dung chính:
“Muối của rừng” kể về cuộc đi săn vào một ngày xuân rất đẹp của ông Diểu. Ông Diểu nhắm bắn một con khỉ đực, và từ đó nhiều sự việc liên tiếp xảy ra với ông Diểu, khiến ông Diểu thay đổi nhận thức của mình về thế gới tự nhiên và với chính mình. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh hoa tử huyền và ông Diểu ra về trong làn mưa xuân, một hình ảnh tuyệt đẹp.
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện và cho biết:
Trả lời:
Các sự kiện chính của câu chuyện như sau:
- Mùa xuân, ông Diểu đi săn. Ông bắn hạ khi bố.
- Khỉ bố bị thương nặng, khi mẹ quyết tâm cứu khi bố.
- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và cùng rơi xuống vực với khẩu súng.
- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khi mẹ lẽo đẽo theo sau.
- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.
- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đoá hoa tử huyển nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.
Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Diểu?
Trả lời:
- Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy mối quan hệ đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Khi khỉ đực bị thương, khỉ cái và khỉ con đã làm cho người đọc có suy nghĩ đẹp về mối quan hệ của gia đình khỉ. Không chỉ với con người, con vật cũng mang trong mình những tình cảm riêng và cách phản ứng của bầy kỉ chính là tình cảm huyết thống thiêng liêng.
- Sự thay đổi thái độ với bầy khỉ đã cho thấy ông Điểu là một người lương thiện và biết yêu thương động vật.
Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đọc kĩ đoạn “Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ ... lừa ông sao được?", liệt kê các câu văn trong đoạn vào bảng sau và nhận xét về sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật (làm vào vở):
Lời người kể chuyện
Lời nhân vật
Đối thoại
Độc thoại
Trả lời:
Lời người kể chuyện
- “Sự hỗn loạn của đàn khỉ khiến cho ông Diểu sợ hãi run lên. Ông vừa làm điều ác…”
- “Ông Diểu rên lên khe khẽ”
- “Ông Diểu tức giận giương súng. Hành động hi sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét”.
Lời nhân vật
Đối thoại
“Chạy đi”
Độc thoại
“Đồ gian dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như bà trưởng giả. Sự tan rã đạo đức bắt đầu từ những tấn kịch thế này. lừa ông sao được?”
=> Người kể chuyện (có vai trò dẫn dắt câu chuyện) đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác mọi sự việc trong câu chuyện và giúp cho lời nhân vật được rõ nét hơn.
Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu và chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nào?
Trả lời:
- Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” được kết tinh từ lòng trắc ẩn và khát khao hướng thiện. “Muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết ông Diểu, qua cách ông buồn bã khi nhìn con khỉ đực nằm dài trên cỏ và sự xúc động khi chứng kiến phản ứng của bầy khỉ:
+ “một nỗi buồn tê tái đến tận đáy lòng”
+ “Hóa ra ở đời trách nhiệm đè lên từng sinh vật quả thật nặng nề”
+…
=> Qua đó, ông đã thấy bản thân mình được thức tỉnh và muốn hướng thiện.
Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo bạn, truyện ngắn Muối của rừng hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?
Trả lời:
- Theo em, “Muối của rừng” hấp dẫn do nội dung câu chuyện. Câu chuyện có kết cấu đơn giản là cuộc đối đầu giữa con người (ông Diểu) và đôi khỉ. Ông Diểu đại diện cho thế giới văn minh, được trang bị đầy đủ thì hai vợ chồng khỉ là hiện thân của thiên nhiên. Câu chuyện hấp dẫn ở chỗ ít nhân vật, tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là quá trình biến đổi tính cách, con người ông Diểu từ ý định phá huỷ thiên nhiên đến cứu rỗi và trở về với thiên nhiên. Theo dõi quá trình đó, ta mới nhận thấy câu chuyện hấp dẫn và đem đến nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Câu 6 (trang 21 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hoá – xã hội của mỗi truyện, hãy lý giải sự tương đồng và khác biệt ấy.
Trả lời:
Chiều sương
Muối của rừng
Tương đồng
Đều nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, thái độ của con người đối với tự nhiên.
Khác nhau
Đối tượng
tự nhiên
Biển cả
Rừng núi
Tác động với
tự nhiên
Thụ động (thiên nhiên tấn công con người).
Chủ động (con người tấn công thiên nhiên).
Thái độ của
con người
- Xem tự nhiên là nguồn sống.
- Từ sợ sệt đến chai lì, quen thuộc trước những bất trắc của tự nhiên.
- Xem tự nhiên là thú vui.
- Ban đầu áp đặt những suy nghĩ của mình lên tự nhiên, về sau được cảm hóa và trở về với bản chất thiện lượng, hòa hợp và yêu mến tự nhiên.
Lí giải
Chiều sương được viết dưới một cái nhìn nhân văn về biển cả – quê hương Bùi Hiển, chan chứa yêu thương về con người, không nhằm mục đích phân tích, lí giải, đi sâu vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Việc miêu tả sự bất trắc của tự nhiên chỉ là cái cớ để nói lên lòng thông cảm sâu sắc với những con người bình thường, có số phận không may mắn (có thể đọc thêm bút ký Bám biển cùng của nhà văn).
- Muối của rừng có thể được xem là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học đương đại Việt Nam viết về sinh thái. Tác giả chú tâm miêu tả quá trình tương tác giữa con người và tự nhiên và được thiên nhiên chữa lành những thành kiến, suy nghĩ tiêu cực của con người. Vì lẽ đó mà Muối của rừng được phân tích và lí giải kỹ hơn mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
– Giai đoạn Nguyễn Huy Thiệp sáng tác là thời kỳ những vấn đề sinh thái đang được đặt ra nghiêm trọng nên tác giả xoáy sâu vào đề tài này.
6. Bài viết 'Muối của rừng' - mẫu 3
Câu 1. Liệt kê các sự kiện chính trong câu chuyện và phân tích:
Trả lời:
Câu 2. Phản ứng của bầy khỉ trong truyện tiết lộ điều gì đặc biệt về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ phản ánh đặc điểm nào của nhân vật ông Diểu?
Trả lời:
- Phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy sự gắn bó đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Khi khỉ đực bị thương, hành động của khỉ cái và khỉ con đã khiến người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc trong mối quan hệ gia đình khỉ. Dù là động vật, chúng cũng có tình cảm và cách phản ứng của bầy khỉ là minh chứng cho tình cảm huyết thống thiêng liêng.
- Sự thay đổi thái độ với bầy khỉ cho thấy ông Điểu là người lương thiện và yêu thương động vật.
Câu 3. Đọc kĩ đoạn “Sự hỗn loạn của cả dân khi ... lừa ông sao được?”, liệt kê các câu văn trong đoạn vào bảng và đánh giá sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Từ bảng trên, nhận xét sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Trả lời:
→ Nếu người kể chuyện có vai trò dẫn dắt câu chuyện thì vai trò đó giúp khai thác mọi sự việc trong câu chuyện và làm rõ lời nhân vật hơn.
Câu 4. Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” có nguồn gốc từ đâu và chủ yếu thể hiện qua hình ảnh, chi tiết nào?
Trả lời:
- Theo quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” được hình thành từ lòng trắc ẩn và khát khao hướng thiện. “Muối của rừng” chủ yếu thể hiện qua hình ảnh, chi tiết ông Diểu, qua sự buồn bã khi nhìn con khỉ đực nằm trên cỏ và cảm xúc khi chứng kiến phản ứng của bầy khỉ. Ông cảm nhận được sự thức tỉnh và mong muốn hướng thiện.
Câu 5. Theo bạn, truyện ngắn Muối của rừng hấp dẫn hơn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện?
Trả lời:
Theo ý kiến của em, truyện ngắn Muối của rừng hấp dẫn bởi cả nội dung lẫn cách kể chuyện. Nội dung không đặc sắc thì mọi yếu tố như cách kể chuyện và thông điệp sẽ không còn ý nghĩa. Nội dung câu chuyện là quan trọng nhất nhưng cách kể chuyện của tác giả làm cho nó thêm sinh động và thú vị.
Câu 6. Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986) và Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có điểm tương đồng và khác biệt nào? Giải thích sự tương đồng và khác biệt từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa – xã hội của mỗi truyện.
Trả lời:
- Điểm tương đồng giữa mối quan hệ con người và thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986) và Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) là:
+ Tác giả không chỉ miêu tả thiên nhiên hay con người mà hai yếu tố này luôn song hành và hòa quyện với nhau.
+ Câu chuyện xây dựng tình huống đưa con người vào cuộc chiến với thiên nhiên và rút ra ý nghĩa cho chính mình.
- Điểm khác biệt giữa mối quan hệ con người và thiên nhiên trong hai truyện là: