1. Mẫu bài soạn về 'Mắc mưu Thị Hến' (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - phiên bản 4
I. Tìm hiểu tác phẩm Mắc mưu Thị Hến
- Thể loại: Tuồng hài: tuồng là một loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc, ra đời từ xa xưa, do các tác giả dân gian sáng tác và được lưu truyền tới ngày nay.
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Đoạn trích “Mắc mưu Thị Hến” được trích trong vở tuồng nổ tiếng “Ngao, Sò, Ốc, Hến”
- Phương thức biểu đạt : tự sự
- Bố cục:
- Phần 1: từ đầu đến ...“sẽ bày tự tình”
- Phần 2: tiếp đến ... “ hễ phá giới tức hành trảm quyết”
- Phần 3: tiếp đến... “ giữ dạ đừng ham của lạ”
- Phần 4: còn lại
- Tóm tắt:
Ốc và Ngao rủ nhau đi ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò. Chúng đem bán tang vật cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện của gian trói Thị Hến lên quan huyện xét xử. Bởi vì quan huyện và thầy Đề u mê trước vẻ đẹp của nàng nên đã tha bổng cho Thị Hến. Nghêu là một thầy tu phá giới, sa đọa cũng có ý với Hến. Hến cho mời cả ba đến nhà vào một buổi tối, và đã dùng mưu, tại đây đã diễn ra một cuộc hội ngộ đầy bẽ bàng và nhục nhã.
- Giá trị nội dung:
- Thị Hến là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại, mưu trí, ứng biến mọi tình huống rất tinh tế và vô cùng khôn khéo.
- Thầy Để, Nghêu, Quan Huyện: tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.
- Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật với những tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội đương thời
- Tình huống tuồng đắt giá giúp các nhân vật bộc lộ hết bản chất
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mắc mưu Thị Hến
- Nhân vật Thị Hến
- Thị Hến là một người đàn bà góa chồng nhưng trẻ trung, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa.
- Thị Hến mua nhầm phải tang vật của vụ ăn trộm từ Ốc và Ngao
- Sau đó bị Lý Hà phát hiện bắt giải Thị Hến quan huyện xét xử
- Nhưng trước nhan sắc của Thị Hến cả Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê mẩn.
- Huyện Trìa ưu ái xử cho Thị Hến thắng kiện
“Chào thầy mới tới
trà nước vội vàng”
=> Lịch sự, lễ phép chào mời khách đến chơi nhà
“Đành lòng đây đó giao duyên
sợ nỗi thế gian đàm tiếu”
=> Thị Hến sợ mang tai tiếng về danh dự và nhân phẩm, lẳng lơ
- Gài bẫy để cả ba người là thầy Đề, Nghêu, quan Huyện đều phải xuất đầu lộ diện trong tình huống xấu hổ, nhục nhã ê chề
- Nhân vật Nghêu
- “ Kệ kinh chuông mõ trả cho chùa”
=> Là một thầy tu lừa bịp, đểu cáng, dựa dịp
- Hắn đã gieo quẻ chỉ hướng cho Ốc vào ăn trộm nhà Trùm Sò
- “ Này! Này! Thím ơi! Mỗ đã sang, mở cửa cho mình vào với”
=> Nghêu gõ cửa nhà Hến, hành động phá giới luật, không trang nghiêm, đường hoàng.
- Thái độ của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Hến
- “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min”
=> Hoảng hốt, luống cuống, tìm chỗ ẩn nấp
- “Chớ ra cửa có thầy Đề đứng đó”
=> Dặn Hến không được mở cửa cho thầy Đề vào vì sợ bị lộ thân phận, còn mình trốn xuống gầm phản
- Khi nghe thấy lời của Đề Hầu xỉa xói
=> Tức tối, soi sục trong lòng, một phần thấy nhục nhã
- Nhân vật thầy Đề
- “Ơn mỗ cứu cho bữa trước
….
Sao đã cùng ông Huyện kết duyên
Mà vội phụ thầy Đề tình ngãi”
=> Nhắc nhở Thị Hến về công lao của mình hôm xử kiện ở công đường
=> Bày tỏ tình cảm với Hến, trách Hến sao lại đồng ý qua lại với quan Huyện
- Mỉa mai, châm biếm Nghêu giữa nhà Hến
+ “ Lỗ tai nghe quá chướng
Hễ phá giới tức hành trảm quyết”
- Khi biết tin thầy Huyền đến
+ “ Chắc hẳn thầy Đề mang khổ”
=> Tâm trạng lo lắng, sợ sệt, hoảng loạn
- Nhân vật Huyện Trìa
- Nịnh bợ Thị Hến tha lỗi ch mình vì đã đến muộn
+ “Thôi chớ làm giận, làm hờn nữa mà”
- Lại tiếp tục mỉa mai, nói móc Ngêu
+ “Phàm tu hành mà đã xuất gia
Có phá giới đánh đòn phát lạc”
=> Nghêu không chịu được sự xỉ nhục thêm nữa, lồm cồm bò ra , dùng những lời lẽ ngon ngọt để nịnh quan huyện
=> Đề Hầu cũng lộ diện, tố cáo Thị Hến và Nghêu mưu mẹo lừa gạt hắn ta và chịu lỗi trước quan huyện
=> Tất cả cùng đối mặt với nhau trong một tình huống thật chớ trêu và căng thẳng
Kết luận
- Thị Hến là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại, mưu trí, ứng biến mọi tình huống rất tinh tế và vô cùng khôn khéo.
- Thầy Để, Nghêu, Quan Huyện: tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.
Chuẩn bị
- Tuồng hài thường sử dụng một số thủ pháp gây cười như: "gậy ông đập lưng ông”; kết cục bất ngờ trái ngược hoàn toàn với điều chờ đợi, lối chơi chữ, sử dụng câu đố, nói lái, nói liều để gỡ thế bị; đem cái cao quý, thiêng liêng đặt bên cạnh cái dung tục, tầm thường.... Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một vở tuồng hài xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX.
- Tóm tắt vở tuồng
Ốc và Ngao rủ nhau ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò, bị đuổi bắt nhưng sau trốn thoát được. Chúng đem bán đồ ăn trộm cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện của gian, bắt trói Thi Hến giải lên huyện. Gặp Thị Hến, cả viên Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê thị. Huyện Trìa xử cho Thị Hến thắng kiện. Nghêu – một thầy tu phá giới, sa đoạ, đến tán tinh Thị Hến. Thị Hến hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Ở nhà Thị Hến, khi Nghêu đang tán tỉnh thì Đề Hầu gõ cửa. Nghêu phải chui vào gầm phản. Huyện Trìa tới, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Thị Hến dùng mưu để cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
- Đọc trước văn bản Mắc mưu Thị Hến
- Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh hoạ trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì.
Trả lời:
- Dựa vào tóm tắt và bức ảnh minh họa, em đoán mưu kế của Thị Hến là dẫn dụ cả ba kẻ Nghêu, Huyện Trìa và Đề Hầu đến nhà mình và để họ bị một phen bẽ mặt.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Nội dung chính Mắc mưu Thị Hến: Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ của ba người Nghêu, Huyện Trìa và Đề Hầu tại nhà Thị Hến.
Câu 1 trang 69 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý các chỉ dẫn sân khấu để xác định ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật.
Trả lời:
- Nghêu: chui xuống gầm phản
- Đế Hầu: trốn
- Thị Hến: kêu Nghêu chui xuống gầm phản, kêu Đề Hầu trốn
Câu 2 trang 70 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đế Hầu đang gõ cử nhà Thị Hến.
Trả lời:
- Cử chỉ, hành động: gõ cửa nhà Thị Hến, chui xuống gầm phản để trốn.
- Thái độ: hoảng loạn khi Đề Hầu đến
Câu 3 trang 70 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đế Hầu.
Trả lời:
Thị Hến mở cửa, mời Đề Hầu vào nhà, dùng lời lẽ tốt đẹp nhằm lừa Đề Hầu mắc bẫy.
Câu 4 trang 71 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đế Hầu.
Trả lời:
Nghêu cảm thấy hoảng sợ, lo lắng khi nghe Đề Hầu nói kẻ phá luật sẽ hành trảm quyết.
Câu 5 trang 71 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Hình dung gương mặt, cử chỉ, thái độ của Đế Hầu khi nghe tiếng quan huyện.
Trả lời:
Đề Hầu sợ hãi, mặt biến sắc, thính giác trở nên kinh hồn. Hắn sợ nếu để Huyện Trìa phát hiện sẽ bị phạt nặng lên đã nhanh tìm chỗ trốn.
Câu 6 trang 73 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý hành động của Nghêu.
Trả lời:
Hành động của Nghêu: từ gầm giường bò ra và nói những lời hay ý tốt để nịnh quan huyện.
Câu 7 trang 73 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý hành động của Đế Hầu.
Trả lời:
Hành động của Đề Hầu: lổm cổm bò ra và tố cáo Nghêu và Thị Hến.
Câu 8 trang 74 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?
Trả lời:
Cả 3 nhân vật rời đi trong sự tức giận, xấu hổ, hối cải và tự nhủ với bản thân phải biết giữ phép tắc.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 74 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.
Trả lời:
- Bối cảnh: buổi tối và ở nhà Thị Hến
- Tóm tắt nội dung: Nghêu đến gõ cửa vào nhà Thị Hến và bày tỏ niềm mến ngộ đã lâu. Trong lúc cả hai đang mặn nồng thì Đề Hầu đến, Thị Hến liền bảo Nghêu chui xuống phản để trốn trước. Đề Hầu vào, Thị Hến dùng lời lẽ ngon ngọt thể hiện tình cảm sâu đậm và sau đó hỏi về chuyện tu phá giới. Đang lúc đó, Huyện Trìa xuất hiện, Đề Hầu nhanh chóng tìm chỗ trốn. Huyện Trìa vào, bày tỏ tình cảm của mình với Thị Hến, cùng lúc đó Nghêu chui ra và Đề Hầu cũng bò ra. Ba người nhìn nhau vừa giận, vừa xấu hổ mà bỏ về.
Câu 2 trang 74 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...
Trả lời:
Yếu tố gây cười của tác phẩm được thể hiện ở cách xây dựng tình huồng truyện độc đáo và phản ứng của mỗi nhân vật. Từ Nghêu – một thầy tu mù, đến nhà Thị Hến nhằm tán tỉnh thị, không ngờ gặp phải Đề Hầu cũng đến nhà Thị Hến. Nghêu đành chui xuống gậm phản để trốn. Rồi Huyện Trìa cùng đến khiến Đề Hầu phải trốn. Khi nghe Huyện Trìa nói sẽ trừng phạt những kẻ tu mà phá giới, Nghêu chui ra và dùng lời nói tốt đẹp để lấy lòng quan lớn, tránh khỏi bị phạt. Rồi Đề Hầu cũng xuất hiện, ba người nhìn nhau mà vừa thấy tức giận, vừa thấy xấu hổ.
Câu 3 trang 74 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.
Trả lời:
- Chỉ dẫn sân khấu: Nghêu chui xuống gầm phản, Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu lổm cổm bò ra
- Tác dụng: chỉ bằng những câu văn ngắn gọn, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra được sự hèn nhát, đáng khinh bỉ của hai nhân vật. Một người là thầy tu nhưng lòng vẫn mang theo tình cảm nam nữ, một kẻ là quan nhỏ cũng mang theo những ham muốn trần tục. Từ đó khắc họa thành công 2 nhân vật của vở tuồng, tạo tiếng cười sảng khoái cho người xem.
Câu 4 trang 74 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật?
Trả lời:
Qua từng lời chỉ dẫn, cách xây dựng tuyến cảm xúc, hành động của nhân vật, tác giả nhằm thể hiện sự châm biếm, phê phán các nhân vật – đại diện tiêu biểu của một bộ phận người ngày xưa. Những người mang trong mình sự đen tối, tình cảm trần tục của thầy tu, quan lớn với thói trăng hoa quen đường và sự nịnh nọt, buộc tội lẫn nhau và sự lẳng lơ, trơ trẽn của nhân vật Thị Hến. Qua đó, ta thấy rõ bộ mặt thối nát của xã hội phong kiến.
Câu 5 trang 74 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Trả lời:
Em ấn tượng với chi tiết cả ba người nhìn nhau, tự thấy hổ thẹn, bỏ về và hứa từ nay không dám làm như thế nữa. Đó là một chi tiết vừa buồn cười, vừa hả dạ. Bởi 3 người đến đều mang trong mình một mục đích là ve vãn Thị Hến nhưng cuối cùng chẳng ai thành công mà hơn nữa còn bị bẽ mặt. Bọn họ hoàn toàn bị dụ vào âm mưu của Thị Hến và kết quả cho thói trăng hoa, tham của lạ đó là bị bẽ mặt và hứa sẽ không mắc sai lầm như vậy nữa.
Câu 6 trang 74 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?
Trả lời:
Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến vẫn mang đậm ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay. Đó là tiếng cười trước một nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian của dân tộc. Một vở tuồng mang hơi thở của sự cổ kính, xa xưa, khiến người nghe không chỉ cười sảng khoái mà còn mang trong mình những suy nghĩ về một thời kì trong xã hội phong kiến thối nát khi con người trở nên ngày càng sa đọa, đồi bại.
2. Bài soạn 'Mắc mưu Thị Hến' (Ngữ văn lớp 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 5
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 68, 69 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Mưu kế của Thị Hến là làm lộ diện bộ mặt xấu xa của Nghêu, Đề Hầu, và Huyện Trìa
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Văn bản “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” kể về việc ba nhân vật Nghêu, Đề Hầu và Huyện Trìa đều bị Thị Hến lừa. Vào ban đêm, Thị Hến mời cả ba người đến nhà. Khi mọi người đến, họ đều phải tìm chỗ trốn. Khi ba người đã có mặt trong nhà, Thị Hến lập mưu để Nghêu từ dưới gầm giường bò ra, Đề Hầu từ trong thúng chui ra. Cuối cùng, tất cả đều phải lộ diện và chịu cảnh bẽ bàng.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 69 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Nghêu: Nghe tiếng Đề Hầu gõ cửa, liền bò ra từ gầm giường.
Đề Hầu: vào, trốn, ông Huyện tới, nói ngoài cửa, lộm cộm bò ra.
Thị Hến: Nghêu chui xuống gầm phản.
Huyện Trìa: hạ.
Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Ngạc nhiên, hoảng loạn tìm nơi ẩn nấp
Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Chiêu dụ Đề Hầu vào nhà và tìm cách để hắn mắc mưu
Câu 4 (trang 71 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Lo lắng, hoảng sợ
Câu 5 (trang 71 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Ngạc nhiên, e sợ
Câu 6 (trang 73 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Từ dưới gầm giường bò ra
Câu 7 (trang 73 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Lồm cồm bò ra
Câu 8 (trang 74 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Hổ thẹn, xấu hổ
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 74 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Không gian: nhà của Thị Hến
- Thời gian: trời tối
- Tóm tắt
Ba nhân vật Nghêu, Đề Hầu, và Huyện Trìa đều mong muốn chiếm được Thị Hến. Vào ban đêm, Thị Hến mời Nghêu đến nhà, nhưng không biết Thị Hến đã mời cả hai người kia. Nghêu đến trước, khi đang trò chuyện với Thị Hến thì Đề Hầu đến gõ cửa khiến Nghêu phải trốn xuống gầm phản. Khi Đề Hầu vừa vào nhà thì Huyện Trìa tới, Đề Hầu vội vã tìm nơi ẩn nấp. Khi ba người đã tụ tập trong nhà, Thị Hến bày mưu để Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu từ trong thúng chui ra. Tất cả đều phải lộ diện.
Câu 2 (trang 74 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Tình huống: cả ba người đều muốn có Thị Hến và phải vội vàng trốn khi có người khác đến
- Ngôn ngữ: gần gũi, phong phú
- Hành động: Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu tìm nơi trốn
Câu 3 (trang 74 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Một số chỉ dẫn sân khấu trong văn bản Mắc mưu Thị Hến: Tiếng Đề Hầu gõ cửa, Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu: vào, trốn, ông Huyện tới, nói ngoài cửa, lộm cộm bò ra., Thị Hến: Nghêu chui xuống gầm phản, Huyện Trìa hạ,...
=> Tác dụng: tác phẩm trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, người đọc dễ hình dung hành động của nhân vật qua từng câu thoại, từ đó tạo nên tiếng cười trong tác phẩm
Câu 4 (trang 74 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Tác giả dân gian thể hiện sự chỉ trích đối với thói hư, tật xấu của tầng lớp cường hào ác bá, đồng thời ca ngợi tài trí và sắc đẹp của Thị Hến.
Câu 5 (trang 74 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Chi tiết ấn tượng nhất là Nghêu bò ra từ gầm giường và Đề Hầu lồm cồm bò ra
=> Mô tả chính xác sự nhút nhát và xấu hổ của những người tham lam, phê phán thói hư của cường hào trong xã hội bấy giờ.
Câu 6 (trang 74 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Tiếng cười trong đoạn trích còn có ý nghĩa với cuộc sống hiện đại, bởi nó khiến chúng ta suy ngẫm về sự công bằng xã hội, chủ động của phụ nữ trong việc tìm kiếm hạnh phúc, và sự suy đồi của một bộ phận xã hội.
3. Bài soạn 'Mắc mưu Thị Hến' (Ngữ văn lớp 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 6
Thể loại
- Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam
- Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật tuồng.
- Có thể nói tuồng là sân khấu của những người anh hùng... Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera,... là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.
Xuất xứ
+ Văn bản Mắc mưu thị Hến được trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
+ Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.
- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất
- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở
- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lí (1957) gồm có tất cả ba hồi.
Nội dung chính
Thị Hến được cả Đế Hầu và Huyện Trìa cùng mê muội. Bên cạnh đó còn có Nghêu là một thầy tu phá giới, sa đọa đến tán tỉnh Thị Hến. Thị Hến hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đế Hầu đến. Ở nhà Thị Hến, khi Nghêu đang tán tỉnh thì Đế Hầu vào gõ cửa, Nghêu phải chui vào gầm phản. Huyện Trìa tới, Đế Hầu vội tìm chỗ trốn. Thị Hến dùng mưu để cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Giá trị nội dung
- Đoạn trích cho thấy hiện thực về những kẻ có tâm địa dung tục, xấu xa như Nghêu, Đế Hầu và Huyện Trìa
- Lên án và tạo ra tiếng cười sâu sắc, chua cay trong tác phẩm
- Đưa ra bài học còn có ý nghĩa tới ngày nay, cảnh tỉnh con người không nên tham lam, mê muội, sa đọa vào những thói hư tật xấu
- Thể hiện sự phê phán, lên án và cười chê với những thói dung tục, xấu xa, đam mê tửu sắc của con người
Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ dân gian mộc mạc, dễ hiểu
- Nghệ thuật kể chuyện xen lẫn chất trào phúng, hóm hỉnh
Chuẩn bị Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
Đề bài: Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh họa trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì?
Lời giải
Mưu kế: cho cả ba người gồm Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Đọc hiểu bài Mắc mưu Thị Hến
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 71, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Chú ý các chỉ dẫn sân khấu để xác định ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật.
Phương pháp giải:
Lời giải
- Nghêu: gõ cửa nhà Thị Hến, nghe tiếng Đề Hầu kêu cửa thì hoảng hốt, chui xuống hầm phản, bò ra.
- Đề Hầu: kêu, kinh hồn khi nghe tiếng Huyện Trìa, trốn, lổm cổm bò ra.
- Huyện Trìa: nói ngoài cửa, vào, hạ.
- Thị Hến: mở cửa, chỉ nơi trốn cho Nghêu, Đề Hầu.
Câu 2 (trang 72, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến?
Lời giải
Hình dung: Nghêu hoảng hốt, sợ hãi khi biết Đề Hầu gõ cửa nhà Thị Hến. Ông loay hoay tìm chỗ trốn, và được Thị Hến mách chỗ chui xuống gầm phản.
Câu 3 (trang 72, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đề Hầu?
Lời giải
Thị Hến mở cửa đón Đề Hầu đến nhà giữa đêm khuya. Với lời ăn nói khéo léo, khôn khéo, sắc sảo của mình, Thị dụ ông ta nhằm tạo xích mích giữa Nghêu và Đề Hầu.
Câu 4 (trang 73, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đề Hầu?
Lời giải
Nghêu cảm thấy sợ hãi.
Câu 5 (trang 73, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Hình dung gương mặt, cử chỉ thái độ của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện.
Lời giải
Hình dung: cũng giống như Nghêu khi nghe tiếng kêu cửa của Đề Hầu trước nhà Thị Hến, Đề Hầu nghe tiếng Huyện Trìa đến thì lộ rõ sợ khiếp vía, lo lắng, cuống quýt. Ông ta cũng loay hoay tìm cho mình một chỗ núp an toàn.
Câu 6 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Chú ý hành động của Nghêu
Lời giải
Hành động: từ gầm giường bò ra, Nghêu dùng lời ngon ngọt để nịnh bợ Huyện Trìa, tố cáo Đề Hầu là “dâm o chi loại” và dọa phạm giam thì chết. Có thể thấy, hành động của Nghêu là kẻ nịnh hót, không biết nhận lỗi sai.
Câu 7 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Chú ý hành động của Đề Hầu
Lời giải
Hành động: lổm cồm bò ra, Đề Hầu đã nhanh nhảu tố cáo Thị Hến và Nghêu vì cho rằng hai người đã bày mưu nhằm lừa Đề Hầu. Đề Hầu nhanh chóng nhận lỗi trước Huyện Trìa.
Câu 8 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?
Lời giải
Tâm trạng: xấu hổ, dặn lòng không ngứa nghề, tham của lạ.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.
Lời giải
- Không gian: tại nhà Thị Hến.
- Thời gian: vào đêm khuya.
- Nhân vật: Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa.
- Tóm tắt: Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa là 3 nhân vật có tiếng tăm ở huyện. Bọn họ đều muốn có được Thị Hến – người đàn bà góa chồng. Đêm khuya, Nghêu đến nhà Thị, trong lúc đang khua môi múa mép tán tỉnh thì Đề Hầu đến. Lo sợ bị Đề Hầu phát hiện sẽ mất mặt, Nghêu lo lắng tìm chỗ trốn và được Thị chỉ cho chui vào dưới gầm phản. Nghêu vừa trốn thì Đề Hầu vào. Ông ta dùng lời ngon mật ngọt để tán tỉnh cô, thì lần nữa, có người tới gõ cửa. Là Huyện Trìa. Đề Hầu kinh hồn khiếp vía, vội vàng tìm chỗ trốn để không bị phát hiện. Khi Huyện Trìa vào nhà, lúc này đã có mặt đủ 3 người có ý đồ xấu với Thị, Thị bày mưu để Nghêu và Đề Hầu bước ra chỗ trốn. Lúc này, 3 người đối mặt nhìn nhau, xấu hổ, bẽ mặt vô cùng.
Câu 2 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật….
Lời giải
Yếu tố tạo ra tiếng cười:
- Nghêu là ông bói mù nhưng có thói đào hoa. Ông đến nhà tán tỉnh Thị Hến, rồi trốn vào dưới gầm phản khi Đề Hầu đến, lổm cổm bò ra khi nghe Huyện Trìa nói về người tu phá giới thì chỉ có đánh đòn phát lạc. Nếu với Đề Hầu, Nghêu hiện lên sự sợ hãi thì với quan huyện, tuy có sợ nhưng ông cố lấy lòng quan huyện.
- Khi cả 3 người chạm mặt nhau trong nhà Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu và quan huyện đều bẽ mặt. Bởi vì mọi người đến nhà Thị đều có ý đồ xấu. Họ xấu hổ và bẽ mặt trước những người có tiếng trong huyện.
Câu 3 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.
Lời giải
- Chỉ dẫn sân khấu là những từ, những câu được đặt vào dấu (), viết chữ in nghiêng: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, Huyện Trìa tới, Nói ngoài cửa, Đề Hầu trốn, ông Huyện vào, Từ gầm giường bò ra, Lổm cổm bò ra, Hạ.
Tác dụng: làm phong phú hơn đặc điểm của nhân vật, tạo tiếng cười, đồng thời qua đó, người đọc phần nào hiểu hơn về tính cách của mỗi nhân vật trong tác phẩm.
Câu 4 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật.
Lời giải
Thái độ: châm biếm với các nhân vật. Tác giả cho chúng ta thấy được bộ mặt đê tiện của những tầng lớp “có tiếng’ thời phòng kiến. Họ tham lam, bẩn tính, dục vọng đê hèn. Còn đối với Thị Hến, tác giả làm nổi bật sự thông minh của cô khi một mình chống 3 tên quan lại.
Câu 5 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Lời giải
Em ấn tượng với chi tiết cuối cùng của đoạn trích, đó là cảnh 03 người gồm Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa ra về. Chi tiết này làm nổi bật được sự thông minh của Thị Hến khi dẫn dụ họ mắc mưu. Cô khiến họ bẽ mặt với nhau vì họ đều là người có quyền thế tại huyện này. Điều này, khiến họ không còn thói xằng bậy, ý đồ với những người con gái trong huyện.
Câu 6 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay hay không? Vì sao?
Lời giải
Tiếng cười trong đoạn trích vẫn còn mang ý nghĩa đối với hôm nay. Bởi lẽ, vở tuồng này, tiếng cười được tạo nên bởi sự châm biếm đến thâm thúy. Tác giả khéo léo đưa các nhân vật đặt trong tình huống có thực thời xa xưa. Bộ mặt đê hèn của những người có quyền thời phong kiến luôn có ý đồ xấu với những cô gái trẻ, đẹp, góa chồng bị bẽ mặt ra làm sao khi cùng nhau xuất hiện tại nhà Thị. Qua đó, chúng ta thấy được trí thông minh của người phụ nữ. Có thể người phụ nữ chân yếu tay mềm, sức không thể sánh với những người đàn ông, song họ dùng trí để đấu lại. Vở kịch là sự tái hiện một phần của cuộc sống, đưa người đọc về quá khứ, được hoài niệm sau những phút giây mệt mỏi. Hơn hết, đây còn là một loại hình nghệ thuật đặc sắc ở Việt Nam, xem kịch không đơn thuần để giải trí mà ở đó, còn ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc đối với chúng ta.
4. Bài giảng về 'Mắc mưu Thị Hến' (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 1
Nội dung chính
Đoạn trích xoay quanh mưu kế của Thị Hến nhằm làm Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu bẽ mặt.
Chuẩn bị
Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh họa trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc phần tóm tắt, ảnh minh họa.
- Ôn lại kiến thức cũ, vận dụng vào vở tuồng để tìm ra Mưu kế của Thị Hến.
Lời giải chi tiết:
Thị Hến dùng mưu dụ cả ba người là Nghêu, Huyện Trìa và Đề Hầu cùng lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Trong khi đọc Câu 1
Chú ý các chỉ dẫn sân khấu để xác định ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản.
- Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để tìm ra ngôn ngữ, hành động của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Nghêu: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Từ gầm giường bò ra.
- Đế Hầu: vào, trốn, ông Huyện vào, Huyện Trìa tới; Nói ngoài cửa, Lổm cổm bò ra.
- Thị Hến: Nghêu chui xuống gầm phản.
- Huyện Trìa: Hạ.
Trong khi đọc Câu 2
Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản
- Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để nhìn ra cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa.
Lời giải chi tiết:
Nghêu ngạc nhiên, hoảng loạn, tìm chỗ để trốn.
Trong khi đọc Câu 3
Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đề Hầu?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản
- Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để phân tích và nhìn ra điều Thị Hến định làm với Đề Hầu.
Lời giải chi tiết:
- Thị Hến mở cửa mời Đề Hầu vào nhà và dùng những lời lẽ ngon ngọt nói với Đề Hầu nhằm dụ ông ta mắc mưu
- Giả bộ hỏi về việc tu mà phá giới nhằm tạo sự hiềm khích giữa Nghêu với Đề Hầu.
Trong khi đọc Câu 4
Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đề Hầu?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản
- Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để phân tích hoàn cảnh và đoán tâm trạng của Nghêu.
Lời giải chi tiết:
Nghêu cảm thấy hoang mang và lo sợ khi nghe lời phán của Đề Hầu.
Trong khi đọc Câu 5
Hình dung gương mặt, cử chỉ thái độ của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản
- Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để tưởng tượng, hình dung ra cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện
Lời giải chi tiết:
Nghe thấy tiếng quan huyện, Đề Hầu ngạc nhiên, mặt biến sắc, sợ hãi đến kinh hồn.
Trong khi đọc Câu 6
Chú ý hành động của Nghêu
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản,
- Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để tìm ra hành động của Nghêu
Lời giải chi tiết:
Nghêu từ gầm giường bò ra, dùng những lời lẽ ngon ngọt để nịnh quan huyện, lợi dụng cơ hội tố cáo tội Đề Hầu với quan và đe dọa Đề Hầu.
Trong khi đọc Câu 7
Chú ý hành động của Đề Hầu
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản,
- Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để nhìn ra và phân tích hành động của Đề Hầu
Lời giải chi tiết:
Đề Hầu lồm cồm bò ra, tố cáo Thị Hến và Nghêu mưu mẹo lừa gạt hắn ta và chịu lỗi trước quan huyện.
Trong khi đọc Câu 8
Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản, ôn lại kiến thức cũ
- Áp dụng vào văn bản để tìm ra hành động cảu mỗi nhân vtaj, từ đó nhìn ra tâm trạng của cả ba nhân vật
Lời giải chi tiết:
Tâm trạng ba nhân vật cảm thấy bực tức, xấu hổ, ăn năn và hứa với lòng sẽ không bao giờ ngứa nghề, tham của lạ.
Sau khi đọc Câu 1
Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản
- Ôn lại và vận dụng những kiến thức về bối cảnh.
Lời giải chi tiết:
- Không gian và thời gian trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến, thời gian là trời tăm tối.
- Nhân vật tham gia: Nghêu, Thị Hến, Đề Hầu, huyện Trìa.
- Tóm tắt nội dung đoạn trích: Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Sau khi đọc Câu 2
Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật….
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản.
- Chú ý đến những tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật.
- Nhận ra được nguyên nhân tiếng cười của các tình huống gây cười trong tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo. Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến.
Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến. Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.
Sau khi đọc Câu 3
Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản
- Đánh gía tác dụng của chỉ dân sân khấu thông qua văn cảnh, hoàn cảnh của nhân vật và yếu tố thời đại
- Ôn lại và tìm hiểu về những kiến thức của chỉ dẫn sân khấu.
Lời giải chi tiết:
Một số chỉ dẫn sân khấu như: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, trời trời, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, hứ, Huyện Trìa tới, chui choa, Đề Hầu trốn, Huyện Trìa vào, uầy, từ gần giường bò ra....
Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo tiếng cười sảng khoái, khiến cho không khí tuồng càng về sau trở nên hấp dẫn. Đây cũng coi là một phần tạo nên cái hay cho tuồng, giúp cho vở tuồng trở nên đặc sắc hơn. Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho nhân vật tỏa sáng, lộ rõ bản chất, cá tính nhân vật.
Sau khi đọc Câu 4
Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật.
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản
- Cảm nhận chi tiết và diễn biến câu chuyện để rút ra kết luận chung của tác giả dân gian đối với nhân vật.
- Phân tích tháo độ của tác giả dân gian đối với nhân vật thông qua hoàn cảnh của nhân vật, câu chuyện cá nhân của nhân vật và kết cục của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa.
Sau khi đọc Câu 5
Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kỹ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản
- Đánh giá tổng quan toàn bộ chi tiết trong đoạn trích bằng quan điểm các nhân
- Cảm nhận và đánh giá về các chi tiết trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Em ấn tượng nhất với chi tiết cuối cùng của Thị Hến sau khi Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa tức giận rời khỏi nhà Thị Hến. Bởi vì hình ảnh này cho ta thấy được trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam, cả ba người đều là người có chức, có quyền mà lại bị mắc mưu của một người đàn bà góa, người phụ nữ chân yếu tay mềm. Mưu kế đã thành công vang dội, còn dạy dỗ cho đám người đấy hết thói làm càn như “tới ngõ nói điêu”, “đến nhà làm bậy”,...
Sau khi đọc Câu 6
Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản
- Phân tích và đánh giá ý nghĩa của tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến trong xã hội phong kiến cũ và trong xã hội hiện đại. So sánh và đưa ra kết luận khách quan.
- Đánh giá chi tiết tiếng cười của đoạn trích Mắc mưu Thị Hến trong bối cảnh ngày nay.
Lời giải chi tiết:
Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến rất có ý nghĩa đối với cuộc sống ngày hôm nay.
Bời vì đây là vở tuồng hài dân gian, tiếng cười trong vở tuồng này có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ giúp ta sảng khoái tinh thần sau cả ngày làm việc mệt nhọc, mà nó còn là những bài học thâm thúy để ta đáng suy ngẫm.
5. Bài soạn 'Mắc mưu Thị Hến' (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - phiên bản 2
I. Khái quát tác phẩm Mắc mưu Thị Hến
1. Thể loại
Tuồng, luông tuồng, hát bộ, hát bội là những cách gọi một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam. Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương.
Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng.
Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng...Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.
2. Hoàn cảnh ra đời
+ Văn bản Mắc mưu thị Hến được trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
+ Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.
- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất
- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở
- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lí (1957) gồm có tất cả ba hồi.
3. Nội dung chính
Văn bản “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” nói về sự việc cả ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều mắc mưu Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn cả ba tới nhà. Từng người đến và phải đi trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
4. Bố cục
- Phần 1: từ đầu đến ... “sẽ bày tự tình”: Nghêu và Thị Hến
- Phần 2: tiếp đến ... “hễ phá giới tức hành trảm quyết”: Đề Hầu và Thị Hến
- Phần 3: tiếp đến... “giữ dạ đừng ham của lạ”: Huyện Trìa, Đề Hầu và Thị Hến
- Phần 4: còn lại: Kết thúc vở tuồng.
5. Giá trị nội dung
- Lên án và tạo ra tiếng cười sâu sắc, chua cay trong tác phẩm.
- Đưa ra bài học còn có ý nghĩa tới ngày nay, cảnh tỉnh con người không nên tham lam, mê muội, sa đọa vào những thói hư tật xấu.
- Thể hiện sự phê phán, lên án và cười chê với những thói dung tục, xấu xa, đam mê tửu sắc của con người.
6. Giá trị nghệ thuật
Là loại hình tuồng hài, do tác giả sống trong dân gian sáng tác, lấy đề tài trong cuộc sống đời thường và để diễn cho dân chúng xem, nội dung mang tính châm biếm, đả kích quan lại địa phương, giàu chất hài hước, làm cho vở diễn có sức hấp dẫn từ đầu đến cuối... Nhiều nhân vật, diễn tích trong vở trở thành những thành ngữ thông dụng trong dân gian.
Chuẩn bị
Hiển thị nội dung
Yêu cầu (trang 68, 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Đọc trước văn bản Mắc mưu Thị Hến.
- Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh hoạ trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì.
Trả lời:
- Dựa vào tóm tắt và hình minh họa, em đoán Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
- Văn bản “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” nói về sự việc cả ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều mắc mưu Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn cả ba tới nhà. Từng người đến và phải đi trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý các chỉ dẫn sân khấu để xác định ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật.
Trả lời:
- Nghêu: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Từ gầm giường bò ra.
- Đế Hầu: vào, trốn, ông Huyện vào, Huyện Trìa tới; Nói ngoài cửa, Lổm cổm bò ra.
- Thị Hến: Nghêu chui xuống gầm phản.
- Huyện Trìa: Hạ.
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến.
Trả lời:
- Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến thì ngạc nhiên, hoảng loạn, tìm chỗ để trốn.
Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đề Hầu.
Trả lời:
Em đoán Thị Hến mở cửa mời Đề Hầu vào nhà và dùng những lời lẽ ngon ngọt nói với Đề Hầu nhằm dụ ông ta mắc mưu (tình cảm gắn bó lâu dài, không thay đổi nên chuyện ân ái nên thong thả uống rượu trà vui chơi), giả bộ hỏi về việc tu mà phá giới nhằm tạo sự hiềm khích giữa Nghêu với Đề Hầu.
Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đề Hầu.
Trả lời:
- Theo em, Nghêu cảm thấy hoang mang và lo sợ khi nghe lời phán của Đề Hầu.
Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình dung gương mặt, cử chỉ, thái độ của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện.
Trả lời:
- Nghe thấy tiếng quan huyện, Đề Hầu ngạc nhiên, mặt biến sắc, sợ hãi đến kinh hồn. Nếu bị phát hiện thì Đề Hầu sẽ khổ vì vậy mà hắn ta đi tìm chỗ để trốn.
Câu 6 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý hành động của Nghêu.
Trả lời:
- Hành động của Nghêu:
+ Từ gầm giường bò ra, dùng những lời lẽ ngon ngọt để nịnh quan huyện, lợi dụng cơ hội tố cáo tội Đề Hầu với quan “chỉ thị dâm ô chi loại!”
+ Đưa ra lý lẽ “thầy tu mà phá giới cùng lắm chỉ bị đánh đòn còn thầy Lại phạm giam thì phải chết” nhằm đe dọa Đề Hầu.
Câu 7 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý hành động của Đề Hầu
Trả lời:
- Hành động của Đề Hầu: Lổm cổm bò ra, tố cáo Thị Hến và Nghêu mưu mẹo lừa gạt hắn ta và chịu lỗi trước quan huyện.
Câu 8 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?
Trả lời:
- Ba nhân vật cảm thấy bực tức, xấu hổ, ăn năn và hứa với lòng sẽ không bao giờ ngứa nghề, tham của lạ.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.
Trả lời:
- Không gian và thời gian trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến, thời gian là trời tăm tối.
- Nhân vật tham gia: Nghêu, Thị Hến, Đề Hầu, huyện Trìa.
- Tóm tắt nội dung đoạn trích: Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...
Trả lời:
- Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo.
- Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó! Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến.
- Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.
Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.
Trả lời:
- Một số chỉ dẫn sân khấu như: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, trời trời, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, hứ, Huyện Trìa tới, chui choa, Đề Hầu trốn, Huyện Trìa vào, uầy, từ gần giường bò ra....
- Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo tiếng cười sảng khoái, khiến cho không khí tuồng càng về sau trở nên hấp dẫn. Đây cũng coi là một phần tạo nên cái hay cho tuồng, giúp cho vở tuồng trở nên đặc sắc hơn. Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho nhân vật tỏa sáng, lộ rõ bản chất, cá tính nhân vật.
Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật?
Trả lời:
- Trong văn bản, các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ. Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa. Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.
Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Trả lời:
- Em ấn tượng nhất với chi tiết cuối cùng của Thị Hến sau khi Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa tức giận rời khỏi nhà Thị Hến. Bởi vì hình ảnh này cho ta thấy được trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam, cả ba người đều là người có chức, có quyền mà lại bị mắc mưu của một người đàn bà góa, người phụ nữ chân yếu tay mềm. Mưu kế đã thành công vang dội, còn dạy dỗ cho đám người đấy hết thói làm càn như “tới ngõ nói điêu”, “đến nhà làm bậy”,...
Câu 6 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?
Trả lời:
- Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến rất có ý nghĩa đối với cuộc sống ngày hôm nay.
- Bời vì đây là vở tuồng hài dân gian, tiếng cười trong vở tuồng này có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ giúp ta sảng khoái tinh thần sau cả ngày làm việc mệt nhọc, mà nó còn là những bài học thâm thúy để ta đáng suy ngẫm rất nhiều. Xem tuồng ta thấy như cả bầu trời tuổi thơ ùa về, không gian bối cảnh mang đậm nét thôn quê Bắc Bộ, có thể xã hội hiện đại phát triển nhiều thứ mới cao cấp hơn ra đời nhưng chỉ có tiếng cười trong tuồng không khiến ta nhàm chán, không khiến ta mất đi sự náo nức ngóng từng giai đoạn bởi trong đó tuồng vẫn giữ được yếu tố truyền thống hấp dẫn.
6. Soạn bài 'Mắc mưu Thị Hến' (Ngữ văn 10 - SGK Cánh Diều) - mẫu 3
Chuẩn bị
(Câu hỏi chuẩn bị trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều)
- Đọc qua văn bản Mắc mưu Thị Hến.
- Dựa vào tóm tắt vở tuồng và hình minh họa, hãy đoán mưu kế của Thị Hến.
Trả lời
- Mưu kế: Để cả ba nhân vật Nghêu, Đề Hầu, và Huyện Trìa cùng lộ diện và bẽ bàng.
Đọc hiểu
Câu 1 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Nghêu: Khi nghe Đề Hầu gọi cửa, đã từ dưới gầm giường bò ra.
- Đế Hầu: Vào, trốn, ông Huyện vào, Huyện Trìa tới; Nói ngoài cửa, Lổm cổm bò ra.
- Thị Hến: Nghêu trốn dưới gầm phản.
- Huyện Trìa: Hạ.
Câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Nghêu khi biết Đề Hầu gõ cửa nhà Thị Hến thì cảm thấy hoảng hốt, tìm nơi trốn.
Câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Thị Hến mở cửa tiếp Đề Hầu vào khuya để gây mâu thuẫn với Nghêu.
Câu 4 trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Nghêu cảm thấy sợ hãi.
Câu 5 trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Đề Hầu ngạc nhiên, mặt tái mét, hoảng loạn tìm nơi trốn.
Câu 6 trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Hành động: từ dưới gầm giường bò ra, Nghêu nịnh bợ Huyện Trìa, tố cáo Đề Hầu là “dâm o chi loại” và đe dọa giam giữ. Hành động của Nghêu thể hiện sự nịnh hót và không nhận lỗi sai.
Câu 7 trang 73 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Hành động của Đề Hầu: Lổm cổm bò ra, tố cáo Thị Hến và Nghêu đã lừa dối hắn và nhận lỗi trước quan huyện.
Câu 8 trang 74 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
- Tâm trạng: xấu hổ, tự nhủ không nên tiếp tục những thói quen xấu.
Câu hỏi cuối bài
Trả lời câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
Câu 1.
- Không gian: tại nhà Thị Hến.
- Thời gian: vào ban đêm.
- Nhân vật: Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa.
- Tóm tắt: Thị Hến khiến cả Đề Hầu và Huyện Trìa cùng sa lưới. Nghêu, một thầy tu phá giới, cũng bị lôi kéo vào. Thị Hến mời cả ba đến nhà, và trong lúc Nghêu đang tán tỉnh thì Đề Hầu gõ cửa, Nghêu phải trốn xuống gầm phản. Khi Huyện Trìa tới, Đề Hầu cũng vội tìm nơi ẩn nấp. Thị Hến dùng mưu để cả ba cùng lộ diện và bị xấu hổ.
Câu 2.
- Ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu
- Khi ba người gặp nhau trong nhà Thị Hến, cả Nghêu, Đề Hầu và quan huyện đều rơi vào tình huống bẽ mặt.
Câu 3.
- Một số chỉ dẫn sân khấu như: Tiếng Đề Hầu gõ cửa, trời trời, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, hứ, Huyện Trìa tới, chui choa, Đề Hầu trốn, Huyện Trìa vào, uầy, từ gần giường bò ra....
- Tác dụng: làm phong phú hơn đặc điểm của nhân vật, tạo tiếng cười và giúp người đọc hiểu rõ hơn về tính cách của từng nhân vật.
Câu 4.
- Văn bản thể hiện thái độ châm biếm, chỉ trích các nhân vật.
Câu 5.
- Tôi ấn tượng với chi tiết cuối cùng khi Thị Hến, sau khi Nghêu, Đề Hầu và Huyện Trìa rời khỏi nhà, thể hiện sự thông minh của Thị Hến và làm nổi bật sự xấu hổ của ba nhân vật có quyền lực.
Câu 6.
- Tiếng cười trong đoạn trích vẫn còn có ý nghĩa hiện nay. Vở tuồng này sử dụng sự châm biếm sâu sắc để phản ánh cuộc sống và mang lại những phút giây giải trí quý giá.
Tổng kết Soạn bài Mắc mưu Thị Hến Cánh Diều
Tác phẩm Mắc mưu Thị Hến
+ Văn bản Mắc mưu Thị Hến được trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
+ Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
- Thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ cai trị địa phương.
- Là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và vở tuồng đồ nổi bật nhất
- Có nhiều phiên bản khác nhau, đặc biệt là tình tiết đánh ghen cuối vở
- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lí (1957) bao gồm ba hồi.
Giá trị nội dung
- Đoạn trích phản ánh hiện thực về những kẻ xấu xa như Nghêu, Đế Hầu và Huyện Trìa
- Lên án và tạo tiếng cười sâu sắc trong tác phẩm
- Cảnh tỉnh con người về sự tham lam và những thói hư tật xấu
- Thể hiện sự chỉ trích và cười chê những thói xấu và đam mê tửu sắc
Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ dân gian mộc mạc, dễ hiểu
- Nghệ thuật kể chuyện kết hợp trào phúng và hóm hỉnh