1. Bài soạn Thánh Gióng (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) - bản mẫu 4
Chuẩn bị đọc
(trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?
Phương pháp giải:
Suy nghĩ và nêu cảm nghĩ về sự kì lạ này.
Lời giải chi tiết:
Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.
Trải nghiệm cùng VB 1
Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?
Phương pháp giải:
Thử hình dung sự việc sắp xảy ra đối với nhân vật khác thường này.
Lời giải chi tiết:
Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường, có thể làm nên những việc lớn.
Trải nghiệm cùng VB 2
Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu nghĩa của từ “chú bé” và “tráng sĩ” rồi chọn câu trả lời phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Từ "chú bé" vốn chỉ những cậu bé con còn hồn nhiên và chưa nhận thức nhiều về cuộc sống.
- Từ "tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
=> Sự thay đổi trong cách gọi thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.
Trải nghiệm cùng VB 3
Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại những sự việc và chi tiết trong đoạn kết rồi suy nghĩ ý nghĩa của nó.
Lời giải chi tiết:
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa:
- Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân đối với Thánh Gióng.
- Đồng thời cũng giải thích nguồn gốc các sự kiện, địa điểm lịch sử (đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy)
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
- Sự ra đời và lớn lên của Gióng:
+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.
+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào .
+ Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng ra trận và chiến thắng:
+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.
+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.
+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
- Gióng bay về trời: Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn Gióng ngồi dậy nói chuyện với sứ giả và mẹ.
Lời giải chi tiết:
- Khi Gióng nghe được lệnh sứ giả, Gióng đã nói với mẹ: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ giả: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
- Sứ giả kinh ngạc vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được. Đó là một sự việc kì lạ.
- Sứ giả mừng rỡ vì thế mạnh giặc, tình thế đất nước đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ cao cả này.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và tìm các danh từ chỉ nhân vật Gióng qua 2 thời điểm trên.
Lời giải chi tiết:
Liệt kê các từ ngữ chỉ nhân vật:
- Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé.
- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và xem lặp lại danh từ nào nhiều lần nhất khi nói về nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần).
- Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn. Bên cạnh đó cũng thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca đối với người anh hùng dân tộc.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức truyền thuyết và xét xem Gióng có vai trò như thế nào đối với dân tộc trong thời điểm lúc bấy giờ.
Lời giải chi tiết:
Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, mang tầm vóc quốc gia và ảnh hưởng đến toàn dân tộc.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em thử bỏ câu văn đó và xem văn bản có thay đổi gì không rồi trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng cứu nước giúp dân, đúng như đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" mà ông cha ta đã dạy.
Suy ngẫm và phản hồi 7
Câu 7 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và viết lại bằng lời văn của mình.
Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh tượng trưng của nhân dân ta, của các thế hệ cha ông đi trước. Không ngẫu nhiên mà một dân tộc bé nhỏ như đất nước ta đã bao phen giành lại độc lập từ tay các cường quốc trên thế giới. Đó phải nhờ vào sự đoàn kết và tinh thần yêu nước sôi sục của mỗi người dân. Khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì tất thảy mọi người đều mang ý chí chiến đấu, giành lại độc lập. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.
2. Soạn bài Thánh Gióng (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu số 5
Tóm tắt
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ. Tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai. Bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé. Nhưng kì lạ thay, cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh. Vua Hùng bèn sai người đi tìm người tài giúp nước. Khi nghe tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, rồi mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù. Khi giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Ngày nay vẫn còn lại những dấu.
Bố cục Thánh Gióng
Bố cục:
4 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “đặt đâunằm đấy” : Sự ra đời của Gióng.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “giết giặc cứu nước” : Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.
+ Phần 3: Tiếp theo đến “lên trời” : Gióng đánh giặc và bay về trời.
+ Phần 4: Đoạn còn lại: Nhân dân ghi nhớ công ơn.
Nội dung chính Thánh Gióng
Câu chuyện “Thánh Gióng” kể về người anh hùng làng Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Thánh Gióng
* Chuẩn bị đọc:
Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?
- Em nghĩ việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc hết sức kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là con người phi thường, không phải là một người bình thường.
* Trải nghiệm cùng văn bản:
Dự đoán: Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?
- Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một vị thánh thần, một con người phi thường.
Suy luận: Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?
- Từ một "chú bé" ra đời trong hoàn cảnh kì lạ, có những biểu hiện khác thường thì khi đất nước lâm nguy, có giặc ngoại xâm, chú bé ấy bỗng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành "tráng sĩ".
- Cụm từ "tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Qua lối kể đó, thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.
Suy luận: Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân. Đồng thời cũng giải thích được các sự kiện, địa điểm lịch sử ( đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy)
* Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?
- Sự ra đời và lớn lên của Gióng:
+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.
+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, thì Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào.
+ Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi giết giặc ngoại xâm. Cậu bé yêu cầu sứ giả nói với nhà vua nhu cầu về việc rèn áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt và khẳng định sẽ phá tan lũ giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng ra trận và chiến thắng:
+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.
+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.
+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
- Gióng bay về trời:
+ Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.
Câu 2: Nhận vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?
- Khi Gióng nghe được tin sứ giả theo lệnh vua đi tìm người tài giỏi cứu nước, đã nói với mẹ: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ giả: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
- Theo em, khi nghe Gióng nói, sứ giả kinh ngạc vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được.
Sứ giả mừng rỡ vì thế giặc đang mạnh, tình thế đất nước lại đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà chưa tìm được, mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ khó khăn này.
Câu 3: Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?
Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc
Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc
cậu bé
tráng sĩ
đứa trẻ
Phù Đổng Thiên Vương
đứa bé
chú bé
Câu 4: Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?
- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần).
- Tác dụng:
+ Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng, tráng sĩ phải có sức mạnh cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn.
+ Cái vươn vai của Gióng đã đạt đến độ phi thường ấy: Gióng trở thành tráng sĩ, dùng sức mạnh để tiêu diệt giặc ngoại xâm, cứu giúp đất nước khỏi chiến tranh, bảo vệ bờ cõi nước ta.
Câu 5: Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
- Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao.
+ Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm
+ Nhiệm vụ của Gióng quan trọng vì Gióng đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc, giúp nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình.
Câu 6. Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
- Em không đồng ý với ý kiến trên
- Lí do:
+ Vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Thánh Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay.
+ Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng dân tộc.
Câu 7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
- Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi đất nước lâm nguy thì nhân dân sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng:
+ Chi tiết Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước, tinh thần quật cườmg luôn có sẵn trong mỗi người dân.
+ Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
Như vậy, Thánh Gióng chính là hình tượng người anh hùng tiêu biểu cho lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
3. Soạn bài Thánh Gióng (Ngữ văn lớp 6 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
Thánh Gióng
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con để an ủi tuổi già. Một hôm, bà vợ ra đồng trông thấy một vết chân to, bà liền đật chân vào ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng, bà sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng lạ thay, chú bé đã ba tuổi mà vẫn như lúc mới lọt lòng, không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi, đạt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, tàn bạo khiến ai ai cũng đểu câm giận. Nhưng thế giặc rất mạnh, triều đình không thể chống đỡ nổi bèn sai sứ giả đi tìm người tài ra cứu nước. Khi nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé bỗng cất tiếng nói: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con". Nhìn thấy sứ giả, chú bé nói: "Ông tâu với nhà vua chuẩn bị cho tôi một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt. Tôi sẽ đánh tan quân giặc.". Dù rất ngạc nhiên nhưng sứ giả vẫn tâu với nhà vua chuẩn bị những thứ mà chú bé dặn. Và càng lạ lùng hơn, từ sau khi gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chả no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cuối cùng hai ồng bà đành chạy nhờ bà con lối xóm. Mọi người vui vẻ góp gạo nuôi chú vì ai cũng mong chú sớm ra đánh giặc cứu nước.
Giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Mọi người đều hoảng sợ. Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt đến. Chú bé đứng dậy, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn khoẻ mạnh, uy nghi, hùng dũng. Tráng sĩ vỗ vào mông ngựa, ngựa hí lên mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa sáng rực cả góc trời. Tráng sĩ vung roi sắt, quân giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gãy. Tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật tới tấp vào quân giặc. Giặc tháo chạy tán loạn. Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đó, tráng sĩ cởi giáp sắt, cả người cả ngựa bay vút lên trời.
Vua nhớ công ơn, phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay tại quê nhà. Hiện nay, đền thờ vẫn còn ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Tháng tư hằng năm, làng mở hội rất to. Những vết chân ngựa giờ trở thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói rằng, những bụi tre ở huyện Gia Bình bị ngựa phun lửa vào nên mới có màu vàng óng như thế. Những ngọn lửa do ngựa phun ra cũng thiêu cháy một làng, về sau làng đó được gọi là làng Cháy.
Tri thức Ngữ Văn
1. Kiến thức Đọc Hiểu
A. Truyền thuyết
Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.
- Là loại truyện dân gian, dùng phương thức tự sự để kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan đến lịch sử. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.
- Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, có cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo.
B. Nhân vật
- Nhân vật trong văn bản văn học, tác phẩm văn học là con người hay loài vật, đồ vật đã được nhà văn nhân hóa, có số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người
-. Nhân vật trong văn bản truyện thường có những đặc điểm riêng như hiền từ, hung dữ, thật thờ, ranh mãnh, khù khờ.. được nhận biết qua lời của người kể chuyện, qua hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhân vật trong truyện thường được xây dựng làm hai tuyến: Phản diện và chính diện.
- Nhân vật trong truyền thuyết có đặc điểm:
+ Thường có những điểm khác lạ về lai lịch (xuất thân), phẩm chất, tài năng, sức mạnh..
+ Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
+ Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ, lưu danh.
C. Cốt truyện
- Cốt truyện là chuỗi các sự việc xảy ra (sự việc mở đầu -> sự việc phát triển -> sự việc cao trào -> sự việc kết thúc -> bài học, ý nghĩa). Trong đó, sự kiện chính làm nòng cốt được sắp xếp theo một trình tự diễn biến nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau.
- Trong các truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn) các sự việc được sắp xếp theo thời gian và thường gắn với cuộc đời của các nhân vật chính trong tác phẩm.
- Cốt truyện truyền thuyết có đặc điểm:
+Thường xoay quanh chiến công, công trạng, kỳ tích của nhân vật chính mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
+Thường kết hợp yếu tố kì ảo để làm nổi bật tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
+Kết thúc truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa (dấu vết, đền thờ, lễ hội) còn lưu lại đến hiện tại.
D. Yếu tố kì ảo
- Là những hình ảnh, chi tiết, yếu tố có tính chất kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian.
- Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường xuất hiện khi nhân vật cần thể hiện sức mạnh, chiến công, kì tích, hoặc phép thuật của thần linh..
- Yếu tố kì ảo góp phần thể hiện nhận thức tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.
2. Kiến thức Văn Học
Về văn bản: Thánh Gióng
- Thể loại: Truyền thuyết.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
- Người kể chuyện: Ngôi thứ ba.
- Trình tự kể: Trình tự thời gian
- Tóm tắt: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nghèo, chăm chỉ làm ăn, sống phúc đức mà không có con. Một hôm, bà thấy một vết chân to giữa đồng bèn đặt chân mình lên ướm thử. Mười hai tháng sau bà sinh được một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lên ba tuổi vẫn không biết đi, không biết nói, đặt đâu nằm đó. Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng bật dậy và cất tiếng nói đầu tiên bảo mẹ ra mời sứ giả vào và đòi đi đánh giặc. Sứ giả vừa mừng rỡ, vừa kinh ngạc, chạy vội về bẩm báo với nhà vua. Nhà vua sai người ngày đêm làm gấp những thứ mà chú bé yêu cầu. Từ ngày ấy, chú bé lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no, bà con hàng xóm góp gạo nuôi chú. Khi giặc đến, Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ, đi đánh giặc. Giặc tan, Gióng bay về trời. Để tưởng nhớ người tráng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
- Bố cục (4 phần) :
+ Phần 1 (Từ đầu đến .. đặt đâu nằm đấy ) : Sự ra đời kỳ lạ, khác thường của Gióng
^ Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai.
^ Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô.
^ Đến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
+ Phần 2 (Tiếp theo đến .. cứu nước ) : Gióng đòi đi đánh giặc, cả làng góp gạo nuôi Gióng
^Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên xin được đi đánh giặc → Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm và quyết tâm đánh thắng giặc Ân.
^ Gióng yêu cầu rèn một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt vàlời hứa sẽ đánh tan giặc -> muốn đánh thắng giặc thì cũng cần có cả vũ khí tốt, phản ánh sự phát triển của thời kì đồ sắt
^Từ khi gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giăc, cứu nước -> khẳng định Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân.
+ Phần 3 (Tiếp theo đến.. từ từ bay lên trời ) : Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân
^Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
^ Gióng mặc áo giáo, cầm roi, nhảy lên mình ngựa; Thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác; Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc; Kết quả: Giặc chết như rạ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn → Ngợi ca người anh hùng yêu nước dũng mãnh, oai phong, lẫm liệt.
^ Gióng cởi áo giáp sắt bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay lên trời -> quan niệm vềngười anh hùng cứu nước không màng danh lợi.
+ Phần 4 (Còn lại) : Gióng bay về trời và dấu tích của người anh hùng Thánh Gióng
^ Nhân dân lập đền thờ Gióng ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng, hàng năm làng mở hội to lắm.
^ Dấu tích còn để lại đến ngày nay: Những bụi tre đằng ngà, những ao hồ liên tiếp, làng Cháy..
→ Quan niệm sống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
- Giá trị nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì và chiến công đánh giặc ngoại xâm là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm trong lịch sử.
- Giá trị nghệ thuật: Dùng phương thức tự sự; sử dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo hấp dẫn.
Soạn bài Thánh Gióng – Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo - Soạn chi tiết
Chuẩn Bị Đọc
Câu hỏi (Trang 20 Ngữ văn 6)
Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ? Trả lời:
- Em nghĩ việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc hết sức kì lạ, hoang đường, không có thật. Chứng tỏ đây là người phi thường, chỉ có trong truyện. Do người sáng tác xây dựng nên để thể hiện suy nghĩ, quan niệm, ước mơ nào đó.
Trải Nghiệm Cùng Văn Bản
Câu 1: Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?
Trả lời
- Sự ra đời khác thường của cậu bé dự báo: Có một việc lớn, một sự kiện nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả dân tộc sắp xảy ra, cần có một con người có tài năng, sức mạnh kì lạ, phi thường như cậu đứng ra gánh vác.
- Những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo:
Đây là một vị thánh thần, một con người phi thường, có khả năng gánh vác trọng trách của dân tộc.
Câu 2. Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?
Trả lời
- Sử dụng từ "chú bé" khi kể về sự chào đời đến khi lên ba tuổi của nhân vật trong hoàn cảnh đất nước bình thường và nhân vật chưa bộc lộ sức mạnh.
- Thay bằng từ "tráng sĩ: Khi đất nước lâm nguy, giặc ngoại xâm tràn đến, Gióng vươn vai trở thành" tráng sĩ "oai phong lẫm liệt
- > sự thay đổi về danh xưng, đã giúp người đọc hiểu được vai trò, vị trí của nhân vật trong từng giai đoạn của câu chuyện
- > thể hiện tình thế nguy khốn, cấp bách của dân tộc
- > Qua lối kể đó, thể hiện mong ước của nhân dân về một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết.
- > khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt trưởng thành, lớn dậy, quật cường, có tầm vóc lớn lao như Thánh Gióng.
Câu 3. Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh GIóng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?
Trả lời
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết thể hiện:
- Thái độ trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân.
- Là sự thật lịch sử, khẳng định chiến công đánh đuổi giặc Ân là có thật (đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy)
Suy Ngẫm Phản Hồi – Trang 22, SGK
Câu 1.
Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?
Trả lời
Liệt kê một số chi tiết kì ảo
- Về sự việc sinh ra của Gióng:
+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm lên vết chân lạ ngoài đồng - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.
- Về sự việc lớn lên của Gióng:
+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, thì tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói mời sứ giả vào và đòi đi đánh giặc.
+ Cậu bé yêu cầu sứ giả nói với nhà vua rèn áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt và khẳng định sẽ phá tan lũ giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
- Về việc Gióng ra trận và chiến thắng:
+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc.
+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
- Về việc Gióng bay về trời:
+ cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.
Câu 2.
Nhận vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả" vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ "?
Trả lời
- Khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước, Gióng đã nói với mẹ:" Mẹ ra mời sứ giả vào đây "; và nói với sứ giả:" Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này ".
- Sứ giả kinh ngạc vì: Gióng chỉ là một đứa trẻ ba tuổi, đặt đâu nằm đó, không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng biết cất lên tiếng nói đầu tiên, và tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc. Đó là một sự việc lạ kì.
- Sứ giả mừng rỡ vì: Tình thế đất nước lại đang vô cùng cấp bách, có giặc ngoại xâm, mà sứ giả đã đi khắp nơi để tìm người tài mà chưa tìm được, nhưng nay đã gặp được người nhận sứ mệnh khó khăn và cao cả này.
Câu 3.
Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: Trước và sau khi Gióng" vươn vai "thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?
Trả lời
Liệt kê các từ ngữ chỉ nhân vật Gióng thành hai nhóm theo hai thời điểm:
- Trước khi Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: Cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé
- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: Tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.
Câu 4.
Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?
Trả lời
- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất:" Tráng sĩ "(lặp lại 7 lần).
- Tác dụng:
+Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn;
+Nhấn mạnh, làm nổi bật chủ để, ý nghĩa của truyện.
+Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng gánh vác sứ mệnh lớn lao của dân tộc thì phải khác thường về hình dáng, cường tráng về sức lực, phi thường về chí khí, lập được những chiến công vĩ đại, tiêu diệt quân giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi nước ta.
Câu 5.
Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
Trả lời
- Nhiệm vụ lớn lao của Gióng – nhân vật trong truyền thuyết: Là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, hòa bình cho nước ta.
- Nhiệm vụ của Gióng quan trọng vì giúp nhân dân ta thoát khỏi kếp nô lệ, đô hộ lầm than; giúp nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình; giúp bảo vệ thành quả dựng nước và giữ nước của cha ông; thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh quật cường của dân tộc.
Câu 6 .
Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu" Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời ". Các bạn ấy cho rằng: Phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
Trả lời:
- Em không đồng ý với ý kiến sau phần" rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời ", đoạn kể còn lại là không cần thiết.
- Vì:
+ Phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại gắn với sự kiện có thật trong lịch sử khiến cho câu chuyện đáng tin cậy hơn, chứng tỏ chiến công đánh giặc Ân của chúng là là có thật.
+Chứng tỏ đó là những di sản mà Thánh Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay.
+ Qua đó cũng thể hiện lòng biết ơn, tự hào của dân ta về lịch sử hào hùng của dân tộc và bộc lộ quan niệm của nhân dân ta về hình tượng người anh hùng vĩ đại của dân tộc.
Câu 7.
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
Trả lời
Những suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy:
- Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta rất hào hùng, vẻ vang, oanh liệt.
Khi đất nước lâm nguy thì sẽ có nhiều vị anh hùng đủ tài đủ sức đứng lên chống giặc.
- Nhân dân luôn yêu nước, đoàn kết, đồng lòng, chung tay góp sức góp công chống giặc ngoại xâm.
- Thể hiện sức mạnh tiềm tàng, sự mưu trí, linh hoạt, sáng tạo trong công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc; biết kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
- Người anh hùng của dân tộc luôn không màng danh lợi, mãi bất tử, được dân tộc ghi ơn.
4. Bài giảng về Thánh Gióng (Ngữ văn lớp 6 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
Chuẩn bị đọc
Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?
Lời giải
Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.
Trải nghiệm cùng văn bản
1. Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?
2. Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?
3. Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh GIóng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?
Lời giải
- Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường.
- Từ một "chú bé" ra đời trong hoàn cảnh kì lạ, có những biểu hiện khác thường thì khi đất nước lâm nguy, có giặc ngoại xâm, chú bé ấy bỗng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành "tráng sĩ". Cụm từ "tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Qua lối kể đó, thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.
3. Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân. Đồng thời cũng giải thích được các sự kiện, địa điểm lịch sử ( đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy)
Suy ngẫm và phản hồi
- Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?
- Nhận vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?
3. Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?
4. Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?
5. Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
6. Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
Lời giải
- Liệt kê một số chi tiết kì ảo:
Sự ra đời và lớn lê của Gióng:
- Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.
- Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào
- Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
Gióng ra trận và chiến thắng:
- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng
- Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác
- Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
Gióng bay về trời: Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.
2.
- Khi Gióng nghe được tin sứ giả theo lệnh vua đi tìm người tài giỏi cứu nước, đã nói với mẹ" Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ gi: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
- Sứ giả kinh ngạc vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được. Đó là một sự việc kì lạ
- Sứ giả mừng rỡ vì thế mạnh giặc, tình thế đất nước đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ cao cả này.
3. Liệt kê các từ ngữ chỉ nhân vật Gióng thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc:
- Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé
- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương
4. Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần). Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn. Thần Trụ trời, Sơn Tinh ... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy, Gióng trở thành tráng sĩ và đủ sức mạnh để tiêu diệt quân giặc để cứu giúp đất nước khỏi chiến tranh.
5. Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình.
6. Em không đồng ý với ý kiến trên, vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng cứu nước giúp dân.
7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.
5. Bài giảng về Thánh Gióng (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) - phiên bản 2
Tri thức Ngữ Văn
1. Tri thức đọc hiểu
- Truyền thuyết
- Là loại truyện dân gian, kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, truyền thuyết thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể.
- Nhân vật
- Nhân vật trong văn bản văn học là con người hay loài vật, đồ vật đã được nhân hóa. Nhân vật trong văn bản truyện thường có những đặc điểm riêng như hiền từ, hung dữ, thật thờ, ranh mãnh, khù khờ… Khi đọc truyện, người đọc có thể nhận biết các đặc điểm này qua lời của người kể chuyện, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhân vật truyền thuyết có đặc điểm:
Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh…
Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
- Cốt truyện
- Cốt truyện là chuỗi các sự việc chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong các truyện dân gian như truyền thuyết, cổ tích, các sự việc được sắp xếp theo thời gian và thường gắn với cuộc đời của các nhân vật trong tác phẩm.
- Cốt truyện truyền thuyết có đặc điểm:
Thường xoay quanh công trạng, kỳ tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
Thường sử dụng yếu tố kì ảo để thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.
- Yếu tố kì ảo
Là những hình ảnh, chi tiết kì lạ hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh… Qua đó, thể hiện nhận thức tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.
2. Tri thức tiếng Việt
- Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
- Từ đơn là từ gồm có một tiếng. Từ phức là từ gồm có hai tiếng trở lên.
- Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
- Nghĩa của từ ghép có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc tạo ra nó.
- Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng
- Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng.
- Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ ngữ cấu tạo nên nó, mà là nghĩa của tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.
Soạn bài Thánh Gióng
1. Chuẩn bị
Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?
Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ: hết sức kỳ lạ, không phù hợp với quy luật tự nhiên.
2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?
Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé sự báo việc sắp xảy ra: cậu bé là một con người phi thường, sẽ có những hành động phi thường.
Câu 2. Từ “chú bé” được thay bằng từ “tráng sĩ” khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?
Sự thay đổi từ “chú bé” đến “tráng sĩ” có ý nghĩa:
- “Tráng sĩ”: chỉ người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và thường làm những việc lớn.
- Sự thay đổi cho thấy khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh để cứu nước cứu dân trong hoàn cảnh đất nước.
Câu 3. Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn thể hiện lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân dân dành cho vị anh hùng cứu nước.
3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?
- Sự kiện sinh ra và lớn lên:
- Bà lão ra đồng, trông thấy một vết chân to liền ướm thử, không lâu sau về nhà liền mang thai.
- Mang thai mười hai tháng.
- Đứa trẻ lên ba không biết nói biết cười, ai đặt đâu ngồi đấy.
- Cậu bé nghe sứ giả rao thì cất tiếng nói đầu tiên.
- Sự kiện ra trận và chiến thắng:
- Lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
- Biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.
- Ngựa sắt biết phun lửa.
- Nhổ bụi tre bên đường để giết giặc.
- Sự kiện bay về trời: Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.
Câu 2. Nhận vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?
- Nhân vật Gióng đã nói với mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.
- Sứ giả vừa kinh ngạc vì Gióng là một chú bé mới lên ba nhưng đã đòi đi đánh giặc, mừng rỡ vì đã tìm được người tài giúp nước.
Câu 3. Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng “vươn vai” thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?
- Trước: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé
- Sau: tráng sĩ, Gióng, Phù Đổng Thiên Vương
Câu 4. Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?
- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất: tráng sĩ
- Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về niềm người anh hùng phải có ngoại hình phi thường, sức mạnh về thể chất, ý chí mạnh mẽ để lập được những chiến công lớn.
Câu 5. Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
- Nhiệm vụ của Gióng: đánh giặc cứu nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc và cuộc sống của nhân dân.
- Nhiệm của của Gióng có vai trò vô cùng quan trọng đối với một đất nước.
Câu 6. Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
- Ý kiến: Không đồng tình.
- Nguyên nhân: Phần sau của văn bản là cần thiết, những dấu vết mà Thánh Gióng để lại đã giúp cho câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn hơn. Qua đó, tác giả dân gian còn thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công với đất nước.
Câu 7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Điều đó không chỉ thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết của dân tộc ta.
6. Bài soạn về Thánh Gióng (Ngữ văn lớp 6 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
Chuẩn bị đọc
- Em nghĩ gì về việc một cậu bé ba tuổi đột ngột trở thành một anh hùng?
- Theo em, tác giả dân gian muốn truyền tải thông điệp gì qua hình ảnh này?
Bài giải:
- Việc một cậu bé ba tuổi bất ngờ trở thành anh hùng là một điều kỳ diệu, chứng tỏ cậu là người phi thường.
- Hình ảnh cậu bé ba tuổi hóa thành anh hùng đại diện cho sức mạnh kỳ diệu của nhân dân, sự đoàn kết của dân tộc biến thành sức mạnh phi thường để chống lại kẻ thù và bảo vệ đất nước.
Trải nghiệm cùng văn bản
- Sự ra đời và những dấu hiệu khác thường của cậu bé dự báo điều gì sắp xảy ra?
- Từ 'chú bé' được thay bằng 'anh hùng' khi nói về Thánh Gióng. Sự thay đổi này có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện?
- Việc miêu tả dấu tích chiến đấu của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?
Bài giải:
- Sự ra đời và các dấu hiệu đặc biệt của cậu bé dự báo rằng đây là một nhân vật phi thường.
- Từ 'chú bé' trong bối cảnh kỳ lạ chuyển thành 'anh hùng' khi đất nước gặp nguy, thể hiện mong muốn của nhân dân về một anh hùng mạnh mẽ đáp ứng nhiệm vụ cứu nước. Sự trưởng thành của Gióng phản ánh khả năng dân tộc đáp ứng yêu cầu cấp bách khi cần thiết.
3. Việc kể về dấu tích chiến đấu của Thánh Gióng trong đoạn kết thể hiện sự tôn vinh, lòng biết ơn và tự hào về một anh hùng cứu nước. Đồng thời, giải thích các sự kiện lịch sử và địa điểm như đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy.
Suy ngẫm và phản hồi
4. Liệt kê một số chi tiết kỳ ảo liên quan đến sự ra đời, trưởng thành, chiến đấu và bay về trời của Thánh Gióng?
5. Thánh Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết nhà vua đang tìm người tài cứu nước? Theo em, tại sao sứ giả 'vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng' khi nghe Gióng nói?
6. Văn bản sử dụng nhiều từ để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ đó theo hai giai đoạn: trước và sau khi Gióng trở thành anh hùng để chiến đấu?
7. Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ nào được lặp lại nhiều nhất và tác dụng của việc lặp lại đó là gì?
Bài giải:
5. Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện để thực hiện nhiệm vụ lớn. Nhiệm vụ của Gióng là đánh bại kẻ thù ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc và mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
6. Em không đồng ý với ý kiến rằng phần cuối truyện không cần thiết. Phần này làm tăng sự hấp dẫn của câu chuyện, thể hiện di sản và sự trân trọng của nhân dân đối với một anh hùng cứu nước.
7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em nhận thấy rằng Gióng đại diện cho tinh thần của nhân dân khi đối mặt với nguy hiểm. Gióng là hình mẫu của lòng yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm, phản ánh tinh thần đoàn kết và sự đồng lòng của dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại xâm.