1. Bài soạn mẫu 4 về 'Chữ bầu lên nhà thơ' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức)
I. Tác giả văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
- Lê Đạt (10/9/1929 - 21/4/2008) tên thật là Đào Công Đạt, quê ở Á Lữ, Bắc Giang. Ông tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm vào những năm 50 rồi vắng bóng trên văn đàn suốt 30 năm. Năm 2007, cùng với Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
- Lê Đạt chủ trương dường lối thơ “tạo sinh” - thơ phải dựa vào “ý tại ngôn ngoại”, phải cô đúc, đa tầng, đa nghĩa, và đa ngã (phỏng theo nhà phê bình Thuỵ Khê). Thơ ông giàu nhạc điệu; nhiều sáng tạo, cách tân; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử; chất chứa vô vàn những lối “chơi chữ” tạo hình hóm hỉnh, đòi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao.
- Đã xuất bản:
- Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958)
- 36 bài thơ tình (chung với Dương Tường, 1990)
- Thơ Lê Đạt, Sao…
II. Tìm hiểu tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ
Thể loại: Nghị luận văn học
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích trong Đối thoại với đời và thơ
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Tóm tắt:
Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ chân chính. Cái làm nên một nhà thơ không phải danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ của họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ.
Bố cục: Chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “về hóa trị”: Quan niệm về chữ trong thơ của tác giả.
- Phần 2: Tiếp theo đến “cuộc bỏ phiếu của chữ”: 2 quan điểm về làm thơ.
- Phần 3: Còn lại: Trách nhiệm của nhà thơ chân chính
Giá trị nội dung:
- Trình bày quan điểm, ý kiến của tác giả về nhà thơ chân chính
- Bày tỏ quan điểm của tác giả về nhà thơ thực thụ là nhà thơ phải biết nỗ lực, lao động, cố gắng chứ không chỉ phụ thuộc vào những cảm xúc bột phát trời cho.
Giá trị nghệ thuật:
- Các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra thuyết phục, chính xác.
- Lập luận sắc bén, rõ ràng
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ
Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng.
“Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng”, tác giả nêu ra lý lẽ “những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi” và đưa ra dẫn chứng “làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” cùng câu nói của Trang Tử: “vứt thánh bỏ trí”.
Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.
“Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ” và đưa ra các dẫn chứng là những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go.
Ý nghĩa của hoạt động sáng tạo thơ ca.
- Hoạt động sáng tạo thơ ca cũng là một hoạt động lao động chân chính như bao công việc khác. Để tạo nên một bài thơ, người nghệ sĩ không thể thảnh thơi với những khoảnh khắc đến bất chợt mà cũng phải lầm lũi, vất vả, tư duy, suy nghĩ, lựa chọn, gắng sức trên “cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”. Hoạt động sáng tạo thơ ca là một hành trình khó khăn, gian khổ và người nghệ sĩ phải tạo được cho mình những lối đi riêng, khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân.
*Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 82 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
1. Trong hình dung của tôi, nhà thơ là người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, bay bổng, phong phú, có tài sử dụng ngôn ngữ. Tôi không cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, bốc đồng. Vì sáng tác thơ ca bên cạnh yếu tố cảm xúc thì lý trí của người sáng tác cũng có vai trò vô cùng quan trọng để tạo nên những độc đáo trong nghệ thuật.
2. Một số định nghĩa về thơ, nhà thơ, công việc làm thơ
“Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu)
“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời” (Sóng Hồng)
“Nhà thơ, ngay cả những nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải là những nhà tư tưởng” (Bêlinxki)
“Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhuỵ ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhuỵ” (Phạm Văn Đồng)
*Trong khi đọc
1. Phải chăng tác giả đã nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”
- Tác giả không nhầm khi viết “ý tại ngôn tại” vì cách diễn đạt của văn xuôi thường rõ nghĩa hơn thơ, vì vậy, lớp nghĩa của văn xuôi thường được biểu hiện trực tiếp trên văn bản.
2. “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?
- Hai thuật ngữ không diễn đạt cùng một ý
- Nghĩa tiêu dùng: lớp nghĩa được mọi người sử dụng chung, tất cả đều hiểu (có thể thay đổi theo môi trường, độ tuổi sử dụng ngôn ngữ)
- Nghĩa tự vị: bản chất nghĩa của từ, được giải thích trong từ điển (nghĩa cố định, không thay đổi)
3. Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?
- Tác giả “rất ghét” cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.
- Tác giả “không mê” những nhà thơ thần đồng.
- Tác giả “ưa” những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.
4. “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?
- Một nhà thơ không còn là nhà thơ nữa khi họ không qua “cuộc bỏ phiếu của chữ”. Nghĩa là họ không cúc cung tận tuỵ đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất, làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.
* Sau khi đọc
Nội dung chính
Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ chân chính. Cái làm nên một nhà thơ không phải danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ của họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ.
*Trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
-Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản là: Ý nghĩa thực chất của việc sáng tác thơ ca đối với người nghệ sĩ.
Câu 2 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
-Ta có thể nói quan niệm thơ chính là số phận của mổ nhà thơ.
Câu 3 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
-Những lý lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã có sức thuyết phục.
+ Với ý kiến thứ nhất: “Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng”, tác giả nêu ra lý lẽ “những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi” và đưa ra dẫn chứng “làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” cùng câu nói của Trang Tử: “vứt thánh bỏ trí”.
+ Với ý kiến thứ 2, tác giả phản đối bằng cách đưa ra ý kiến ngược lại: “Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ” và đưa ra các dẫn chứng là những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go.
-Ý kiến của bản thân: Trước hết, những tranh luận về thơ của Lê Đạt là vô cùng xác đáng. Nhưng với tôi, thơ cũng có thể gắn liền với những cảm xúc bộc phát và là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt. Vì thơ thường xuất phát từ sự đồng cảm, những rung động bên trong con người. Do đó, thơ luôn đến một cách tự nhiên trong tâm hồn người và những dòng thơ ngẫu hứng là những dòng thơ chân thật nhất. Ngoài ra, không phải ai làm thơ cũng có thể trở thành nhà thơ bởi yếu tố thiên bẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tài năng thiên bẩm giúp con người tạo ra những bài thơ trong khoảnh khắc ngẫu hứng một cách nghệ thuật và trọn vẹn.
Câu 4 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
-Chữ không chỉ là vỏ âm thanh được sử dụng để giao tiếp, trao đổi mà còn là những ngôn từ được tổ chức một cách nghệ thuật, làm nên một bài thơ, một nhà thơ.
Câu 5 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Ý kiến của tác giả vô cùng đúng đắn, chính xác. Bởi “nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị” của chữ là những lớp nghĩa chung, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, bất kì ai cũng hiểu. Vì vậy, người làm thơ phải tạo ra được những con chữ riêng cho bản thân mình. Nhà thơ phải tạo ra được những ngôn ngữ nghệ thuật riêng, gửi gắm được tiếng lòng của bản thân để tạo nên độ vang và sức gợi cảm. Cấu trúc ngôn từ của một bài thơ sẽ làm nên giá trị của bài thơ đó.
- Ví dụ: Chữ bầu lên nhà thơ. Vì vậy, ngôn ngữ nghệ thuật chính là thước đo để xác định phong cách của một tác giả. Nhà thơ Hàn Mặc Tử tuy số phận ngắn ngủi, tài hoa bạc mệnh nhưng “con đường thơ” của ông đến bây giờ vẫn còn nguyên những giá trị. Nhắc đến Hàn Mặc Tử là nhắc đến nhà thơ xuất hiện như một hiện tượng kì lạ với những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Ngôn ngữ trong thơ ông vô cùng độc đáo, đầy hình tượng, thể hiện những suy tưởng phong phú. Điều này đã khiến thơ Hàn Mặc Tử tạo ra một lối đi riêng giữa dòng Thơ mới đương nở rộ thời bấy giờ.
Câu 6 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
Hoạt động sáng tạo thơ ca cũng là một hoạt động lao động chân chính như bao công việc khác. Để tạo nên một bài thơ, người nghệ sĩ không thể thảnh thơi với những khoảnh khắc đến bất chợt mà cũng phải lầm lũi, vất vả, tư duy, suy nghĩ, lựa chọn, gắng sức trên “cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”. Hoạt động sáng tạo thơ ca là một hành trình khó khăn, gian khổ và người nghệ sĩ phải tạo được cho mình những lối đi riêng, khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân.
*Kết nối đọc – viết
Câu hỏi (trang 81 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt.
Gợi ý
Trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt, tác giả đã viết: “Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời”. Tác giả cho rằng “làm thơ không phải trò may rủi, cần nghiêm túc trong sự nghiệp sáng tác và sử dụng con chữ và “không ai trúng số độc đắc suốt đời” tức muốn nói nhà thơ cần trau dồi và sáng tạo, nếu không sẽ bị bài trừ và một ngày nào đó sẽ “không còn là nhà thơ nữa”. Quan điểm nhìn thằng vào thực tế sáng tác của một bộ phận nhà thơ hiện nay như sự tự lời như lời nhắc nhở đanh thép tới những những người cầm trong sự nghiệp sáng tác thơ. Thơ là cảm xúc, giai điệu, tình yêu. Người làm thơ phải thực sự trân quý nó, bồi dưỡng mình mới có thể cảm thụ và đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác. Nếu không trau dồi và trân quý, sự mai một của tiềm thức người viết thơ sẽ giết chết danh xưng nhà thơ. Thơ trân quý là khi người cầm bút ý thức về trách nhiệm và xứ mệnh của mình trong danh xưng trân quý “nhà thơ”.
2. Phân tích bài thơ 'Chữ bầu lên nhà thơ' (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
I. Tác giả
- Lê Đạt (1929 – 2008) tên khai sinh là Đảo Công Đạt, quê ở tỉnh Bắc Giang. Ông là nhà thơ luôn có ý thức tìm tôi, cách tân, đề cao lao động chữ nghĩa và từng tự nhận mình là “phu chữ".
- Tác phẩm chính: Bóng chữ (thơ, 1994), Hèn đại nhân (tập truyện, 1994), Ngỏ lời (thơ, 1997), Mi là người bình thường (tập truyện, 2007), U75 từ tình (thơ – đoàn ngôn, 2007). Năm 2006, Lê Đạt được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
II. Tác phẩm văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
Thể loại: Tiểu luận
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Tóm tắt văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
- Tác phẩm bày tỏ quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả. Theo ông, sáng tác thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để sáng tác ra một tác phẩm thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ khác với các thể loại văn học khác, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình suy nghĩ, tìm từ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải tác giả phải mất một quá trình làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra một kiệt tác hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một tác phẩm xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.
Bố cục văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
- Phần 1 Từ đầu….khác nhau về hóa trị: tác giả giải thích các thuật ngữ
- Phần 2 Tiếp theo…cuộc bỏ phiếu của chữ: điều tác giả ghét
- Phần 3 Còn lại: viết về nhà thơ
Giá trị nội dung văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
- Tác giả viết về nghề làm thơ và những giá trị làm nên một tác phẩm thành công
Giá trị nghệ thuật văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi
- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic
- Văn phong tự nhiên
- Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Chữ bầu lên nhà thơ
Giải thích các thuật ngữ
- Ý ngôn tại
+ Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh, nó còn là công cụ làm rõ quan niệm của người viết mà đó còn là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật trong bài viết.
- Các chữ sử dụng trong bài thơ cần có sự tương quan, có sự liên kết với các câu thơ, phải có độ vang, sức gợi cảm, gợi sự hứng thú với người đọc và thể hiện được tiếng lòng của nhà thơ.
- Nghĩa Tự vị sách tra cứu, có chức năng tập hợp, xếp loại và giải nghĩa các đơn vị chữ thuộc một hệ thống văn tự đặc thù như chữ Hán, chữ Nôm. hiện nay thường được đồng nhất với tự điển, từ điển và được xem là cách gọi cũ của tự điền, từ điển
- Một bài thơ được sáng tác không phải chỉ dựa vào nghĩ tiêu dùng và tự vị
+ Nhà thơ dựa vào diện mạo, độ vang vọng và âm thanh của bài thơ
+ Sức gợi cảm của chữ có mối liên quan đến các câu, và bài thơ
Vai trò của tác phẩm
- Tác phẩm đưa ra kiến thức về hoạt động sáng tạo thơ ca:
- Sáng tác thơ ca là cả một quá trình phức tạp và gian khổ, một con đường chông chênh, vất vả
- Muốn tạo ra một bài thơ hay thì phải biết chữ và hiểu chữ. Phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.
- Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm hứng hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ.
Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người như thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bất đồng”.
Lời giải
- Hình dung: nhà thơ là người có trí tưởng tượng phong phú, bay bổng; người yêu nghệ thuật, có tri thức.
- Theo em, một số ít có trường hợp làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, bất đồng nhưng không phải tất cả. Làm thơ là cả một quá trình, không phải nhà thơ nào cũng chỉ một hai phút ngắn ngủi mà có thể cho ra đời đứa con tinh thần tuyệt hảo được.
Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?
Lời giải
Với em, thơ là tiếng lòng. Đây là điều mà em được những giáo viên Văn dạy. Bởi thơ, xuất phát từ cảm xúc của chính người viết. Khi không thể bộc lộ hết bằng lời lẽ bên ngoài, họ dùng đến thơ để bày tỏ cảm xúc thật nhất của mình.
Còn nhà thơ, em từng đọc được một câu đại ý rằng, nhà thơ là người cho chữ. Bởi xét về hình thức, thơ lúc nào cũng ưu tiên sự cô đọng, súc tích. Nhà thơ phải chọn chữ, lựa chữ có khả năng bao quát nhất để thể hiện nội dung. Phải đi từ hình thức, người đọc mới hiểu đến tư tưởng mà thơ truyền tải.
Đọc hiểu bài Chữ bầu lên nhà thơ
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Liệu tác giả có nhầm không khi viết “ý tại ngôn tại”?
Lời giải
Tác giả không nhầm. “Ý tại ngôn tại” theo tác giả là ngôn ngữ văn xuôi khác với ngôn ngữ thơ. Nếu văn xuôi, nội dung đã được thể hiện trên bề mặt chữ thì đối với thơ, nội dung lại ẩn sâu bề mặt chữ, buộc người đọc phải khám phá, bóc tách lớp từ để hiểu nghĩa.
Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tư vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?
Lời giải
Nghĩa tiêu dùng và nghĩa tư vị có diễn đạt cùng một ý. Nghĩa là các từ này được dùng với những từ mà chúng ta đều biết. Một bên là từ diễn giải hàng ngày, một bên là từ được lấy trong từ điển.
Câu 3 (trang 83, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩa mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?
Lời giải
- Tác giả rất ghét hay không mê những điều:
+ Định kiến quái gở, các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.
+ Những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho.
+ Không mê những nhà thơ thần đồng.
- Tác giả ưa đối tượng:
+ Những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.
- Mình nghĩ, mình đã hiểu đúng.
Câu 4 (trang 84, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?
Lời giải
Khi nhà thơ đấy không còn là chính mình. Họ không lao động chăm chỉ trên trang giấy, mực viết nữa.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?
Lời giải
Vấn đề chính: vai trò quan trọng của ngôn ngữ.
Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Hãy tìm trong văn bản một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.
Lời giải
Ý cốt lõi trong quan niệm về thơ: Dẫu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.
Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:
- Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.
- Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.
Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.
Lời giải
Theo em, những lí lẽ và bằng chứng trên chưa thực sự thuyết phục với người đọc. Tuy là bình luận về cái nhìn đối với 2 quan điểm này nhưng người viết bình luận còn mang tính chủ quan. Ông có thể so sánh thơ của các nhà thơ Việt Nam với thơ cả các nhà thơ nước ngoài, hoặc có thể dùng những lời bình của những nhà bình luận trước đây từng bình về 2 quan điểm này để so sánh. Như thế, sẽ thuyết phúc với bạn đọc hơn.
Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.
Lời giải
Dựa vào ý tại ngôn ngoại, có thể định nghĩa khái niệm chữ như sau: Chữ không đơn thuần là chữ trên bề mặt nổi mà chúng ta thường thấy mỗi khi đọc lên, chữ ở đây còn mang giá trị nghệ thuật cao cả. Là phương thức biểu đạt tình cảm của người viết ẩn sau câu chữ thông thường. Chữ đã được chọn lọc kĩ càng để phù hợp với vần, nhịp, âm điệu, nội dung… của bài.
Câu 5 (trang 85, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tư vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.
Lời giải
- Em đồng ý với luận điểm trên.
- Ví dụ: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh với câu từ gần gũi, thân thuộc với tất cả chúng ta, nhưng ẩn sau lớp chữ ấy là một nỗi lòng về tình yêu sâu sắc. Bài thơ hội tụ đủ đầy về âm thanh, nhịp điệu, sức cảm trong từ.
Câu 6 (trang 85, SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đề bài: Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?
Lời giải
Bài viết giúp em hiểu:
- Thơ ca là một hoạt động sáng tạo lâu dài. Người làm thơ phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn trọng trong việc lựa chọn từ ngữ.
- Hoạt động sáng tạo thơ ca đòi hỏi phải có một vốn kiến thức, am hiểu nhất định.
- Phải đổi mới nhưng không làm mất đi bản thân.
- Đây là một hoạt động không dễ dàng.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.
Lời giải
Một nhận định em tâm đắc trong văn bản đó là “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Có nhiều người, chỉ viết một bài, ngay lập tức đã nổi như cồn. Song, cũng có người, cho ra hàng chục, hàng trăm mãi thơ nhưng lại không có chỗ đứng trong làng văn chương. Tại sao vậy? Có chăng là bởi hình thức và nội dung chưa thực sự độc đáo? Điểm tiên quyết xem thơ có đến được bạn đọc, được công chúng rộng rãi biết đến hay không, chính là ở nhà thơ. Họ phải làm thế nào để bài thơ của mình có một sức hút riêng. Mà đây, lại là điều vô cùng khó khăn, buộc lòng, nếu không có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, kiên nhẫn, không ngừng học hỏi thì khó có thể vượt qua. Số phận của một nhà thơ, tên tuổi của họ được những đứa con tinh thần này thêu dệt nên. Bởi vậy, có những người phải mấy cả mấy năm trời mới cho ra được một bài, không gì là không có lí. Họ trau chuốt về mặt hình thức, lựa từng con chữ để hợp với vần, nhịp, âm thanh, hình ảnh; nên dùng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả, thể thơ ra sao và nhân vật trữ tình là ai… Không dễ dàng gì để ra đời một tác phẩm nghệ thuật. Ngoài sự sáng tạo, thì đó là kết tinh của tri thức. Thơ đến với bạn đọc, theo tôi, cái gì cứ càng gần gũi với cuộc sống, câu từ không quá xa hoa, mĩ miều, cảm xúc phải thật thì tự nhiên, thơ ngấm vào con người.
3. Soạn bài 'Chữ bầu lên nhà thơ' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
Tóm tắt
Văn bản 'Chữ bầu lên nhà thơ' của Lê Đạt trình bày quan điểm về nghề thơ và quá trình sáng tác thơ của nhà thơ. Theo tác giả, làm thơ không phải là công việc dễ dàng; để sáng tạo một bài thơ, nhà thơ phải trải qua một quá trình 'bầu cử chữ'. Chữ trong thơ không chỉ đơn thuần theo nghĩa từ điển mà cần hiểu theo 'ý tại ngôn ngoại'. Trong quá trình sáng tạo, nhà thơ có thể nảy sinh cảm hứng bất chợt hoặc phải làm việc chăm chỉ trên trang giấy để tạo ra những câu thơ đầy cảm xúc. Thành công của một bài thơ không chỉ phụ thuộc vào ngôn ngữ mà còn ở sự truyền tải ý nghĩa sâu sắc của nó.
Trước khi đọc
Câu 1 trang 82 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
- Quan niệm về nhà thơ:
+ Là một người tri thức, có vốn từ ngữ phong phú.
+ Có trí tưởng tượng phong phú và tâm hồn nhạy cảm.
+ Luôn quan tâm đến cuộc sống và con người xung quanh.
+ Việc làm thơ thường phụ thuộc vào cảm hứng ngắn ngủi và bất chợt, không phải lúc nào cũng có cảm hứng để viết thơ hay.
Câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
- 'Thơ' là một hình thức nghệ thuật sử dụng từ ngữ để tạo ra hình ảnh và âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc.
- Nhà thơ là danh hiệu cao quý dành cho những người làm thơ với mục tiêu phục vụ chân, thiện, mỹ, và nâng cao lương tâm, trí tuệ, cũng như hạnh phúc của con người.
Trong khi đọc
Câu 1 trang 82 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
Tác giả sử dụng 'ý tại ngôn ngoại' để nhấn mạnh rằng ngôn ngữ trong thơ khác với văn chương thông thường. 'Ý tại ngôn ngoại' chỉ rằng ý nghĩa không thể chỉ đọc từ mặt chữ mà phải hiểu sâu hơn.
Câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
- 'Nghĩa tiêu dùng' là nghĩa thường dùng hàng ngày, 'nghĩa tự vị' là nghĩa từ điển.
- Hai cụm từ này cùng chỉ một nghĩa, nhấn mạnh việc hiểu nghĩa từ điển của từ.
Câu 3 trang 83 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
- Tác giả không thích quan niệm các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm và lụi tàn; không ưa các nhà thơ thần đồng.
- Tác giả đánh giá cao những nhà thơ chăm chỉ làm việc và tích lũy từng câu chữ.
- Tôi cho rằng tôi đã hiểu đúng ý tác giả.
Câu 4 trang 84 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
- Một nhà thơ không còn là nhà thơ nếu không chăm chỉ viết lách hoặc thất bại trong 'cuộc bầu cử chữ'.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 85 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
- Văn bản này bàn về vai trò của ngôn ngữ và chữ đối với nhà thơ, làm nổi bật quan niệm về nghề thơ của tác giả.
Câu 2 trang 85 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
Câu văn nêu rõ quan điểm về thơ của tác giả: 'Dù theo con đường nào, nhà thơ phải cúc cung tận tụy, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản, làm phong phú tiếng mẹ.'
Câu 3 trang 85 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
- Lí lẽ của tác giả có sự mạch lạc nhưng chưa thật sự nổi bật hai quan niệm. Tác giả có thể so sánh với nhà thơ tiêu biểu để thuyết phục hơn.
Câu 4 trang 85 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
- Chữ không chỉ là công cụ biểu đạt mà còn là ngôn ngữ tổ chức nghệ thuật trong bài viết, tạo sự gợi cảm và liên kết với câu thơ.
Câu 5 trang 85 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
- Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Lê Đạt. Ví dụ như các câu chữ trong thơ của Hàn Mặc Tử và Đỗ Phủ không chỉ dừng lại ở nghĩa từ điển mà còn truyền tải âm vang và nhịp điệu của nhà thơ.
Câu 6 trang 85 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
- Sáng tạo thơ là một quá trình dài và khó khăn, yêu cầu hiểu chữ theo 'ý tại ngôn ngoại' và tạo sự gợi cảm cho người đọc.
- Sáng tạo thơ cần kết hợp cảm xúc bộc phát và sự trau dồi kiến thức.
Kết nối đọc - viết
Câu hỏi trang 85 SGK Ngữ văn 10 Tập 1
Trả lời:
Tác giả Lê Đạt khẳng định tầm quan trọng của chữ trong sáng tạo nghệ thuật, nhấn mạnh rằng chữ không chỉ là công cụ biểu đạt mà còn là ngôn ngữ được tổ chức nghệ thuật. Chữ bầu lên nhà thơ, thể hiện vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc khẳng định tài năng và phong cách của nhà thơ. Chữ trong thơ cần được chọn lọc kỹ lưỡng để thể hiện chính xác cảm xúc và ý tưởng của nhà thơ, như trong thơ của Đỗ Phủ. Quá trình sáng tạo thơ ca đầy thử thách, đòi hỏi nhà thơ phải chăm chỉ và sáng tạo để tạo ra tác phẩm đặc sắc.
4. Bài soạn 'Chữ bầu lên nhà thơ' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
*Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 82 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
1. Trong hình dung của tôi, nhà thơ là người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, bay bổng, phong phú, có tài sử dụng ngôn ngữ. Tôi không cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, bốc đồng. Vì sáng tác thơ ca bên cạnh yếu tố cảm xúc thì lý trí của người sáng tác cũng có vai trò vô cùng quan trọng để tạo nên những độc đáo trong nghệ thuật.
2. Một số định nghĩa về thơ, nhà thơ, công việc làm thơ
“Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu)
“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời” (Sóng Hồng)
“Nhà thơ, ngay cả những nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải là những nhà tư tưởng” (Bêlinxki)
“Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhuỵ ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhuỵ” (Phạm Văn Đồng)
*Trong khi đọc
1. Phải chăng tác giả đã nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”
- Tác giả không nhầm khi viết “ý tại ngôn tại” vì cách diễn đạt của văn xuôi thường rõ nghĩa hơn thơ, vì vậy, lớp nghĩa của văn xuôi thường được biểu hiện trực tiếp trên văn bản.
2. “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?
- Hai thuật ngữ không diễn đạt cùng một ý
- Nghĩa tiêu dùng: lớp nghĩa được mọi người sử dụng chung, tất cả đều hiểu (có thể thay đổi theo môi trường, độ tuổi sử dụng ngôn ngữ)
- Nghĩa tự vị: bản chất nghĩa của từ, được giải thích trong từ điển (nghĩa cố định, không thay đổi)
3. Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?
- Tác giả “rất ghét” cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.
- Tác giả “không mê” những nhà thơ thần đồng.
- Tác giả “ưa” những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.
4. “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?
- Một nhà thơ không còn là nhà thơ nữa khi họ không qua “cuộc bỏ phiếu của chữ”. Nghĩa là họ không cúc cung tận tuỵ đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất, làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.
* Sau khi đọc
Nội dung chính
Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ chân chính. Cái làm nên một nhà thơ không phải danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ của họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ.
*Trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
-Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản là: Ý nghĩa thực chất của việc sáng tác thơ ca đối với người nghệ sĩ.
Câu 2 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
-Ta có thể nói quan niệm thơ chính là số phận của mổ nhà thơ.
Câu 3 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
-Những lý lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã có sức thuyết phục.
+ Với ý kiến thứ nhất: “Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng”, tác giả nêu ra lý lẽ “những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi” và đưa ra dẫn chứng “làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” cùng câu nói của Trang Tử: “vứt thánh bỏ trí”.
+ Với ý kiến thứ 2, tác giả phản đối bằng cách đưa ra ý kiến ngược lại: “Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ” và đưa ra các dẫn chứng là những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go.
-Ý kiến của bản thân: Trước hết, những tranh luận về thơ của Lê Đạt là vô cùng xác đáng. Nhưng với tôi, thơ cũng có thể gắn liền với những cảm xúc bộc phát và là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt. Vì thơ thường xuất phát từ sự đồng cảm, những rung động bên trong con người. Do đó, thơ luôn đến một cách tự nhiên trong tâm hồn người và những dòng thơ ngẫu hứng là những dòng thơ chân thật nhất. Ngoài ra, không phải ai làm thơ cũng có thể trở thành nhà thơ bởi yếu tố thiên bẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tài năng thiên bẩm giúp con người tạo ra những bài thơ trong khoảnh khắc ngẫu hứng một cách nghệ thuật và trọn vẹn.
Câu 4 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
-Chữ không chỉ là vỏ âm thanh được sử dụng để giao tiếp, trao đổi mà còn là những ngôn từ được tổ chức một cách nghệ thuật, làm nên một bài thơ, một nhà thơ.
Câu 5 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Ý kiến của tác giả vô cùng đúng đắn, chính xác. Bởi “nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị” của chữ là những lớp nghĩa chung, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, bất kì ai cũng hiểu. Vì vậy, người làm thơ phải tạo ra được những con chữ riêng cho bản thân mình. Nhà thơ phải tạo ra được những ngôn ngữ nghệ thuật riêng, gửi gắm được tiếng lòng của bản thân để tạo nên độ vang và sức gợi cảm. Cấu trúc ngôn từ của một bài thơ sẽ làm nên giá trị của bài thơ đó.
- Ví dụ: Chữ bầu lên nhà thơ. Vì vậy, ngôn ngữ nghệ thuật chính là thước đo để xác định phong cách của một tác giả. Nhà thơ Hàn Mặc Tử tuy số phận ngắn ngủi, tài hoa bạc mệnh nhưng “con đường thơ” của ông đến bây giờ vẫn còn nguyên những giá trị. Nhắc đến Hàn Mặc Tử là nhắc đến nhà thơ xuất hiện như một hiện tượng kì lạ với những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Ngôn ngữ trong thơ ông vô cùng độc đáo, đầy hình tượng, thể hiện những suy tưởng phong phú. Điều này đã khiến thơ Hàn Mặc Tử tạo ra một lối đi riêng giữa dòng Thơ mới đương nở rộ thời bấy giờ.
Câu 6 (trang 85 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
Hoạt động sáng tạo thơ ca cũng là một hoạt động lao động chân chính như bao công việc khác. Để tạo nên một bài thơ, người nghệ sĩ không thể thảnh thơi với những khoảnh khắc đến bất chợt mà cũng phải lầm lũi, vất vả, tư duy, suy nghĩ, lựa chọn, gắng sức trên “cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”. Hoạt động sáng tạo thơ ca là một hành trình khó khăn, gian khổ và người nghệ sĩ phải tạo được cho mình những lối đi riêng, khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân.
*Kết nối đọc – viết
Câu hỏi (trang 81 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt.
Gợi ý
Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”, Lê Đạt đã đưa ra quan niệm: “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Thật vậy! Một người nghệ sĩ chân chính được đánh giá không phải bởi những danh xưng mà người đời đặt cho họ mà bởi chính những con chữ họ tạo ra trên hành trình “cày cuốc trên cánh đồng giấy”. Con đường thơ gồm rất nhiều con đường riêng khác nhau và số phận của một nhà thơ chỉ có thể tồn tại khi họ đi trên con đường của riêng mình. Để tạo được cái riêng ấy, nhà thơ phải lao động, phải suy nghĩ, phải băn khoăn trăn trở cùng những con chữ, dồn nén tâm huyết, tình cảm của mình trong từng con chữ. Như vậy, những bài thơ được tạo ra mới có sức gợi cảm, mới khơi được ở bạn đọc sự đồng cảm và để lại những dấu ấn phong cách riêng. Một nhà thơ có tồn tại lâu bền trong độc giả hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý chí người nghệ sĩ trên con đường thơ của mình.
5. Phân tích bài 'Chữ bầu lên nhà thơ' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
Nội dung chính
Văn bản bày tỏ quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ và tầm quan trọng của ngôn ngữ của tác giả Lê Đạt.
Tóm tắt
Văn bản Chữ bầu lên nhà thơ bày tỏ quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả Lê Đạt. Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người như thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại những bài thơ, nhà thơ đã học và thử hình dung về những nhà thơ đó.
- Nhớ lại hoàn cảnh ra đời của một số bài thơ đã học và từ đó nêu suy nghĩ về việc làm thơ với những phút cao hứng, “bất đồng”.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Những hình dung về nhà thơ:
+ Là một người tri thức, vốn từ ngữ phong phú.
+ Là người giàu trí tưởng tượng, có tâm hồn mộng mơ.
+ Là người luôn quan tâm đến những vấn đề cuộc sống, về con người và về mọi thứ xung quanh.
+ Việc làm thơ với những phút cao hứng, “bất đồng” là việc không thể không có, làm thơ thường dựa vào cảm hứng ngắn ngủi và bất chợt; không phải lúc nào cũng có cảm hứng để viết lên một bài thơ hay.
Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu hoặc nhớ lại một số định nghĩa về thơ, nhà thơ và công việc làm thơ.
Lời giải chi tiết:
- "Thơ" là "một hình thức nghệ thuật" dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
- Nhà thơ là một danh hiệu cao quý cho người làm thơ, khi mà thơ ca của người đó phục vụ cho chân, thiện, mỹ, cho ánh sáng xua tan bóng tối, cho lương tâm, trí tuệ và tiến bộ cũng như hạnh phúc của con người.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Liệu tác giả có nhầm không khi viết “ý tại ngôn tại”?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (1) của văn bản.
- Lý giải nghĩa “ý tại ngôn tại” để giải thích lý do tác giả viết “ý tại ngôn tại”.
Lời giải chi tiết:
Tác viết “ý tại ngôn tại” là không nhầm, ở đây, tác giả muốn nói ngôn ngữ trong văn chương không giống với ngôn ngữ thơ. “Ý tại ngôn tại” là ý trên mặt chữ, đọc chữ có thể hiểu luôn ý nghĩa câu văn, nhưng câu chữ trong thơ thì không thể hiểu nghĩa mặt chữ mà cần phải hiểu nghĩa ẩn sâu bên trong của nó.
Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?
Phương pháp giải:
- Đọc đoạn (1) của văn bản.
- Đọc chú giải về “nghĩa tự vị” và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- “Nghĩa tiêu dùng” là nghĩa hay dùng hàng ngày khi giải nghĩa các từ; “nghĩa tự vị” là nghĩa trong từ điển.
- Hai cụm từ này đều cùng diễn đạt một nghĩa, ý nói khi nghĩa các từ thường được lấy ở từ điển, dùng nghĩa mà người ta biết.
Câu 3 (trang 83, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩa mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (2) của văn bản.
- Chú ý vào những câu nói về việc tác giả “rất ghét”, “không mê” và “ưa” thứ gì để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả “rất ghét” cái quan niệm: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng lụi tàn và “không mê” các nhà thơ thần đồng, những người sống bằng vốn trời cho.
- Tác giả “ưa” những nhà thơ chăm chỉ làm việc trên cánh đồng giấy, tích góp từng câu chữ, hạt chữ.
- Tôi nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều mà tác giả muốn nói.
Câu 4 (trang 84, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?
Phương pháp giải:
- Đọc đoạn (2), (3) của văn bản.
- Chú ý vào những câu văn nói về chức nhà thơ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa khi họ không còn chăm chỉ làm việc trên những trang giấy nữa, hay khi họ thất bại trong “cuộc bầu cử chữ” khắc nghiệt.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
- Dựa vào nhan đề, luận điểm luận cứ để chỉ ra vấn đề chính được bàn luận trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là vai trò của ngôn ngữ, của chữ đối với nhà thơ, làm nổi bật quan niệm về nghề thơ của tác giả.
Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Hãy tìm trong văn bản một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.
Phương pháp giải:
- Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
- Chú ý những câu văn nhắc đến nghề thơ, quan niệm về thơ trong văn bản.
- Chỉ ra câu văn nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Câu văn nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả:
“Dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”
Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:
- Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.
- Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.
Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.
Phương pháp giải:
- Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
- Đọc phần (2) của văn bản.
- Chú ý những lí lẽ, bằng chứng về quan niệm trên được đưa ra ở đoạn (2) của văn bản.
- Nêu ý kiến về những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên.
Lời giải chi tiết:
- Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra đã có sự mạch lạc, có thể thuyết phục được người đọc nhưng chưa thật sự làm nổi bật hai quan niệm trên.
- Tác giả có thể đưa ra những bằng chứng về một số nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, so sánh với các nhà thơ nước ngoài để làm rõ hơn về hai quan niệm trên, tạo thêm sức thuyết phục với người đọc.
Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.
Phương pháp giải:
- Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
- Nêu định nghĩa khái niệm chữ dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh, là công cụ biểu đạt quan niệm của người viết mà đó còn là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật trong bài viết.
- Chữ trong bài thơ cần có sự tương quan, liên kết với các câu thơ, phải có độ vang, sức gợi cảm, gợi sự hứng thú với người đọc và truyền tải được tiếng lòng của nhà thơ.
Câu 5 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.
Phương pháp giải:
- Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
- Đọc đoạn (1) trong văn bản.
- Nêu ý kiến về luận điểm của tác giả và đưa ra một số ví dụ minh họa.
Lời giải chi tiết:
- Tôi đồng ý với luận điểm của tác giả Lê Đạt.
Ví dụ: những câu chữ trong một số bài thơ như Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, bài Thu hứng của Đỗ Phủ, … đều không chỉ được hiểu ở “nghĩa tiêu dùng” mà chữ trong các bài thơ này còn có âm vang và nhịp điệu truyền tải tiếng lòng của nhà thơ.
Câu 6 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?
Phương pháp giải:
- Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
- Chú ý những câu văn, đoạn văn nói về hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong văn bản.
- Nêu những hiểu biết về hoạt động sáng tạo thơ ca được rút ra từ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Những hiểu biết về hoạt động sáng tạo thơ ca được rút ra từ văn bản:
- Hoạt động sáng tạo thơ ca là một quá trình dài và gian khổ, một con đường gập ghềnh nhiều khó khăn.
- Muốn sáng tạo thơ ca thì phải biết chữ và hiểu chữ, hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.
- Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm xúc bộc phát ngắn ngủi hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.
Phương pháp giải:
- Giới thiệu ngắn gọn về nhận định cần bàn luận.
- Giải thích ý nghĩa của nhận định.
- Đưa ra những luận điểm, lí lẽ, bằng chứng phân tích, bàn luận về nhận định đó.
- Khái quát, khẳng định lại tính chất của nhận định.
Lời giải chi tiết:
Tác giả Lê Quang Đạt đã đưa ra nhận định hay và thú vị là Chữ bầu lên nhà thơ, để làm nổi bật tầm quan trọng của chữ đối với các nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh mà quan trọng đó chính là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật. Chữ bầu lên nhà thơ là khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ; ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học; nó khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là kiến trúc ngôn từ đặc biệt; tạo lập và tôn vinh vị thế nhà thơ. Khi nhà thơ cần mẫn với chữ thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất để diễn đạt ý cần nói, để tiếng lòng của mình được vang lên, được hữu hình hóa thành câu chữ, âm thanh, nhịp điệu. Nhà thơ Đỗ Phủ hay còn được người đời gọi là “thi thánh” với bài thơ Thu hứng đã sử dụng những câu chữ mang tính ước lệ, lời thơ buồn với những âm vang và nhịp điệu đã đưa người đọc đến với thế giới cảm xúc tâm hồn của nhà thơ. Quá trình sáng tạo nghệ thuật đầy sự khó khăn, vất vả, nhà thơ phải thổi hồn vào tác phẩm thông qua ngôn ngữ thơ ca, phải dựa vào chữ để tạo ra những tác phẩm đặc sắc. Điều đó cũng cho ta thấy Chữ bầu lên nhà thơ là một nhận định đúng.
6. Bài soạn 'Chữ bầu lên nhà thơ' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - phiên bản 3
Trước khi đọc
Câu 1. Theo bạn, hình ảnh của một nhà thơ sẽ như thế nào? Bạn có nghĩ rằng việc sáng tác thơ thường gắn liền với những khoảnh khắc cảm xúc mạnh mẽ, “bốc đồng” không?
Nhà thơ là người mang tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp. Việc viết thơ có thể có những khoảnh khắc cảm xúc mãnh liệt, “bốc đồng” vì cảm xúc là trọng tâm của thơ, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Câu 2. Bạn ấn tượng hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay việc sáng tác thơ nhất?
Chế Lan Viên đã viết trong lời tựa tập Điêu tàn: “Làm thơ là làm những điều phi thường. Thi sĩ không phải là người bình thường. Họ là người Mơ, người Say, người Điên. Họ là Tiên, Ma, Quỷ, Tinh, Yêu. Họ vượt ra khỏi hiện tại, xáo trộn quá khứ, ôm trùm tương lai. Người ta không thể hiểu được vì họ nói những điều vô nghĩa, tuy những điều vô nghĩa lại hợp lý”...
Trong khi đọc
Câu 1. Có phải tác giả đã nhầm khi viết “ý tại ngôn tại” không?
- “Ý tại ngôn tại”: Ý nằm trong lời đã nói hoặc viết.
- Các tác phẩm văn xuôi có câu văn ngắn dài khác nhau, nên dễ diễn đạt ý mà tác giả muốn truyền đạt. Do đó, tác giả không nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”.
Câu 2. “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” - hai cụm từ này có cùng ý nghĩa không?
“Nghĩa tiêu dùng”: Nghĩa sử dụng hàng ngày trong cuộc sống; “Nghĩa tự vị”: Nghĩa được ghi chép trong từ điển, cũng chính là nghĩa hiểu trong cuộc sống hàng ngày.
=> Hai cụm từ này có ý nghĩa tương đồng.
Câu 3. Tác giả “rất ghét” hay “không mê” điều gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có cảm thấy mình đã hiểu đúng ý tác giả không?
- Tác giả “rất ghét” định kiến sai lầm rằng các nhà thơ Việt Nam thường sớm thành danh rồi nhanh chóng lụi tàn; “không mê” những nhà thơ thần đồng.
- Ngược lại, ông “ưa” những nhà thơ cần cù, lầm lũi trên cánh đồng chữ, đổi mồ hôi lấy từng câu chữ.
Câu 4. “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy khi nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?
Một “nhà thơ” không còn là nhà thơ khi họ không còn miệt mài, chăm chỉ trong việc sáng tác thơ.
Sau khi đọc
Câu 1. Vấn đề chính của văn bản này là gì?
Vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ và quan niệm về nghề sáng tác thơ của tác giả.
Câu 2. Tìm một câu trong văn bản nêu bật ý cốt lõi trong quan niệm của tác giả về thơ.
“Dù theo con đường nào, nhà thơ cũng phải tận tâm, cống hiến hết mình để mài dũa và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ độc đáo, làm phong phú tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”
Câu 3. Trong phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm phổ biến:
- Thơ gắn liền với cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.
- Thơ là vấn đề của năng khiếu đặc biệt, không liên quan đến lao động và nỗ lực học tập.
Các lý lẽ và bằng chứng mà tác giả đưa ra có thuyết phục không? Hãy nêu ý kiến của bạn.
Gợi ý:
Tác giả đã đưa ra lý lẽ rõ ràng, kèm theo dẫn chứng từ những nhà thơ nổi tiếng. Các lý lẽ và bằng chứng đã thực sự thuyết phục.
Câu 4. Tác giả không định nghĩa trực tiếp khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, hãy thử định nghĩa khái niệm chữ.
Chữ là vỏ âm thanh, diễn tả quan niệm của người viết; là ngôn từ được sử dụng và tổ chức một cách nghệ thuật.
Câu 5. Bạn nghĩ gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu đồng ý với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ minh họa.
- Ý kiến: Đồng ý. “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” là lớp nghĩa chung, sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, ai cũng hiểu. Nhà thơ phải tạo ra chữ riêng cho mình.
- Ví dụ: Ví dụ như “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử gợi ra cảm giác mùa xuân đạt đến đỉnh cao, đẹp đẽ nhất.
Câu 6. Bài viết của Lê Đạt giúp bạn hiểu thêm điều gì về sáng tạo thơ ca?
Hoạt động sáng tạo thơ ca là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì. Nhà thơ cần biết và hiểu chữ, tạo ra chữ riêng cho bản thân…
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định bạn thấy tâm đắc trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt.