1. Bài soạn mẫu về 'Tác giả Nguyễn Trãi' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - Phiên bản 4
I. Tác giả
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)
- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.
- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm
+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.
+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.
+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.
- Phong cách sáng tác:
+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt
+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.
II. Tác phẩm Tác gia Nguyễn Trãi
- Thể loại: Văn bản nghị luận
- Tóm tắt: Văn bản trình bày những đặc điểm về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Trãi.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Bố cục Tác gia Nguyễn Trãi
- Đoạn 1: Từ đầu đến “danh nhân văn hóa thế giới”: Tiểu sử Nguyễn Trãi.
- Đoạn 2: Còn lại: Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi
Giá trị nội dung văn bản Tác gia Nguyễn Trãi
- Trình bày về cuộc đời và con người của tác giả Nguyễn Trãi
- Khẳng định ông là người vừa có tài năng vừa đức độ
Giá trị nghệ thuật văn bản Tác gia Nguyễn Trãi
- Lập luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng thuyết phục
III. Tìm hiểu chi tiết Tác gia Nguyễn Trãi
- Cuộc đời và con người Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi là một người tài năng văn chương và chính trị, có công lớn trong việc phò tá Lê Lợi.
- Nguyễn Trãi là một người am tường Nho giáo, nắm vững Đường luật.
- Ông cũng là một người trung quân, ái quốc, ái dân, đề cao tư tưởng nhân nghĩa.
- Có ý thức sáng tạo trong việc vận dụng Nho giáo và các thể thơ Đường luật.
- Sự nghiệp văn học
- Qua những bài thơ viết về thiên nhiên, có thể thấy tâm hồn Nguyễn Trãi là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ, nguyên sơ nhưng cũng yêu vẻ đẹp chốn thôn quê bình dị, dân dã, thân thuộc, đồng thời thấy được nỗi ưu tư về thế sự của ông.
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi có sức thuyết phục, đạt đến trình độ mẫu mực.
- Những yếu tố làm nên sức mạnh đó:
+ Vận dụng triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên.
+ Bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự
+ Kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng
+ Cách lập luận và bố cục chặt chẽ
+ Ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Chuẩn bị Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi
Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Bạn hãy kể tên một số tác gia văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc.
Lời giải
Một số tác giả: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Trần Anh Tông, Nguyễn Du, Hoàng Diệu, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Chu Trinh…
Câu 2 (trang 6, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Hãy chia sẻ một vài thông tin về tác giả mà bạn ngưỡng mộ.
Lời giải
Trong số những tác giả kể trên, em ngưỡng mộ với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
- Cuộc đời:
+ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được gọi là cụ đồ Chiểu, hiệu Trọng Phủ Hối Trai.
+ Xuất thân trong 1 gia đình nhà nho hiếu học.
+ 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.
+ Vì quá đau buồn khi nghe tin mẹ mất, Nguyễn Đình Chiểu đã khóc rất nhiều, cộng thêm thời tiết thất thường, đường sá xa xôi khiến ông ốm nặng và bị mù.
+ Sau khi chịu tang mẹ, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho người dân, danh tiếng vang khắp.
+ Ở thời kì kháng chiến chống Pháp, ông tham gia vào việc bàn mưu tính kế.
+ Là 1 người yêu nước sâu sắc.
- Sự nghiệp văn học:
+ thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa, giá trị làm người, khích lệ ý chí cứu nước, ca ngợi những người sẵn sàng làm việc nghĩa, hi sinh vì dân vì nước.
+ Hầu hết sáng tác bằng chữ Nôm.
+ 1 số tác phẩm tiêu biểu: Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…
Đọc hiểu bài Tác giả Nguyễn Trãi
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Chú ý vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Lời giải
Vai trò:
- Khoảng năm 1423, Nguyễn Trãi tìm vào lam Sơn (Thanh Hóa) theo giúp Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách (Sách lược đánh dẹp giặc Minh).
- Được Lê Lợi tin dùng vã đã có đóng góp đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Năm 1427, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế và giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.
=> Nguyễn Trãi có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nhờ có kế sách của ông mà nước ta thời bấy giờ đã đánh dẹp quân Minh.
Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Lời giải
Nội dung cơ bản:
- Tư tưởng nhân nghĩa… tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo.
- Nhân nghĩa trước hết là thương dân, lấy cuộc sống bình yên, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.
- Khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân sân.
- Tôn trọng dân, biết ơn dân.
Câu 3 (trang 8, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự.
Lời giải
- Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên:
+ Nguồn cảm hứng lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi.
+ Thế giới thiên nhiên đa dạng, vừa mĩ lệ vừa bình dị, gần gũi.
+ Địa danh nổi tiếng.
+ Tâm hồn rộng mở, tinh tế, lãng mạn, nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hòa cùng thiên nhiên.
- Biểu hiện của nỗi niềm thế sự:
+ Nặng suy tư trước thế sự đen bạc.
+ Chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái.
+ Có cả cay đắng, thất vọng, đau đớn trước một thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái.
+ Đối diện với thực tại bằng tâm thế của cây tùng, cây bách.
+ Lựa chọng quan niệm sống, triết lí sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh và lí tưởng cao cả.
Câu 4 (trang 9, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi trong từng thể loại: văn chính luận, thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm.
Lời giải
Đóng góp quan trọng:
- Văn chính luận:
+ Đạt đến trình độ mẫu mực.
+ Vận dụng triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn.
+ Khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự; sự kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng; cách lập luận và bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
+ Lê Quý Đôn ca ngợi là cây bút viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời.
- Thơ chữ Hán:
+ Được sáng tác bằng các thể thơ đường luật, đạt đến sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc.
+ Nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa.
+ Nghệ thuật trữ tình mang nét trang nhã, hàm súc nhưng không theo hướng cầu kì, khuôn thước.
+ In đậm dấu ấn cá nhân vừa có giá trị tư tưởng sâu sắc.
- Thơ chữ Nôm:
+ Được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm thời trung đại.
+ Ý thức sáng tạo một thể thơ riêng khi đưa câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn ở các vị trí đa dạng, linh hoạt, đồng thời rất chú ý Việt Hóa nhiều đề tài, thi liệu mượn từ văn học Trung Quốc.
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, đậm đà tính dân tộc, sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ và lời ăn tiếng nói của dân chúng.
Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đề bài: Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Lời giải
Vị trí:
- Tập đại thành của 5 thế kỉ văn học trung đại Việt Nam tính đến mốc thế kỉ XV.
- Có đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược nhà Minh đô hộ và thi hành chính sách hủy diệt văn hóa.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
Đề bài: Dựa vào những thông tin trong văn bản, hãy nên ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.
Lời giải
Ấn tượng:
- Cuộc đời:
+ Đỗ Thái học sinh, làm quan cùng cha dưới triều Hồ.
+ Dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi trong cuộc kháng chiến quân Minh.
+ Bị vu oan giết vua, chịu án “tru di tam tộc”.
+ Năm 1980, được UESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.
- Con người:
+ Là người yêu nước, thương dân.
+ Yêu thiên nhiên.
Câu 2 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
Đề bài: Điều gì đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
Lời giải
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có nguồn gốc từ Nho giáo được ông tiếp thu một cách chọn lọc và sáng tạo, Với ông, nhân nghĩa là thương dân, vai trò và sức mạnh của nhân dân, tông trọng, biết ơn dân.
Câu 3 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
Đề bài: Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên.
Lời giải
Cảm nhận:
- Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên sâu sắc. Thế giới thiên nhiên trong thơ ca ông đa dạng, vừa mĩ lệ vừa bình dị mà gần gũi. Đó là một tâm hồn rộng mở, tinh tế, lãng mạn – nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hòa cùng thiên nhiên.
- Nguyễn Trãi là người có tâm hồn nhạy cảm. Ông quan sát thiên nhiên tỉ mỉ, tinh tế. Thông qua đó, bộc lộ được lòng yêu nước sâu sắc, mê say cảnh vật thiên nhiên đất Việt.
Câu 4 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
Đề bài: Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung như thế nào về con người tác giả?
Lời giải
Hình dung:
- Tác giả là người yêu nước sâu sắc.
- Tác giả là người mang những nỗi buồn lớn lao, cao cả. Đó là nỗi buồn trước thực tại chua xót, trước thực tại đất nước còn hỗn độn.
Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
Đề bài: Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào? Theo bạn, những yếu tố nào đã làm nên sức mạnh đó?
Lời giải
- Thể hiện sức tác động mạnh mẽ:
+ Thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh.
+ Cây bút viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời.
+ Tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc.
+ Đánh dấu cột mốc phát triển văn chính luận.
- Theo em, những yếu tố:
+ Vận dụng triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan.
+ Khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự.
+ Kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng.
+ Cách lập luận và bố cục chặt chẽ.
+ Ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Câu 6 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
Đề bài: Hãy kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà bạn biết nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.
Lời giải
Những tác phẩm, nghệ thuật:
- Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất – Võ Nguyên Giáp.
- Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước - Nguyễn Lương Bích.
- Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú.
…
Kết nối đọc - viết
Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.
Lời giải
“Ôi thôi thôi!
Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Trãi)
Bài văn tế được ra đời trong hoàn cảnh sau cuộc chiến quả cảm với thực dân Pháp ở Cần Giuộc, nhiều nghĩa sĩ của dân tộc đã hi sinh. Điếu văn được Nguyễn Trãi sáng tác để độc tại buổi truy điệu. Đó là tiếng khóc bi tráng cho một lịch sử đau thương nhưng vĩ đại bởi ý chí, sự bản lĩnh và tinh thần yêu nước sâu sắc của người dân. Họ sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống để bảo vệ Tổ quốc. Sự hi sinh cao cả của những người nông dân chân lấm tay bùn khiến ta không thôi đau đáu xót thương và tự hào. Bằng ngôn ngữ bình dị, trong sáng, giọng văn đau thương nhưng không làm mất đi khí thế của bài tế. Ca ngợi những người nông dân nghĩa sĩ cũng là bản án đanh théo tố cáo tội ác của bọn thực dân đã gây nên đau thương tới người thân, gia đình và cả một đất nước.

2. Bài soạn 'Tác giả Nguyễn Trãi' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - Phiên bản 5
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kể tên một số tác giả văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trả lời:
- Trong nền văn học trung đại Việt Nam, có rất nhiều tác giả có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão…
Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy chia sẻ một vài thông tin về tác giả mà bạn ngưỡng mộ.
Trả lời:
+ Trần Quốc Tuấn (1226-1300): Còn gọi là Hưng Đạo Đại Vương, danh tướng trong lịch sử Việt Nam, nhà văn chính luận với áng Hịch tướng sĩ bất hủ, quê ở phủ Thiên Trường (Nay thuộc tỉnh Nam Định). Ông cũng là tác giả bộ Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc).
+ Nguyễn Du (1765-1820) quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Là đại thi hào dân tộc, 1965 ông được UNESCO tôn vinh là Danh nhân Văn hoá thế giới. Ông sáng tác trên cả chữ Nôm và chữ Hán, nổi tiếng nhất là Truyện Kiều.
+ Phan Chu Trinh (1872-1927): Nhà văn, nhà chí sĩ cách mạng, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, quê ở Tiên Phước, Quảng Nam. Ông đỗ phó bảng, được bổ làm thừa biện bộ lễ, sau từ quan để hoạt động cách mạng, chủ trương đấu tranh ôn hoà, bị bắt rồi bị đày ra Côn Đảo rồi đưa sang Pháp. Năm 1925 về nước hoạt động rồi sau đó mất ở Sài Gòn. Tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập (tập thơ), Tỉnh quốc hồn ca (1907-1922)…
* Đọc văn bản
- Vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Nguyễn Trãi có vai trò đặc biệt quan trọng cuộc kháng chiến chống quân Minh. Năm 1423, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (sách lược đánh dẹp giặc Minh) và trở thành quân sư cho Lê Lợi. Năm 1427, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo để công bố với muôn dân về việc dẹp yên giặc Minh.
- Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.
- Tư tưởng nhân nghĩa có nguồn gốc từ Nho giáo, đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là thương dân, lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu cao nhất. Nguyễn Trãi nhấn mạnh mục đích, hành động thực tiễn của lí tưởng nhân nghĩa là yên dân và trừ bạo. Tư tưởng nhân nghĩa đã được Nguyễn Trãi phát triển sâu sắc ở nhiều phương diện.
- Biểu hiện tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự.
- Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi. Thông qua hình ảnh thiên nhiên, có thể thấy tâm hồn rộng mở, tinh tế, lãng mạn của Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Trãi là người một đời ôm mối “ưu dân, ái quốc” nên hồn thơ ông lúc nào cũng nặng trĩu suy tư trước thế sự. Thơ ông có nhiều chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái, có cả những cay đắng, thất vọng, đau đớn trước một thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái.
- Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại:
+ Văn chính luận: Đạt đến trình độ mẫu mực, Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc; khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự; kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác thực. Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập.
+ Thơ chữ Hán: Hầu hết sáng tác bằng thể thơ Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc; nghệ thuật tả cảnh tả tình tinh tế, tài hoa.
Tác phẩm tiêu biểu: Ức Trai thi tập.
+ Thơ chữ Nôm: Được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm (tiếng Việt) thời trung đại. Tác phẩm tiêu biểu: Quốc Âm thi tập
- Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.
- Thơ văn Nguyễn Trãi xứng đáng là tập đại hành của 5 thế kỉ văn học trung đại Việt Nam tính đến mốc thế kỉ XV.
- Ông là tác giả có đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược nhà Minh đô hộ và thi hành chính sách huỷ diệt văn hoá.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Tác giả Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu nỗi thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc.
Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nêu ấn tượng sâu sắc về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.
Trả lời:
- Về cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai, quê ở Hải Dương.
- Năm 1400, đánh đuổi giặc Minh, sau đó làm quan dưới triều Lê.
- Một thời gian sau, năm 1437, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn, đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, cuối cùng ông bị gian thần vu oan tội giết vua, chịu án “tru di tam tộc”.
- Về con người
- Qua tư tưởng thơ văn của Nguyễn Trãi, ta có thể thấy được, ông là một con người nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
- Nguyễn Trãi còn là một con người yêu thiên nhiên, tinh tế và lãng mạn khi thể hiện những vẻ đẹp hết sức bình dị, gần gũi nhưng không kém phần tráng lệ của thiên nhiên.
Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Điều gì tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
Trả lời:
- Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo một cách sáng tạo và chọn lọc.
- Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn của ông trước hết là tình thương dân, lấy cuộc sống bình yên, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.
- Trong các sáng tác của mình, ông luôn khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân, biết tôn trọng và biết ơn dân.
Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nêu cảm nhận về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên.
Trả lời:
Tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên:
- Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn tinh tế, rộng mở, lãng mạn với những vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc.
- Thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ văn của ông, được thể hiện đa dạng, vừa gần gũi vừa tráng lệ.
- Một số bài thơ viết về thiên nhiên tiêu biểu như: Côn Sơn ca, Cảnh ngày hè, Cây chuối…
Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung thế nào về con người tác giả.
Trả lời:
Con người Nguyễn Trãi qua những vần thơ thế sự:
- Ông là một con người “một đời ôm mối ưu dân, ái quốc”, “trĩu nặng suy tư trước thế sự”. Dù sống ở chốn quan trường hay thôn quê, Nguyễn Trãi cũng bộc lộ rõ những suy tư, trăn trở về cuộc đời, về con người và thời cuộc.
- Khi viết về con người, về nhân tình thế thái, ngòi bút của nhà thơ chứa đựng sự ưu tư, nỗi buồn sâu sắc, thất vọng trước thực tại.
→ Nguyễn Trãi là một con người nhạy cảm, yêu nước thương dân.
Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào? Những yếu tố nào đã làm nên sức mạnh đó?
Trả lời:
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ lớn đến nền văn học nước nhà với sức thuyết phục cao, mang ý nghĩa thời đại lớn.
+ Đặc biệt là qua những lá thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh, luôn đạt đến trình độ mẫu mực.
+ Văn chính luận của ông có giá trị mẫu mực, là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận ở nước ta.
- Những yếu tố làm nên sức mạnh đó:
+ Nhờ sự vận dụng triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lý khách quan của đời sống để xây dựng nên những luận điểm vững chắc.
+ Nguyễn Trãi còn bám sát từng đối tượng và tình hình chiến sự, kết hợp lí lẽ sắc bén với dẫn chứng phong phú, bố cục chặt chẽ, ngôn từ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà bạn biết nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.
Trả lời:
Những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi:
- Bộ bách khoa toàn thư Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú: Nói về sự kiên cường của Nguyễn Trãi khi bị dụ dỗ đầu hàng, làm quan cho nhà Minh.
- Sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước của Nguyễn Lương Bích: Nói về cuộc đời của Nguyễn Trãi khi nhà Hồ mất nước.
- Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn: Cũng viết về cuộc đời Nguyễn Trãi khi nhà Hồ mất: Ông lui về ở ẩn.
- Nguyễn Trãi toàn tập Cuốn sách viết về những bài thơ hay của ông.
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.
Đoạn văn tham khảo
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng – Bài 24)
Thuật hứng – Bài 24 là một bài thơ viết bằng chữ Nôm tuy ngắn gọn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo. Bài thơ nằm trong chùm thơ “Thuật hứng” in trong tập thơ Quốc âm thi tập nổi tiếng của Nguyễn Trãi, được viết ra trong thời kỳ Ức Trai về sống ở Côn Sơn. Bài thơ “Thuật hứng – 24” này được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn bát cú (các câu 3, 4, 8 chỉ có 6 từ). Với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai; giọng điệu tâm tình, cởi mở và sử dụng ngôn ngữ: ao, bèo, muống, đĩa, cỏ, sen, kho, thu, phong, nguyệt, thuyền, yên hà đã tạo nên cốt cách bài thơ vừa dân dã, mộc mạc vừa cổ điển thanh cao. “Thuật hứng” đã thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm cao đẹp của Ức Trai như coi thường danh lợi, thích sống nhàn trong cuộc đời thanh bạch, lúc nào cũng giữ trọng lòng trung hiếu son sắt, thuỷ chung. Đọc bài thơ, ta vô cùng kính yêu và cảm phục Nguyễn Trãi - một nhân cách kẻ sĩ cao đẹp như vua Lê Thánh Tông đã ngợi ca: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”

3. Bài soạn 'Tác giả Nguyễn Trãi' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - Mẫu số 6
I. Tác giả của tác phẩm 'Nguyễn Trãi'
* Tiểu sử
- Nguyễn Trãi, sinh năm 1380 và mất năm 1442, tên chữ là Ức Trai, quê gốc tại làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương), sau chuyển đến Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay là Hà Nội).
- Gia đình: Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa cao quý từ cả bên nội và ngoại, điều này đã giúp ông tiếp xúc và hiểu sâu tư tưởng chính trị của Nho giáo.
* Con người:
+ Mất mẹ từ năm 5 tuổi
+ Đỗ Thái học sinh năm 1400 và làm quan dưới triều Hồ cùng cha
+ Tham gia khởi nghĩa chống Minh cùng Lê Lợi và đóng góp lớn vào chiến thắng của dân tộc
+ Cuối năm 1427 và đầu năm 1428, sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, ông viết Bình Ngô đại cáo theo lệnh Lê Lợi và tích cực tham gia xây dựng đất nước
+ Về ẩn dật tại Côn Sơn năm 1439
+ Năm 1440, được Lê Thái Tông mời ra giúp nước
+ Năm 1442, bị kết án oan Lệ Chi viên và bị xử án 'tru di tam tộc'.
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.
- Thời đại: Ông sống trong thời kỳ xã hội đầy biến động, loạn lạc, mâu thuẫn nội bộ triều đình, xâm lược từ bên ngoài và đời sống nhân dân gặp khó khăn với nhiều cuộc khởi nghĩa.
- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là một tác giả nổi bật với nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm
+ Sáng tác chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.
+ Sáng tác chữ Nôm: Quốc âm thi tập, bao gồm 254 bài thơ theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.
+ Ngoài văn học, ông còn viết cuốn Dư địa chí, một trong những bộ sách địa lý cổ nhất Việt Nam.
* Phong cách sáng tác:
+ Văn chính luận: Ông là một nhà văn chính luận kiệt xuất, với các tác phẩm văn chính luận có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ và giọng điệu linh hoạt.
+ Là một nhà thơ trữ tình sâu sắc.
Trước khi đọc
Câu 1. Nêu tên một số tác giả văn học trung đại Việt Nam có vai trò quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Ví dụ: Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Ngũ Lão…
Câu 2. Chia sẻ thông tin về tác giả bạn ngưỡng mộ.
Gợi ý:
- Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320), quê làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).
- Con rể của Trần Hưng Đạo, giữ đội quân hữu vệ và có nhiều công lao trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.
- Dù là tướng võ nhưng ông yêu thích đọc sách, ngâm thơ và được khen là văn võ toàn tài.
- Tác phẩm còn lại: Tỏ lòng (Thuật hoài), Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Từ văn bản, hãy nêu ấn tượng sâu sắc về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.
- Xuất thân: Cha ông là Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh), một nho sinh nghèo học giỏi, đỗ Thái học sinh thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
- Cuộc đời gắn với vận mệnh dân tộc: Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, làm quân sư cho Lê Lợi trong kháng chiến chống Minh, có nhiều đóng góp cho sự phát triển đất nước…
Câu 2. Điều gì tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
Giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: Tình yêu nhân dân, khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập, thái bình, thịnh vượng.
Câu 3. Cảm nhận của bạn về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên.
Tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện sự tinh tế, lãng mạn và yêu thích vẻ đẹp tự nhiên, hòa quyện với thiên nhiên.
Câu 4. Qua những vần thơ về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung con người Nguyễn Trãi như thế nào?
- Nguyễn Trãi là người luôn mang nỗi lo lắng về dân tộc và yêu nước sâu sắc, thường trĩu nặng suy tư trước thế sự.
- Ngòi bút của ông thể hiện sự ưu tư và nỗi buồn sâu xa trước thực tại.
=> Nguyễn Trãi là người nhạy cảm và có lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
Câu 5. Sức tác động của văn chính luận Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào? Những yếu tố nào tạo nên sức mạnh đó?
- Văn chính luận của ông có sức thuyết phục mạnh mẽ.
- Những yếu tố tạo nên sức mạnh đó:
- Áp dụng triệt để các mệnh đề tư tưởng và đạo đức của Nho giáo cùng chân lý khách quan để xây dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc cho luận điểm.
- Bám sát đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự.
- Kết hợp lí lẽ sắc bén với dẫn chứng chính xác.
- Cách lập luận và cấu trúc chặt chẽ.
- Ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách và phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Câu 6. Kể tên các tác phẩm văn học, nghệ thuật về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Trãi - Cuộc đời và tác phẩm (NXB Văn học)
- Nguyễn Trãi - Thơ và đời (NXB Văn học)
Kết nối đọc - viết
Tìm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.
Bài làm
Bài thơ Bảo kính cảnh giới - số 43 miêu tả cảnh hè, phản ánh tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời của Nguyễn Trãi. Câu thơ lục ngôn cuối bài tóm gọn cảm xúc sâu lắng của bài thơ.
Rồi hóng mát thưở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.

4. Bài soạn về 'Nhà văn Nguyễn Trãi' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - ví dụ 1
Nội dung chính
Văn bản giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của tác gia Nguyễn Trãi.
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Bạn hãy kể tên một số tác gia văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc.
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hiểu và kể tên một số tác giả văn học trung đại tiêu biểu.
Lời giải chi tiết:
Một số tác giả văn học trung đại Việt Nam là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương,...
Câu 2 (trang 6, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hãy chia sẻ một vài thông tin về tác giả mà bạn ngưỡng mộ.
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu thông tin như tên hiệu, quê quán, tiểu sử cuộc đời và con người,... về một tác giả.
- Chia sẻ những thông tin đó.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý: Một vài thông tin về tác giả Nguyễn Trãi:
a) Về cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai, quê ở Hải Dương.
- Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ đạt, làm quan dưới triều Hồ, Năm 1423, ông gia nhập Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, sau đó làm quan dưới triều Lê.
- Một thời gian sau, năm 1437, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn, đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, cuối cùng ông bị gian thân vu oan tội giết vua, chịu án “tru di tam tộc”.
b) Về con người
- Qua tư tưởng thơ văn của Nguyễn Trãi, ta có thể thấy được, ông là một con người nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
- Nguyễn Trãi còn là một con người yêu thiên nhiên, tinh tế và lãng mạn khi thể hiện những vẻ đẹp hết sức bình dị, gần gũi nhưng không kém phần tráng lệ của thiên nhiên.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần tiểu sử Nguyễn Trãi.
- Chú ý những câu văn viết về cuộc đời của Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Học sinh chú ý vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh:
- Khoảng năm 1423, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn, theo Lê Lợi và dâng Bình Ngô sách (sách lược đánh dẹp giặc Minh).
- Ông được Lê Lợi tin dùng và có đóng góp đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Sau khi kháng chiến thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua và giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.
=> Cuộc kháng chiến thắng lợi cũng một phần nhờ công lao của ông. Ông được xem như “quân sư” của cuộc chiến, có vai trò rất quan trọng để dẫn đến thắng lợi cuối cùng.
Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Nội dung thơ văn.
- Tập trung vào những câu văn viết về tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Học sinh chú ý nội dung tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi:
- Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo một cách sáng tạo và chọn lọc.
- Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn của ông trước hết là tình thương dân, lấy cuộc sống bình yên, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.
- Trong các sáng tác của mình, ông luôn khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân, biết tôn trọng và biết ơn dân.
Câu 3 (trang 8, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự.
Phương pháp giải:
- Đọc phần 1. Nội dung thơ văn.
- Đọc kĩ đoạn văn viết về tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự để nêu biểu hiện.
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự:
+ Tình yêu thiên nhiên:
- Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Nguyễn Trãi, đặc biệt là hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc Âm thi tập.
- Trong thơ ông thường nhắc đến một số địa danh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ như cửa biển Bạch Đằng, Vân Đồn, Côn Sơn, ...
+ Nỗi niềm thế sự: Thơ ông nặng trĩu suy tư trước thế sự đen bạc.
- Nó được thể hiện ở những chiêm nghiệm buồn về nhân tình thé thái, sự thất vọng, cay đắng, đau đớn trước thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái.
- Ông đã lựa chọn quan niệm sống, triết lí sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh.
Câu 4 (trang 9, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại: văn chính luận, thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm nghệ thuật.
- Chú ý những câu văn, đoạn văn viết về thể loại văn chính luận, thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi và nêu đóng góp quan trọng của ông trong từng thể loại đấy.
Lời giải chi tiết:
Những đóng góp của Nguyễn Trãi trong từng thể loại:
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi luôn đạt đến trình độ mẫu mực. Những sáng tác của ông gắn liền với tình hình thời sự, sử dụng tư tưởng Nho giáo một cách triệt để, kết hợp những lí lẽ và bằng chứng xác đáng;... Nguyễn Trãi được coi là một cây bút viết thư, thảo hịch giỏi hơi hết mọi thời.
- Thơ chữ Hán: Hầu hết sáng tác bằng các thể thơ Đường luật, đạt đến độ nhuần nhuyễn, điêu luyện, ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. Ông đã để lại những áng thơ giá trị cho nền văn học nước nhà.
- Thơ chữ Nôm: Được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm thời trung đại. Ông đã có ý thức sáng tạo một thể thơ riêng: đưa câu lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn một cách đa dạng. Đồng thời, ông rất chú ý Việt hóa nhiều đề tài, thi liệu văn học Trung Quốc.
Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Đọc phần 2. Đặc điểm nghệ thuật.
- Đọc kĩ đoạn văn cuối của phần 2 và chỉ ra vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi giữ vị trí quan trọng, đóng góp nhiều công lao cho việc mở rộng và phát triển việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược nhà Minh đô hộ.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Dựa vào những thông tin trong văn bản, hãy nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đọc kĩ đoạn (I) trong văn bản trên để có được thông tin về cuộc đời, đoạn (II) – phần Nội dung thơ văn để rút ra nhận xét về con người Nguyễn Trãi.
- Chỉ ra những ấn tượng của bản thân về cuộc đời, con người Nguyễn Trãi qua những thông tin văn bản đem lại.
Lời giải chi tiết:
Ấn tượng sâu sắc nhất về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi:
a) Về cuộc đời
- Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ đạt, làm quan dưới triều Hồ, Năm 1423, ông gia nhập Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, sau đó làm quan dưới triều Lê.
- Năm 1437, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn, đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, cuối cùng ông bị gian thần vu oan tội giết vua, chịu án “tru di tam tộc”.
b) Về con người
- Nguyễn Trãi là một con người nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
- Ông còn là một con người yêu thiên nhiên, tinh tế và lãng mạn khi thể hiện những vẻ đẹp hết sức bình dị, gần gũi nhưng không kém phần tráng lệ của thiên nhiên.
Câu 2 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Điều gì đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đọc kĩ phần (II), trọng tâm là Nội dung thơ văn (cuối trang 7).
- Chỉ ra những điều đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Điều tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là sự tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo. Theo ông, nhân nghĩa trước hết phải là yêu nước, thương dân, trọng dân, biết ơn dân; rồi sau đó mới đến trung quân, trung thành với triều đại, với vua.
Câu 3 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đọc kĩ phần (II), trọng tâm là phần Nội dung thơ văn (trang 8).
- Chú ý những câu văn viết về tình yêu thiên nhiên, những bài thơ về thiên nhiên của Nguyễn Trãi để nêu cảm nhận về tâm hồn nhà thơ.
Lời giải chi tiết:
Tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên:
- Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn tinh tế, rộng mở, lãng mạn với những vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc.
- Thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ văn của ông, được thể hiện đa dạng, vừa gần gũi vừa tráng lệ.
Câu 4 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung như thế nào về con người tác giả?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đọc kĩ phần (II), trọng tâm là phần Nội dung thơ văn (cuối trang 8).
- Đọc thêm những bài thơ viết vê thế sự của Nguyễn Trãi như Tự thuật, Thuật hứng, Trân tình, Bảo kính cảnh giới,…
- Nêu sự hình dung của bản thân về con người Nguyễn Trãi qua những vần thơ thế sự.
Lời giải chi tiết:
Con người Nguyễn Trãi qua những vần thơ thế sự:
- Ông là một con người “một đời ôm mối ưu dân, ái quốc”, “trĩu nặng suy tư trước thế sự”.
- Khi viết về con người, về nhân tình thế thái, ngòi bút của nhà thơ chứa đựng sự ưu tư, nỗi buồn sâu sắc, thất vọng trước thực tại.
=> Nguyễn Trãi là một con người nhạy cảm, yêu nước thương dân.
Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào? Những yếu tố nào đã làm nên sức mạnh đó?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đọc kĩ phần (II), trọng tâm là phần Đặc điểm nghệ thuật (đầu trang 9).
- Chú ý những đoạn văn nói về văn chính luận của Nguyễn Trãi để chỉ ra sự tác động mạnh mẽ trong văn chính luận của ông.
Lời giải chi tiết:
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ lớn đến nền văn học nước nhà với sức thuyết phục cao, mang ý nghĩa thời đại lớn.
+ Đặc biệt là qua những lá thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh, luôn đạt đến trình độ mẫu mực.
+ Văn chính luận của ông có giá trị mẫu mực, là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận ở nước ta.
- Những yếu tố làm nên sức mạnh đó:
+ Nhờ sự vận dụng triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lý khách quan của đời sống để xây dựng nên những luận điểm vững chắc.
+ Nguyễn Trãi còn bám sát từng đối tượng và tình hình chiến sự, kết hợp lí lẽ sắc bén với dẫn chứng phong phú, bố cục chặt chẽ, ngôn từ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Câu 6 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Hãy kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà bạn biết nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Tác gia Nguyễn Trãi để nắm được những kiến thức cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.
- Tìm hiểu trên mạng về những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về Nguyễn Trãi và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu.
Lời giải chi tiết:
Những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi:
- Bộ bách khoa toàn thư Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú: Nói về sự kiên cường của Nguyễn Trãi khi bị dụ dỗ đầu hàng, làm quan cho nhà Minh.
- Sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước của Nguyễn Lương Bích: Nói về cuộc đời của Nguyễn Trãi khi nhà Hồ mất nước.
- Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn: Cũng viết về cuộc đời Nguyễn Trãi khi nhà Hồ mất: Ông lui về ở ẩn.
- Nguyễn Trãi toàn tập Cuốn sách viết về những bài thơ hay của ông.
Kết nối đọc - viết
Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.
Phương pháp giải:
- Đọc một bài thơ mà mình ấn tượng nhất, có thể là thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi.
- Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật,… của bài thơ đó.
- Giới thiệu bài thơ dựa trên những gì vừa tìm hiểu.
Lời giải chi tiết:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem
(Ba tiêu – Cây chuối của Nguyễn Trãi)
Bài thơ Ba tiêu – Cây chuối của danh nhân Nguyễn Trãi là một bài thơ viết bằng chữ Nôm tuy ngắn gọn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nằm trong tập thơ Quốc âm thi tập nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ ngắn gọn với câu chữ, giọng điệu gần gũi và thân thuộc, Nguyễn Trãi đã khiến cho người đọc phải có một cái nhìn khác về hình ảnh cây chuối – một loài cây mà ai cũng biết, cũng quen thuộc. Mùa xuân với khí hậu ấm áp, dễ chịu, mùa hoa nở và cây chuối cũng như bao cây khác, khi vào mùa xuân, nó vốn đã tươi tốt, nay lại càng tốt thêm. Những buồng chuối xanh mơn mởn, đẹp một cách lạ lùng cả ngày lẫn đêm. Còn những đọt chuối non kia, giống như bức thư tình còn e ấp không muốn mở. Gió ở nơi đâu, cứ quấn quýt lại gần đòi mở lá thư. Có lẽ, bài thơ này không đơn thuần chỉ là miêu tả hình ảnh cây chuối, mà nó như là một bức thư tràn đầy tình cảm được Nguyễn Trãi gửi gắm đến người đọc.

5. Soạn bài 'Tác giả Nguyễn Trãi' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu số 2
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Ngũ Lão,....
Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Phạm Ngũ Lão (1255-1320): người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (Hưng Yên), là con rể của Trần Hưng Đạo, giữ đội quân hữu vệ
- Có nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288)
- Là người văn võ toàn tài
- Phạm Ngũ Lão được biết đến trong câu chuyện đan sọt giữa đường
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Nguyễn Trãi đã dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ta đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa.
- Giúp Lê Lợi soạn thảo chiếu lệnh, văn thư, đấu tranh ngoại giao với quân Minh
- Viết “Bình Ngô đại cáo”
2. Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Tư tưởng nhân nghĩa có nguồn gốc từ Nho giáo nhưng đã được Nguyễn Trãi tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là thương dân; lấy cuộc sống bình yêu, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.
3. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự.
- Tình yêu thiên nhiên
+ “Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập” chứa đựng cả một thế giới thiên nhiên đa dạng, vừa mĩ lệ, vừa bình dị gần gũi.
+ Tâm hồn Nguyễn Trãi rộng mở, tinh tế, lãng mạn – nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hoà cùng thiên nhiên.
- Nỗi niềm thế sự
+ Hồn thơ Ức Trãi trĩu nặng suy tư trước thế sự đen bạc. Thơ ông có nhiều chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái, có cả những cay đắng, thất vọng, đau đớn trước một thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái.
+ Nguyễn Trãi đối diện với thực tại bằng tâm thế, tư thế của cây tùng, cây bách
Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại:
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực.
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện, ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa.
- Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm (tiếng Việt) thời trung đại.
5. Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.
- Nguyễn Trãi là tác gia có đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược nhà Minh đô hộ và thi hành chính sách huỷ diệt văn hoá.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản “Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp” đã làm nổi bật con người Nguyễn Trãi – một người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá, nhà văn kiệt xuất. Con người anh hùng của Nguyễn Trãi gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lẫy lừng. Con người văn hoá của Nguyễn Trãi gắn liền với những tác phẩm văn học mang đậm giá trị nhân văn.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Về cuộc đời Nguyễn Trãi
+ Quê Chí Linh, Hải Dương, thân phụ là Nguyễn Phi Khanh – đỗ Thái học sinh dưới triều Trần, thân mẫu là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán
+ Nguyễn Trãi bị giặc Minh giam lỏng ở thành Đông Quan
+ Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, giúp Lê Lợi dẹp giặc Minh
- Về con người Nguyễn Trãi
+ Nguyễn Trãi là một nhà chính trị tài ba, một con người yêu nước thương dân, một nhà thơ, văn kiệt xuất.
Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Tư tưởng nhân nghĩa có nguồn gốc từ Nho giáo nhưng đã được Nguyễn Trãi tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là thương dân; lấy cuộc sống bình yêu, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.
Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Thơ Nguyễn Trãi chứa đựng cả một thế giới thiên nhiên đa dạng, vừa mĩ lệ, vừa bình dị, gần gũi. Đó có thể là những khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ như Bạch Đằng, Vân Đồn, Thần Phù, Vọng Doanh, cũng có thể là chốn thôn quê bình dị, dân dã, thân thuộc với đất cày ngõ ải, giậu mùng tơi, lảnh mùng, bè muống,...
=> Tâm hồn Nguyễn Trãi luôn tinh tế, nhạy cảm, nâng niu từng khoảnh khắc giao hoà thiên nhiên.
Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Nguyễn Trãi là một người luôn mang trong mình nỗi suy tư trước thế sự đen bạc. Thế nhưng dù cuộc đời vần vũ, ông vẫn luôn hiên ngang, tự trọng, giữ trọn cốt cách. Qua đó, ta thấy Nguyễn Trãi là một người yêu nước thương dân, sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh và luôn theo đuổi lí tưởng cao cả.
Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực.
- Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi được tạo nên từ các yếu tố:
+ Vận dụng một cách triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên.
+ Khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự, sự kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng, cách lập luận và bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Tác phẩm “Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp” (SGK Ngữ Văn 10, bộ Cánh diều, tập 2, trang 5)
- Tác phẩm “Nguyễn Trãi và tấm lòng ưu ái “ngày đêm cuồn cuộn nước triều đông” (Đinh Gia Khánh)
- Tác phẩm “Nguyễn Trãi, về tác gia và tác phẩm” (Nguyễn Hữu Sơn)
* Kết nối đọc – viết (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.
Đoạn văn tham khảo:
“Bảo kính cảnh giới” (bài số 43) là bài thơ được trích trong “Quốc Âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Được viết theo thể thất ngôn bát cú, bài thơ gây ấn tượng với bạn đọc khi khép lại bằng một câu thơ lục ngôn. “Bảo kính cảnh giới” là bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi sáng, rực rỡ và tràn đầy sức sống. Qua đó, Nguyễn Trãi không chỉ gửi gắm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mà hơn cả đó là tình yêu thương nhân dân, đất nước. Nhiệt huyết, tình yêu nước thương dân ấy như muốn trào dâng một cách mãnh liệt, muốn bộc lộ da diết mà lan tỏa khắp không gian cảnh vật. Càng đáng trân trọng hơn khi đó là một con người đã lui về ở ẩn, nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng về cuộc sống bình dị của nhân dân, vẫn luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để nhân dân được “giàu đủ khắp đòi phương”. Qua bài thơ “Bảo kính cảnh giới số 43”, bạn đọc cảm nhận một nhân cách cao cả, một khát khao vĩ đại của Nguyễn Trãi. Đó là một con người suốt đời vì nước vì dân.

6. Bài soạn 'Tác giả Nguyễn Trãi' (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - phiên bản 3
* Trước khi bắt đầu đọc
Câu hỏi (trang 6 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
1.
Những tác giả văn học trung đại Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước bao gồm: Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…
2.
Vua Lê Thánh Tông của triều Hậu Lê không chỉ đưa chế độ phong kiến Việt Nam vào thời kỳ thịnh vượng mà còn là một thi sĩ và nguyên soái của hội Tao Đàn Nhị Thập bát Tú, hội tụ 28 nhà thơ nổi tiếng thời đó. Các tác phẩm của vua trải dài từ thơ chữ Hán đến chữ Nôm. Ông cũng đã tạc bia cho Nguyễn Trãi với câu thơ: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (dịch: Tâm hồn Ức Trai sáng tựa sao Khuê)
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nguyễn Trãi là tác giả của “Bình Ngô sách” (sách lược đánh dẹp giặc Minh), được Lê Lợi tin tưởng và đóng góp quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Ông cũng là một trong những khai quốc công thần của triều Lê.
2. Chú ý nội dung tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được tiếp thu và phát triển từ Nho giáo. Theo ông, nhân nghĩa là yêu thương dân, coi sự bình yên và no ấm của nhân dân là mục tiêu cao nhất, đồng thời trọng dân và biết ơn dân.
3. Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự. Tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi thể hiện qua việc thơ của ông chứa đựng một thế giới thiên nhiên đa dạng, từ mỹ lệ đến giản dị. Ông nâng niu từng vẻ đẹp và khoảnh khắc của thiên nhiên. Nỗi niềm thế sự thể hiện qua tâm hồn ông luôn trĩu nặng trước thế sự, với nhiều chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái và thực tại bất công. Nguyễn Trãi đối diện thực tại bằng sự thanh cao và kiêu hãnh.
4. Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại: văn chính luận, thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm. Về văn chính luận: Nguyễn Trãi đạt đến mức mẫu mực với các thư từ, văn kiện ngoại giao, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng, lập luận chặt chẽ. Về thơ chữ Hán: các bài thơ Đường luật của ông thể hiện sự tinh tế và nghệ thuật tả cảnh tả tình. Về thơ chữ Nôm: sáng tác của ông là đỉnh cao của thơ quốc âm thời trung đại, với ngôn ngữ giản dị, đậm tính dân tộc và sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ.
5. Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam. Thơ văn của Nguyễn Trãi là đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ 15, đóng góp đặc biệt trong việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian bị xâm lược.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản cung cấp thông tin về tiểu sử, sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đặc điểm trong tác phẩm của ông và đánh giá vị trí của ông trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Nguyễn Trãi sinh ra trong gia đình quyền quý, là cháu ngoại của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Ông từng đỗ Thái học sinh và làm quan dưới triều Hồ. Trong thời kỳ nước mất, ông đã đến Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh giặc Minh và trở thành khai quốc công thần khi Lê Lợi lên ngôi. Cuộc đời quan của Nguyễn Trãi trải qua nhiều thăng trầm, gắn với vụ án Lệ Chi Viên và bị tru di tam tộc. 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông. Nguyễn Trãi là một trong những người Việt được UNESCO vinh danh là “danh nhân văn hóa thế giới”.
Câu 2 (trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở việc thương dân mà còn là xây dựng một xã hội bình yên và thịnh vượng. Ông tiếp thu và sáng tạo tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, tôn trọng và biết ơn dân, khát vọng xây dựng đất nước độc lập và thịnh vượng.
Câu 3 (trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện sự yêu thiên nhiên sâu sắc qua các bài thơ, với cảnh sắc từ hùng vĩ đến bình dị. Ông nâng niu và giao hòa với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp tinh tế trong từng khoảnh khắc.
Câu 4 (trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Những bài thơ của Nguyễn Trãi về thế sự cho thấy ông luôn suy tư về nhân tình thế thái và thực tại bất công. Ông phản ánh nỗi đau và cay đắng trước thực tại, đồng thời thể hiện sự kiên cường và thanh cao trong đối diện với thực tại trái ngang.
Câu 5 (trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi, đặc biệt là các thư từ và văn kiện ngoại giao trong “Quân trung từ mệnh tập”, đã góp phần quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, với “Bình Ngô Đại Cáo” khẳng định thời đại mới.
- Sức mạnh của văn chính luận Nguyễn Trãi đến từ khả năng bám sát tình hình thời sự, kết hợp lý lẽ sắc bén với dẫn chứng, lập luận và ngôn ngữ hàm súc, biểu cảm.
Câu 6 (trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật như: vở kịch “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” của Nguyễn Đình Thi; bài thơ “Đêm Côn Sơn” của Trần Đăng Khoa; vở kịch “Bí Mật vườn Lệ Chi” do Thành Lộc đạo diễn; tiểu thuyết “Nguyễn Trãi” của Bùi Anh Tấn, trong đó “Bức huyết thư” được Victor Vũ chuyển thể thành phim “Thiên Mệnh Anh Hùng”...
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.
