Khi còn là học sinh cấp 3, việc nỗ lực để cải thiện điểm GPA đơn giản là giúp bạn vào được trường đại học mình luôn mong muốn. Bạn biết rõ mục tiêu của mình và nỗ lực để đạt được điều đó. Nhưng khi vào đại học, môi trường này sẽ khiến bạn hòa mình vào và dễ bị xao lạc trong chuyện học hành. Với nhịp sống sôi động, các mối quan hệ xã hội và sự đa dạng về văn hóa sẽ dễ khiến GPA của bạn bị giảm điểm.
Ngoài ra, bạn cũng cần có điểm GPA ổn để nhận được học bổng và tránh bị các án phạt từ trường như hạn chế tín chỉ. Bên cạnh đó, những nơi thực tập, tổ chức dành cho sinh viên và chương trình hỗ trợ tài chính đều có yêu cầu cụ thể về điểm GPA.
Nếu bạn định học lên bậc cao học, bạn cần xem xét để cải thiện lại GPA trước khi quá muộn! Mặc dù, bạn vẫn có thể cải thiện tình hình khi đạt điểm cao trong kỳ MCAT, LSAT hoặc GRE. Thế nhưng, chẳng phải sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn tập trung vào việc học từ những ngày đầu bước chân vào đại học.
Ngay cả khi tốt nghiệp, bạn vẫn phải đáp ứng yêu cầu điểm số GPA cụ thể của các nhà tuyển dụng. Mặc dù không phải tất cả các công ty hay lĩnh vực đều yêu cầu điều này, nhưng thường các tập đoàn lớn sẽ chú ý đến mọi chi tiết trong CV của bạn, kể cả GPA.
Ngoài những trường hợp được kể trên, GPA cũng không thật sự ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau tốt nghiệp. Nhưng hãy thử nhìn lại vấn đề. Bạn đã dành nhiều thời gian, tiền bạc, công sức cho việc học đại học, vậy tại sao lại không chọn việc đạt được kết quả và hiệu quả cao xứng đáng với những gì mình đã bỏ ra trong cả chương trình học?
1. Đăng ký các học phần “dễ điểm”
Một điều mà chắc chắn ai cũng biết. GPA của sinh viên liên quan mật thiết đến số buổi học mà họ tham gia, thường là 15 giờ/học kỳ. Vì vậy, bạn có thể thử tăng con số này lên thành 18 giờ/học kỳ.
Trước hết, bạn cần lựa chọn lớp học để “kéo điểm” thật cẩn thận. Hãy cố gắng chọn những học phần dễ nhất có thể. Không chỉ phụ thuộc vào số giờ học, GPA của bạn cũng ảnh hưởng nhiều bởi điểm thành phần. Đừng đánh giá thấp những buổi điểm danh, online test, teamwork, assignment nhỏ lẻ vì chúng hoàn toàn có thể ảnh hưởng lớn tới điểm số của bạn sau này. Gỉa định trong một học kỳ bạn đạt toàn bộ điểm A, nhưng chỉ một điểm D cũng có thể kéo GPA của bạn xuống.
Vì thế, bạn cần chọn các học phần dễ nhất để nâng cao GPA nhưng không phải vật lộn với quá nhiều với assignment và test khó nhằn. Nếu có quan hệ rộng trên đại học, bạn nên hỏi những anh chị khóa trên vì học biết rất rõ giảng viên nào và môn học nào là dễ nhất.
Nếu trường đại học của bạn tính cả điểm môn Giáo dục Thể chất vào GPA, bạn nên đăng ký lớp này mỗi học kỳ. Đây là cách dễ nhất để cải thiện điểm GPA! Bên cạnh đó, học phần này cũng giúp bạn dành chút thời gian để rèn luyện sức khỏe cho bản thân.
2. Cân bằng khối lượng công việc
Mặc dù đăng ký thêm học phần để cải thiện điểm GPA là tốt nhưng hãy tránh tình trạng quá tải vì học quá nhiều lớp. Bạn cũng cần phải tìm được “điểm cân bằng” trong cuộc sống. Điều này cho phép bạn học hành và nghỉ ngơi hợp lý từ đó gián tiếp giúp tăng GPA.
Những học phần Advanced thoạt nhìn có thể bị nhầm tưởng là cách hiệu quả để cải thiện điểm GPA vì những lớp này có nhiều cột điểm hơn các lớp thông thường. Tuy nhiên, hãy thận trọng khi đăng ký những lớp này! Những điểm A ở các lớp thông thường vẫn tốt hơn nhiều điểm C ở Advanced class, ít nhất là đối với GPA của bạn. Vì vậy, bạn không nên bỏ thời gian, công sức vào học các lớp Advanced nếu bạn nhận thấy không ổn.
3. Lên lớp đầy đủ
Sinh viên càng đi học đủ thì điểm càng cao, tips nâng điểm GPA này nghe đơn giản đúng không? Có thể việc đến lớp thường xuyên sẽ khiến bạn chán nản, mệt mỏi trong suốt học kì. Nếu vẫn muốn cải thiện điểm GPA, bạn cần cho giảng viên của mình thấy bạn là một sinh viên siêng năng và quan tâm đến những gì họ nói trong các buổi giảng. Bạn có thể đến lớp đầy đủ bằng cách tự đưa ra hình phạt cho bản thân với mỗi lần vắng học.
Bạn sẽ không cần tự áp lực mình việc phải tham dự đầy đủ 100% các buổi học. Bạn vẫn có cuộc sống riêng của mình và đôi lúc vẫn bị ốm hoặc ngủ quên. Tuy nhiên, đừng biến việc nghỉ học thành thói quen vì điều đó ảnh hưởng xấu tới GPA của bạn.