Năm 1969, Elisabeth Kubler- Ross đã mô tả về 5 giai đoạn của nỗi đau khổ bao gồm từ chối, giận dữ, mặc cả, trầm cảm và chấp nhận, mở ra con đường mới cho một sự nhận thức sâu sắc hơn về nỗi đau khổ trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần. Đã hơn 50 năm trôi qua kể từ đó, nhưng người ta vẫn sử dụng mô hình 5 giai đoạn này như 1 khuôn khổ để mô tả nhiều trải nghiệm đau buồn khác nhau bắt nguồn từ những sự kiện tang thương. Giờ đây chúng ta biết rằng các giai đoạn này có thể diễn ra theo một trình tự khác, có thể bị bỏ qua hoặc lặp lại, và nghiên cứu mới hơn đã chỉ ra rằng những người bị cướp mất đi người thân, những người sống sót khỏi những cuộc khủng hoảng ấy còn có thể phải qua nhiều giai đoạn khác nữa.
Khi nghiên cứu về những mối quan hệ đau thương có yếu tố bạo lực gia đình hoặc những mối quan hệ độc hại khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những điểm và giai đoạn tương đồng trong quá trình phục hồi của những người đã trải qua sự mất mát. Ngày nay, chúng ta biết rằng những mối quan hệ độc hại có thể là lãng mạn, thuần khiết hoặc liên quan đến gia đình, trong đó qua trình phục hồi từ mỗi người có vẻ khác nhau.
Sau đây là sáu giai đoạn phục hồi sau bạo hành tâm lý hoặc sau các mối quan hệ độc hại mà tôi đã từng chứng kiến khi hành nghề. Giống như các giai đoạn đau buồn được đề cập ở trên, các giai đoạn này không phải lúc nào cũng diễn ra theo trình tự thời gian, có thể bị bỏ qua hoặc lặp lại và những người sống sót có thể bắt đầu ở các giai đoạn khác nhau. Mặc dù mục tiêu cuối cùng luôn là sự an toàn, thấu hiểu và có ý nghĩa, con đường phục hồi lại có vẻ khác nhau ở tất cả các trường hợp và không có hai con đường nào giống nhau.
Tự nghi ngờ bản thân.
Điều này có thể được gọi là giai đoạn'Tôi có điên không?'. Nó có nghĩa là bạn nhận ra rằng có điều gì đó không hợp lý, nhưng lại không biết rõ rằng bằng cách nào, cái gì hoặc tại sao. Giai đoạn này đôi khi có thể xảy ra nay trong mối quan hệ, hoặc trong thời gian chia tay khi bạn bắt đầu nhận ra có điều gì đó không ổn. Trong khi có một số ít các cuộc chia tay là vui vẻ hoặc không gây đau đớn, thì việc đặt dấu chấm hết một mối quan hệ độc hại sẽ lại làm tăng thêm sự bất hòa nhận thức về cảm giác tự do, khiến bạn rối bời và mất phương hướng. Đôi khi những người sống sót tự hỏi liệu rằng ra đi có phải là lựa chọn đúng đắn, hay liệu có phải họ chỉ đang đang tưởng tượng hoặc phóng đại tất cả những sự kiện kỳ lạ vô nghĩa. Nhiều người còn vật lộn trong suốt cả giai đoạn, tự vấn, “Đó là lỗi của tôi đúng không? Chính tôi đã khiến những người đó cư xử như vậy đúng không? ”
Học hỏi và nghiên cứu.
Giai đoạn này đánh dấu sự tập trung vào việc tìm hiểu và nghiên cứu mọi khía cạnh của tình huống. Người sống sót có cảm giác không hài lòng với hành vi của người khác và cố gắng tìm hiểu vấn đề, thậm chí nhấn mạnh vào các từ ngữ như 'tự ái', 'bạo hành tâm lý', 'rối loạn nhân cách'. Mặc dù việc này giúp họ hiểu rõ hơn về tình hình, nhưng cũng có thể làm tăng sự lo lắng và căng thẳng. Có người sống sót có thể bị ám ảnh bởi việc tìm hiểu, coi đó như một phần của quá trình hồi phục.
Sự thông tỏ.
Giai đoạn này đánh dấu sự hiểu biết ngày càng tăng về những gì họ đã trải qua, ngay cả khi vẫn còn đau đớn và phẫn uất. Sự nhận biết này giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm và hỗ trợ, vì nó giúp họ hiểu rằng có những điều ngoài tầm kiểm soát của họ và không phải là lỗi của họ.
Giải thoát.
Đây là giai đoạn mà người sống sót bắt đầu tạo ra sự cách biệt với người khác, về mặt vật lý và cảm xúc. Một số người bắt đầu giai đoạn này ngay từ đầu, đôi khi trước cả khi họ nhận ra mối quan hệ độc hại. Giai đoạn này thể hiện sự lãnh đạm, không quan tâm và thờ ơ, và là thời điểm thích hợp để sử dụng các kỹ thuật như N.E.B (Cần thiết, Không cảm xúc và Xúc tích).
Chữa lành.
Giai đoạn này là lúc bạn tập trung vào việc hiểu rõ bản thân hơn để chữa lành hoàn toàn. Đây cũng là thời điểm để tái hợp với gia đình, bạn bè sau những khoảng cách đã có hoặc để ghép lại những mảnh vụn từ quá khứ. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng mỗi người đều có nhược điểm và không hoàn hảo trong một mối quan hệ, và không nên đổ lỗi cho bất kỳ sự tàn nhẫn độc hại nào đã xảy ra.
Chấp nhận và thấu hiểu.
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng việc tìm kiếm ý nghĩa từ trải nghiệm của bạn là cần thiết để tránh những nguy cơ tương tự trong tương lai. Trong giai đoạn này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình hình và nhận ra rằng không phải lúc nào cũng có khả năng kiểm soát hoặc thay đổi mọi thứ, và điều đó không phải lúc nào cũng là lỗi của bạn.
Việc chữa lành có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi nó liên quan đến việc khôi phục mối quan hệ với gia đình hoặc bạn bè. Trên thực tế, mọi khía cạnh của cuộc sống có thể bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình, nhưng việc chấp nhận quá khứ và tiếp tục phát triển là quan trọng nhất trong quá trình phục hồi.
Một số người sau khi kết thúc mối quan hệ với người tự ái hoặc có các đặc điểm khác của rối loạn nhân cách cảm thấy tự do hơn và bắt đầu xây dựng lại cuộc sống của mình. Họ cảm thấy mạnh mẽ hơn khi tái hợp với bạn bè và bắt đầu một chương mới.
Nếu cần hỗ trợ về vấn đề bạo lực trong gia đình, vui lòng gọi cho tổng đài chăm sóc khẩn cấp gia đình theo số 1-800-799-7233.