Những cấu trúc câu thường gây nhầm lẫn trong Tiếng Anh:
1. Can/ could/ (be) able to
Nhìn chung, cả can, could và (be) able to đều nói về khả năng. Tuy nhiên, ý nghĩa của chúng có phần khác nhau.
Đầu tiên, chúng ta sẽ so sánh can và could.
Chúng ta dùng “can” để chỉ một hành động có khả năng xảy ra rất cao trong tương lai. Còn đối với “could”, “could” chỉ một hành động có khả năng xảy ra ít hơn và thường chưa được chắc chắn bằng “can”.
Ví dụ:
- We can stay with Jay in Ho Chi Minh City.
Chúng ta có thể ở lại với Jay ở thành phố Hồ Chí Minh. (Khả năng chúng ta ở lại rất cao) - We could stay with Jay in Ho Chi Minh City.
Chúng ta có thể ở lại với Jay ở thành phố Hồ Chí Minh. (Khả năng chúng ta ở lại là có, nếu như anh ấy có ở thành phố)
Tiếp đó, chúng ta so sánh sự khác biệt giữa could và (be) able to
“Be able to” thường dùng để chỉ một thành tựu đặc biệt nào đó, còn “could” dùng chỉ một khả năng thông thường.
Ví dụ:
- Sue could play the piano quite well.
Sue có thể chơi piano khá tốt. (việc chơi piano là một khả năng thông thường) - Sue swam strongly and was able to cross the river easily.
Sue bơi mạnh mẽ và vượt qua được dòng sông một cách dễ dàng. (việc vượt qua được dòng sông là một thành tựu đặc biệt)
Lưu ý: đối với các động từ hear, feel, see, smell, taste, believe, decide, remember, understand chúng ta sẽ dùng với could hoặc can.
Ngoài ra, trong ngữ cảnh mang ý nghĩa “biết làm gì đó” – “know how to”, chúng ta sẽ dùng can, không dùng với (be) able to.
Ví dụ:
- Can you cook?
Bạn biết nấu ăn không?
2. Trong khi/ Trong khi đó
During và While đều mang nghĩa là trong khi đó
Tuy nhiên, sau “during” sẽ là 1 danh từ. Sau “while” sẽ là một câu hoàn chỉnh.
Ví dụ:
- We met a lot of interesting people during our holiday.
Chúng tôi gặp những người bạn thú vị trong chuyến đi. - We met a lot of interesting people while we were on holiday.
Chúng tôi gặp những người bạn thú vị khi chúng tôi đang đi du lịch. -
Tôi ngủ thiếp đi trong bộ phim. - I fell asleep while I was watching TV.“
Tôi ngủ thiếp đi trong lúc đang coi TV.
3. Khá/ Tương đối/ Hơi/ Khá là
“Quite” và “pretty” đều có ý nghĩa là một chút, hơi hơi. Tuy nhiên, chúng ta nên dùng “pretty” trong văn nói và không dùng trong văn viết nhé.
Ví dụ:
- She’s quite famous.
- She’s pretty famous.
Cô ấy hơi nổi tiếng.
Ngoài ra, sau “quite” thường đi với a/an.
Ví dụ:
- Tom has quite a good job.
- Tom has a pretty good job.
Tom có một công việc khá tốt. Tuy nhiên, ta có thể thấy sau “quite” là “a”
“Rather” cũng mang ý nghĩa là một chút. Nhưng “rather” thông thường ở trong câu mang quan điểm tiêu cực. Nếu “rather” nằm trong câu mang ý nghĩa tích cực, nó có nghĩa là bất thường, hoặc ngạc nhiên.
Ví dụ:
- Tim is rather shy. He doesn’t talk very much.
Tim hơi nhút nhát, anh ấy không nói nhiều đâu. - These apples are rather good. Where did you get them?
Những trái táo này có vẻ ngon nhỉ. Bạn lấy chúng ở đâu vậy? (mang ý nghĩa ngạc nhiên)
Cuối cùng, “fairly” sẽ mang nghĩa yếu hơn cả quite, pretty, rather. Nếu một việc/ một vật gì đó có thể tốt hơn, chúng ta sẽ dùng với fairly.
Ví dụ:
- My room is fairly big, but I’d prefer a bigger one.
Phòng tôi cũng to, nhưng tôi muốn căn phòng to hơn.
4. Mặc dù/ Dù/ Ngay cả khi/ Bất chấp
Cả 4 từ này đều mang ý nghĩa là tuy nhiên/ mặc dù. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở cách sử dụng. Các bạn hãy chú ý nhé.
Although: Sau although, chúng ta sẽ có 1 câu hoàn chỉnh.
Ví dụ:
- Although it rained a lot, we enjoyed our holiday.
Dù trời mưa rất nhiều, chúng tôi vẫn tận hưởng kỳ nghỉ của chúng tôi. - We went out although it was raining heavily.
Chúng tôi vẫn ra ngoài dù trời mưa rất to.
Even though: Sau even though, chúng ta sẽ có 1 câu hoàn chỉnh. Nó có ý nghĩa tuy nhiên, mặc dù, nhưng mang hàm ý nhấn mạnh hơn là although.
Ví dụ:
- Even though I was really tired, I couldn’t sleep.
Dù tôi rất là mệt, tôi vẫn không ngủ được.
In spite of/ Despite: Sau in spite of, despite chúng ta sẽ dùng với danh từ hoặc đại từ (this, that, what,…)
Ví dụ:
- In spite of the rain, we enjoyed our holiday.
Mặc dù trời mưa, chúng tôi vẫn tận hưởng kỳ nghỉ. - She wasn’t well, but despite this she continued working.
Cô ấy không được khỏe, dù vậy cô ấy vẫn tiếp tục làm việc.
5. Đến khi/ Cho đến khi hoặc Cho đến khi
By: có ý nghĩa là không trễ hơn 1 mốc thời gian nào đó
Until hoặc Till: có ý nghĩa là bao lâu thì 1 sự việc nào đó kết thúc
Ví dụ so sánh:
- Joe will be away until Monday. (so he’ll be back on Monday)
Joe sẽ không có ở đây cho đến ngày thứ hai. (tức thứ hai Joe mới quay lại đây) - Joe will be back by Monday. (=he’ll be back not later than Monday)
Joe sẽ quay lại trễ nhất là thứ hai. (tức Joe sẽ quay lại trước thứ hai)
6. Quen với cái gì/ Thích nghi với cái gì
“Be/Get used to” và “Used to” có ý nghĩa và công thức hoàn toàn khác nhau
Be/Get used to: có ý nghĩa là quen với việc gì đó
Subject + be accustomed to + V-ing/ Noun
Ví dụ:
- She is used to living alone.
Cô ấy đã quen với việc sống một mình. - We‘re not used to the noise.
Chúng tôi không quen với tiếng ồn.
Used to: có ý nghĩa là từng làm việc gì đó
Subject accustomed to + V (nguyên mẫu)
Ví dụ:
- I used to drive to work every day, but these days I usually go by bike.
Tôi từng lái xe đi làm mỗi ngày, nhưng bây giờ tôi thường xuyên đi xe đạp đi làm.