1. Đề cương phân tích 'Mây và sóng' (Ngữ văn lớp 7 - SGK Cánh diều) - mẫu số 4
I. Tác giả
- R. Ta-go (1861-1941) nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ thế kỉ XX
- Có ấn tượng sâu sắc với Việt Nam
- Gia tài văn học đồ sộ, tinh thần dân chủ dân tộc sâu sắc
- 1913, nhận giải thưởng Nobel Văn học.
II. Tác phẩm Mây và sóng
- Thể loại: Thể thơ tự do
- Xuất xứ: Viết 1909, dịch 1915, in trong tập "Trăng non".
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Tóm tắt tác phẩm Mây và sóng
Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
- Bố cục tác phẩm Mây và sóng
Bài thơ được chia làm 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến bầu trời xanh thẳm: Lời mời gọi của người trên mây.
- Phần 2: Còn lại: Lời mời gọi của người trong sóng.
- Giá trị nội dung tác phẩm Mây và sóng
- Bài thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, giản dị mà lớn lao, mang ý nghĩa tượng trưng cao cả. Qua đó mỗi người chúng ta nhận ra tình yêu thương mẫu tử và đó là điểm tựa vững chắc trong cuộc sống mỗi người.
- Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mây và sóng
- Xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: mây, sóng,..
- Tứ thơ phát triển theo bố cục tương đối cân xứng nhưng không trùng lặp.
- Đối thoại lồng trong lời kể, tác giả hóa thân vào nhân vật trữ tình.
- Giàu trí tưởng tượng, bay bổng phóng khoáng.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mây và sóng
- Lời mời gọi của người trên mây, trong sóng
- Mây: Chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,... chơi với mình minh vàng, chơi với vầng trăng bạc.
- Sóng: Ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn, ngao du từ nơi này đến nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào.
⇒ Đó là một thế giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn du dương, bất tận và được đi khắp nơi.
Cách hòa nhập
- Đưa tay lên trời → nhấc bổng lên tận tầng mây.
- Đến rìa biển, nhắm nghiền mắt lại → làn sóng nâng lên.
⇒ Cách hòa nhập rất thú vị, rất hấp dẫn. Em bé bị hấp dẫn, cuốn hút bới những lời rủ rê của những người sống trên mây, trên sóng bởi thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ. Chính vì trò chơi của mây và sóng nên em hỏi lại mây và sóng
- Lời từ chối của em bé
- Thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ. Dường như khó có thể từ chối lời mời nhưng em đã từ chối vì:
+ Mẹ mình đang đợi ở nhà.
+ Mẹ luôn muốn mình ở nhà.
⇒ Sức níu giữ của tình mẫu tử. Lời từ chối của em bé với lý do thật dễ thương, tình yêu thương mẹ tha thiết. Mặc dù em bé luyến tiếc cuộc vui chơi nhưng tình yêu thương mẹ đã thắng. Tinh thần nhân văn sâu sắc thể hiện ở sức mạnh của tình mẫu tử.
- Trò chơi của em bé
- Trò chơi em tự nghĩ ra, trò chơi có mẹ, cùng mẹ và em. "Con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng. Con sẽ là sóng, mẹ là bến bờ. Hai tay con nâng mặt mẹ, con lăn lăn mãi".
- Em bé đã nghĩ ra hình thức tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng còn mẹ thành trăng và bến bờ kì lạ.
- Trò chơi của em quả là hau, thú vị hơn vì không chỉ có em, có mây, có trăng mà có cả mẹ. Mẹ sẽ ôm ấp, yêu thương em. Em không chỉ có sáng mà còn có bến bờ kì lạ đó là mẹ, bờ biển bao dung, rộng lớn luôn sẵn sàng tiếp đón em.
⇒ Ba câu thơ không chỉ tả cách chơi trong trò chơi sáng tạo cảu em bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc vô biên tràn ngập của con, của sự hòa hợp thương yêu là của hai mẹ con, giữa chiều sâu khái quát triết lý về tình yêu thương mẹ con, hạnh phúc của tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiêng liêng, vĩnh hằng như vũ trụ và kì diệu thay điều đó lại do chính con người taoh ra.
Câu 1 (trang 25 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?
Trả lời:
- Về hình thức, bài thơ Mây và sóng khác so với các văn bản ở học ở bài 2 là sử dụng thể thơ tự do, hầu như không có gieo vần, có những câu thơ rất dài lên đến 28 chữ.
- Bài thơ có sự kết hợp giữa phương thức biểu đạt biểu cảm, miêu tả và tự sự.
Câu 2 (trang 25 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Bài thơ có thể chia làm hai phần (phần 1: từ đầu đến "bầu trời xanh thẳm"; phần 2: còn lại). Em hãy chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau của hai phần đó về số dòng, hình ảnh, cách tổ chức mỗi phần.
Trả lời:
* Điểm giống nhau: kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
* Điểm khác nhau:
- Đối tượng: mây – sóng.
- Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
- Không gian: trên trời – dưới biển.
Câu 3 (trang 25 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia những cuộc vui chơi đó?
Trả lời:
Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển.
Tuy cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn nhưng em bé đã từ chối bởi vì “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. Đó là sự lo lắng khi mẹ vẫn còn đợi em ở nhà, dù cho những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.
Câu 4 (trang 25 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại "thú vị" và "hay hơn"?
Trả lời:
Những trò chơi em bé tạo ra thú vị hơn bởi ở những trò chơi đó, em có thể chơi cùng với mẹ của mình, không phải rời xa mẹ, mẹ và em đều có thể hóa thân và tham gia.
Câu 5 (trang 25 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm như thế nào? Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm đều gắn với thiên nhiên, đất trời như mây, trăng, bầu trời xanh thẳm, sóng, bến bờ.
- Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện cuộc sốn xung quang luôn đầy những thú vui, cám dỗ, thu hút mọi người và có thể khiến họ quên đi những thứ thực sự quan trọng với mình.
Câu 6 (trang 25 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)
Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì về tình mẫu tử?
Trả lời:
Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp là: ca ngợi tình cảm mẹ con thắm thiết, bền chặt, tình mẫu tử thiêng liêng. Nhắc nhở mỗi chúng ta những thú vui đầy cám dỗ ngoài kia chưa chắc có thể đem đến hạnh phúc cho chúng ta, thứ thực sự đem đến hạnh phúc cho chúng ta không đâu khác chính là những tình cảm giản dị, gần gũi như tình mẹ con vậy.
2. Bài soạn 'Mây và sóng' (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 5
1. Chuẩn bị
- Tác giả:
- R. Ta-go (1861 -1941), tên đầy đủ Ra-bin-đra-nát Ta-go.
- Ông là nhà thơ vĩ đại nhất của Ấn Độ trong thế kỷ XX.
- Quê quán: Sinh ra ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.
- Ông bắt đầu làm thơ từ khi còn nhỏ, tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị và xã hội.
- Sự nghiệp sáng tác: Để lại di sản văn hóa phong phú gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, hơn 1500 bức họa và một số lượng ca khúc khổng lồ.
- Một số tác phẩm nổi bật: Tập thơ 'Người làm vườn', tập 'Trăng non', tập 'Thơ dâng'…
- Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc, nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lý. Ông sử dụng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, so sánh và liên tưởng tinh tế.
- Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận giải Nobel Văn học.
- Những trò chơi này mang lại niềm vui và hạnh phúc khi được ở bên người thân.
2. Đọc hiểu
Những hình ảnh thiên nhiên nào xuất hiện trong bài thơ?
Gợi ý:
Hình ảnh: mây, sóng
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Về mặt hình thức, bài thơ 'Mây và sóng' có điểm gì khác so với các bài thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một? Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?
- Khác biệt: Các dòng thơ có số từ không đồng đều và khá dài; không có vần.
- Bài thơ kết hợp phương thức tự sự và biểu cảm.
Câu 2. Bài thơ có thể chia thành hai phần (phần 1: từ đầu đến 'bầu trời xanh thẳm'; phần 2: phần còn lại). Em hãy chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai phần về số dòng, hình ảnh và cách tổ chức.
- Tương đồng: Số dòng thơ (10 dòng), cách tổ chức mỗi phần (câu hỏi của người trên mây/trong sóng và câu trả lời của em bé)
- Khác biệt:
- Phần 1: Trò chuyện với người trên mây; trò chơi em là mây và mẹ là trăng
- Phần 2: Trò chuyện với người trong sóng; trò chơi em là sóng và mẹ là bến bờ kỳ lạ.
Câu 3. Cuộc vui của những người 'trên mây' và 'trong sóng' có gì hấp dẫn? Tại sao em bé không tham gia những cuộc vui đó?
- Cuộc vui của những người 'trên mây' và 'trong sóng' rất hấp dẫn vì họ được khám phá những nơi thú vị, hát ca suốt cả ngày.
- Em bé không tham gia vì biết mẹ đang đợi ở nhà và không muốn rời xa mẹ. Dù những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu, tình yêu mẹ và sự hạnh phúc khi có mẹ bên cạnh vẫn quan trọng hơn.
Câu 4. Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại 'thú vị' và 'hay hơn'?
Những trò chơi do em bé tạo ra thú vị và hay hơn vì có mẹ tham gia cùng, không phải rời xa mẹ.
Câu 5. Những hình ảnh thiên nhiên trong trò chơi của em bé có đặc điểm gì? Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện điều gì?
- Hình ảnh thiên nhiên trong trò chơi của em bé rất phong phú và đa dạng: mây, trăng, sóng, bến bờ, v.v.
- Nhà thơ muốn thể hiện sự gắn bó và yêu thương sâu sắc giữa mẹ và con, dù ở bất kỳ đâu, em bé vẫn muốn ở cùng mẹ.
Câu 6. Theo em, qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
Qua bài thơ, tác giả muốn nhấn mạnh giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, giúp con người vượt qua mọi khó khăn và cám dỗ trong cuộc sống.
3. Bài soạn 'Mây và sóng' (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - phiên bản 6
I. Tác giả văn bản Mây và sóng
- R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)
- Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc
- Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội
+ Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”
+ Vào năm 1913, ông trở thanh người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”
+ Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngăn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn…
+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
- Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng vè thủ pháp trùng điệp
II. Tìm hiểu tác phẩm Mây và sóng
- Thể loại: thơ tự do
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự +Biểu cảm
- Tóm tắt: Bài thơ phác họa những trò chơi thú vị mà em bé tưởng tượng vui đùa với các bạn trên mây và các bạn trong sóng. Thế những người duy nhất em bé muốn chơi đó là mẹ của mình. Qua đây, ta thấy được tình cảm mẹ con sâu sắc, da diết.
- Bố cục:
- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
- Giá trị nội dung:
- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc
- Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời
- Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng
- Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé
- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mây và sóng
- Lời mời gọi của những người trên mây và sóng
- Lời mời gọi của mây và sóng:
+ Những người trên mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”
+ Những người trên sóng: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao?”
⇒ Thế giới mà mây và sóng vẽ ra là thế giới diệu kì, bí ẩn, hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ thơ
- Cách đến với mây và sóng:
+ Đến với mây: đến nơi tận cùng trái đất và đưa tay lên trời
+ Đến với sóng: đến rìa biển cả và nhắm nghiền mắt lại
- Nhận xét:
+ Lời mời gọi của mây và sóng: Lời mời gọi hấp dẫn, thú vị, khơi gợi trí tò mò
+ Cách đến với mây và sóng: rất dễ thực hiện, thú vị, hấp dẫn
- Nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi
⇒ “mây” và “sóng” là biểu tượng cho thế giới thần tiên kì ảo mà em bé tưởng tượng ra, nhưng “mây” và “sóng” cũng là những thú vui, những cám dỗ trong cuộc sống thường ngày mà con người rất dễ bị thu hút
- Phản ứng của em bé trước lời mời gọi
- Ban đầu: Em bé bị hấp dẫn bởi những lời mời, bằng chứng là em bé hỏi lại:
+ Với mây: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
+ Với sóng: “Nhưng làm thế nào mình ra đó được?”
⇒Phản ứng ban đầu của em bé là có thể hiểu được vì những lời mời ấy vô cùng thú vị, dễ hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ con
- Sau đó: Em bé từ chối lời mời: “Làm sao có thể rời mẹ mang đi được”
⇒ lời từ chối dễ thương nhưng đầy cảm động
- Lí do em bé từ chối lời mời: vì em nghĩ tới mẹ, mẹ em đang đợi và luôn mong muốn em bé ở nhà -> mẹ chính là lí do khiến em bé từ chối những lời mời hấp dẫn đó
- Nghệ thuật: đối thoại
⇒ Dù luyến tiệc cuộc vui, nhưng sự từ chối lời mời gọi đã thể hiện tình yêu thương mẹ thiết tha của em bé, lúc nào em cũng nghĩ đến mẹ, luôn mong muốn ở bên mẹ. Mẹ với tình yêu thương đã trở thành sức mạnh, nguồn động lực cho em bé vượt qua những cám dỗ
- Trò chơi của em bé và mẹ
- Trò chơi của em bé và mẹ :
+ Sau khi từ chối mây: “Con là mây và mẹ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”
+ Sau khi từ chối sóng: “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ"
- Đối với em bé: đó là trò chơi thú vị hơn, hay hơn vì những trò chơi ấy bắt nguồn từ tình yêu thương mẹ
⇒ Hình ảnh thiên nhiên “mây”, “sóng” ở đây tượng trưng cho con thích vui chơi, hình ảnh “trăng”, “ bến bờ kì lạ” tượng trưng cho sự dịu dàng dàng và tấm lòng bao la, tình yêu thương con không bờ bến ⇒ Lòng yêu thương mẹ bộc lộ rõ nét hơn nữa
- Hai câu thơ cuối: Hai câu thơ là lời khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt, đó là tình cảm lớn lao được nâng tầm vũ trụ
- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh biểu tượng, điệp ngữ, câu thơ giàu hình ảnh...(đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu cho thơ Ta-go)
⇒ Hình tượng em bé hiện lên vừa có những nét ngây thơ đáng yêu đồng thời thể hiện thông minh, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu thương mẹ thiết tha ⇒ tinh thần nhân văn của Ta-go: ngợi ca vẻ đẹp tình mẫu tử
- Triết lí qua bài thơ
- Con người không tránh khỏi những sự thu hút, cám dỗ từ đời sống, nếu như không có điểm tựa vững chắc, con người rất dễ vướng vào những cám dỗ đó. Tình mẫu tử chính là một điểm tựa vững chắc trong đời người
- Hạnh phúc, đó không phải là những thứ quá xa vời, cũng không phải tự nhiên mà có, hạnh phúc luôn nằm ngay gần chúng ta, trong những điều giản dị hàng ngày, do chính chúng ta tạo ra
1. CHUẨN BỊ
Câu 1. Đọc trước bài thơ Mây và sóng, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta-go (Rabindranath Tagore).
Trả lời: Thông tin về nhà thơ Ta-go:
Câu 2. Nhớ lại những trò chơi với mẹ hoặc người thân trong gia đình khi em còn nhỏ và chia sẻ với bạn bè về cảm xúc của mình khi chơi những trò chơi đó.
Trả lời: Khi còn nhỏ, em đã chơi trò nhảy ô, nhảy dây và ô ăn quan cùng các anh chị em họ. Em cảm thấy vui khi mỗi khi được chơi cùng các anh chị và được trải nghiệm nhiều trò chơi tuổi thơ.
2. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Chú ý sự tưởng tượng của em bé và các hình ảnh đẹp trong đoạn thơ.
Trả lời: Em bé tưởng tượng ra trên mây có người. Những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ: bình minh vàng, vầng trăng bạc. Đó là những hình ảnh rất mê hoặc, hấp dẫn con người.
Câu 2. Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ?
Trả lời: Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ: mây, sóng, bình minh vàng, vầng trăng bạc, hoàng hôn.
Câu 3. Chú ý lời nói của em bé sau lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng".
Trả lời: Lời nói của em bé sau lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng" luôn là lời từ chối và nghĩ đến mẹ: "Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?".
CÂU HỎI
Câu 1. Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?
Trả lời:
- Về hình thức, văn bản Mây và sóng so với các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một có sự khác biệt:
- Thể thơ của Mây và sóng là thể thơ tự do.
- Thể thơ của các văn bản thơ ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một là thể thơ 4 chữ, thơ 5 chữ.
- Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.
Câu 2. Bài thơ có thể chia làm hai phần (phần 1: từ đầu đến "bầu trời xanh thẳm"; phần 2: còn lại). Em hãy chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau của hai phần đó về số dòng, hình ảnh, cách tổ chức mỗi phần.
Trả lời: Bài thơ có thể chia làm hai phần (phần 1: từ đầu đến "bầu trời xanh thẳm"; phần 2: còn lại). Những nét giống nhau và khác nhau:
Phần 1
Phần 2
Giống nhau
Cách tổ chức mỗi phần
Khác nhau
Số dòng
9 dòng
10 dòng
Hình ảnh
- mây
- bình minh vàng
- vầng trăng bạc
- sóng
- hoàng hôn
Câu 3. Cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia những cuộc vui chơi đó?
Trả lời:
- Cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" hấp dẫn ở chỗ họ chơi từ sáng sớm đến tận tối, họ đi ngao du, ngắm bình minh vàng, vầng trăng bạc.
- Em bé không tham gia những cuộc vui chơi đó vì em nghĩ đến mẹ, biết mẹ ở nhà đang đợi mình.
Câu 4. Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại "thú vị" và "hay hơn"?
Trả lời: Theo em, những trò chơi do em bé tạo ra lại "thú vị" và "hay hơn" vì em vừa thỏa mãn việc được vui chơi, vừa được chơi cùng mẹ.
Câu 5. Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm như thế nào? Qua đó nhà thơ muốn thể hiện điều gì?
Trả lời: Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé là những hình ảnh lãng mạn, vĩnh hằng của đất trời, giàu trí tưởng tượng và phóng khoáng.
Câu 6. Theo em, qua bài thơ tác giả muốn gửi đến thông điệp gì?
Trả lời: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó chính là tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt tựa những hình ảnh vĩnh hằng của đất trời là mây và sóng.
4. Bài viết 'Mây và sóng' (Ngữ văn lớp 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 1
Chuẩn bị 1
Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đọc trước bài thơ Mây và sóng; tìm hiểu thêm về nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta-go (Rabindranath Tagore)
Phương pháp giải:
Đọc trước bài thơ và tìm hiểu về tác giả
Lời giải chi tiết:
- R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Tagore Rabindranath).
- Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
- Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.
- Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.
- Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
- Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
- Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.
Chuẩn bị 2
Câu 2 (trang 23, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nhớ lại những trò chơi với mẹ hoặc người thân trong gia đình khi em còn nhỏ và chia sẻ với bạn bè về cảm xúc của mình khi chơi những trò chơi đó.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kỷ niệm và chia sẻ với bạn bè.
Lời giải chi tiết:
Hồi nhỏ tôi hay được mẹ cho chơi trò “giã gạo”, mỗi lần được mẹ nhấc bổng lên tôi lại cảm thấy rất vui và cười khúc khích. Cả nhà thấy tôi được mẹ nâng lên hạ xuống và cười nắc nẻ như vậy cùng cười rộ lên và vỗ tay cùng trêu đùa với mẹ con tôi.
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Chú ý sự tưởng tượng của em bé và các hình ảnh đẹp trong đoạn thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, chú ý đoạn thơ đầu
Lời giải chi tiết:
Em bé ngước nhìn lên bầu trời, tưởng tượng mình đang nói chuyện với những người trên mây… cuộc sống trên mây thật hấp dẫn, thú vị đối với một đứa trẻ như em.
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, chú ý các hình ảnh thiên nhiên
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ: mây, sóng, bầu trời, trăng, biển cả.
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 24, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Chú ý lời nói của em bé sau lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Khi nghe lời mời gọi rủ rê, hai lần, lần nào chú cũng ra vẻ băn khoăn. Ít nhiều chú bé đã bị lôi cuốn. Thế nhưng, tình yêu thương mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi là chú bé đã từ chối những lời rủ rê mời gọi dù những trò chơi đó hấp dẫn đên đâu chăng nữa.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Về hình thức, văn bản Mây và sóng là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ này và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng: thấy được qua bố cục, qua cấu tạo các dòng thơ.
Bài thơ có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt là biểu cảm và tự sự, miêu tả.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Bài thơ có thể chia làm hai phần (phần 1: từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm”; phần 2: còn lại). Em hãy chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau của hai phần đó về số dòng, hình ảnh, cách tổ chức mỗi phần.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, chú ý số dòng, hình ảnh, bố cục tổ chức mỗi phần
Lời giải chi tiết:
* Điểm giống nhau: kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
* Điểm khác nhau:
- Đối tượng: mây – sóng.
- Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
- Không gian: trên trời – dưới biển.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Sức hấp dẫn của những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” nằm trong lời kể của họ với em bé: đúng với tâm lí ham chơi, dễ bị lôi cuốn bởi những điều mới mẻ của trẻ em.
- Em bé không tham gia vì không muốn rời xa mẹ, không muốn mẹ phải lo buồn, điều này thể hiện tình thương yêu mẹ của em bé.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại thú vị và hay hơn?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và nêu lên quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết:
Những trò chơi do em bé tạo ra “thú vị” và “hay hơn” vì không chỉ có “mây” (vì chính em đã là mây) mà còn có “trăng” (hiện thân của mẹ), không chỉ được vui đùa như với những người sống “trên mây” mà còn được cùng sống dưới một “mái nhà” – nơi đó em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng từ mẹ; em không chỉ có “sóng” (vì chính em đã là sóng) mà còn có “bến bờ kì lạ” (hiện thân của mẹ), bến bờ bao dung, luôn rộng mở đón em. Như vậy, không những em không phải “rời mẹ” mà còn được “lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người “trên mây” và "trong sóng".
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm như thế nào? Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé rất đặc biệt vì có sự hiện diện của em và mẹ. Trong trò chơi của mình, chú bé biến thành mây còn mặt trăng là hiện thân của mẹ để cùng sống dưới một mái nhà cho chú được ôm ấp, tiếp nhận ánh sáng dịu dàng. Khi chú biến thành sóng, mẹ sẽ là bến bờ kì lạ luôn bao dung rộng mở luôn sần sàng tiếp đón chú bé “lăn, lăn mãi vào lòng”.
=> Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện rằng:
Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.
Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đó chính con người chúng ta tạo dựng nên.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 25, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì về tình mẫu tử?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và nêu lên suy nghĩ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Thông điệp của nhà thơ:
- Ca ngợi tình mẹ con.
- Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ. Muốn khước từ chúng cần có những điểm tựa vững chắc (trong đó có tình mẫu tử).
- Trí tưởng tượng của tuổi thơ vô cùng phong phú, nhưng hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo nên.
- Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo.
5. Bài phân tích 'Mây và sóng' (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - Mẫu 2
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Đọc trước bài thơ Mây và sóng, tìm hiểu thêm về nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta-go (Rabindranath Tagore).
- Nhớ lại những trò chơi với mẹ hoặc người thân trong gia đình khi em còn nhỏ và chia sẻ với bạn bè về cảm xúc của mình khi chơi những trò chơi đó.
Trả lời:
- Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:
+ 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)…
+ 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ...
+12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ...
+ Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn, ...
+ Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.
- Trò chơi hồi nhỏ: cả nhà quây quần bên bếp lửa trong trời đông và chơi oẳn tù tì, cảm xúc lúc đó rất vui vì cha mẹ luôn nhường cho các con thắng.
Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.Qua đó thể hiện tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý sự tưởng tượng của em bé và các hình ảnh đẹp trong đoạn thơ.
Trả lời:
- Sự tưởng tượng của em bé: Em bé tưởng tượng đám mây trên bầu trời đang nói chuyện cùng em và em cùng trò truyện với mây.
- Hình ảnh đẹp trong đoạn thơ: bình minh vàng, vầng trăng bạc.
Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ?
Trả lời:
- Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ: mây và sóng.
Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý lời nói của em bé sau lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng".
Trả lời:
- Lời nói của em bé sau lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng": Em bé đều nghĩ về mẹ (mẹ đang đơi, mẹ mong muốn ở nhà), không nghe theo lời mời gọi ngọt ngào mà luôn đặt mẹ lên trên các cuộc vui.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thì em đã học ở Bài 2? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?
Trả lời:
- Về hình thức, văn bản Mây và sóng khác so với các văn bản thì em đã học ở Bài 2 là:
Mây và sóng
Văn bản bài 2
- Số từ không cố định trong dòng thơ
- Cả bài thơ liền mạch không chia nhỏ các đoạn thơ
- Số từ cố định trong dòng thơ (4/5 từ)
- Bài thơ chia làm nhiều khổ/ đoạn nhỏ khác nhau.
- Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài thơ có thể chia làm hai phần (phần 1: từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm": phần 2: còn lại). Em hãy chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau của hai phần đó về số dòng, hình ảnh, cách tổ chức mỗi phần.
Trả lời:
Phần 1
Phần 2
Giống nhau
Kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
Khác nhau
+ Đối tượng: mây
+ Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng
+ Không gian : trên trời
→ Tác dụng: Tạo sự trùng điệp, nâng cao, làm nổi bật chủ đề - Tình mẹ con.
+ Đối tượng: sóng
+ Trò chơi: con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
+ Không gian: dưới biển.
=> Phần thứ hai cho ý thơ trọn vẹn hơn, tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.
Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia?
Trả lời:
- Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ: được tự do vui chơi, ca hát từ sáng sớm đến tối muộn, được vui đùa thỏa thích với bình minh vàng, vầng trăng bạc, ngao du khắp các nơi.
- Em bé không tham gia vì nhớ tới mẹ đang chờ ở nhà, vì nhớ tới mong muốn của mẹ là muốn em ở nhà buổi chiều. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ.
=> Tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng để từ chối những lời gọi.
Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại thú vị và hay hơn?
Trả lời:
- Theo em những trò chơi do em bé tạo ra lại thú vị và hay hơn là vì ở đó có hai mẹ con cùng nhau vui đùa. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ. Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng.
Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm như thế nào? Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm: giống với hình ảnh tự nhiên, có mây, có trăng, có sóng, có bầu trời xanh thẳm
=> Qua đó nhà thơ muốn thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hòa cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.
Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì về tình mẫu tử?
Trả lời:
Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp về tình mẫu tử:
+ Sức mạnh của tình mẫu tử, ngợi ca tình mẫu tử. Tấm lòng mẹ bao la như “bến bờ kì lạ”, tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt.
+ Tình mẫu tử chính là điểm tựa vững chắc trước những cám dỗ cuộc đời.
+ Hạnh phúc không xa xôi bí ẩn, nó ở quanh ta, do chúng ta tạo nên.
6. Phân tích bài thơ 'Mây và sóng' (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 3
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là một nhà thơ, nhạc sĩ và nhà dân tộc chủ nghĩa, đã nhận giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đạt giải thưởng này. Các tác phẩm của ông thường mang đậm tinh thần dân tộc và dân chủ, cũng như nhân văn và triết lý. Thơ văn của ông không theo kiểu cổ điển mà thường có sự hiện đại hóa về mặt hình thức.
- Khi còn bé, tôi thường chơi trò ô ăn quan cùng các anh chị em trong gia đình. Đó là một trò chơi dân gian truyền thống ở Việt Nam, phổ biến tại các vùng quê. Tôi rất yêu thích trò chơi này vì cảm giác hồi hộp khi chơi. Quan sát từng viên sỏi được di chuyển và đặt vào các ô, nó mang đến cho tôi nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: từ hồi hộp, lo lắng đến vui mừng hay thất vọng. Tuy vậy, trò chơi vẫn là một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của tôi.
Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài thơ là sự tưởng tượng phong phú của một đứa trẻ về ước mơ khám phá khắp nơi.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Những hình ảnh tưởng tượng của em bé trong đoạn thơ:
- Mẹ ơi, có người trên mây đang gọi con
- “Chúng tôi chơi từ sáng đến chiều tà. Chúng tôi chơi với ánh bình minh vàng, chơi với ánh trăng bạc.”
- Họ mỉm cười rồi bay đi
- Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng
- Hai tay con ôm mẹ, mái nhà chúng ta sẽ là bầu trời xanh rộng lớn.
Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Bài thơ nhắc đến những hình ảnh thiên nhiên như bầu trời với những đám mây trôi bồng bềnh và biển cả với những con sóng vỗ về vô tận.
Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Khi được mời gọi lên mây hoặc xuống sóng, em bé luôn hỏi cách đến nơi đó, nhưng sau đó lại nhớ mẹ đang ở nhà đợi, em tự tưởng tượng ra những hình ảnh liên quan đến mẹ và em để không rời xa mẹ.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Về hình thức, bài thơ “Mây và sóng” khác so với các văn bản trong bài 2 bởi sử dụng thể thơ tự do, không có gieo vần, có những câu thơ dài đến 28 chữ.
- Bài thơ kết hợp giữa các phương thức biểu đạt như biểu cảm, miêu tả và tự sự.
Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Giống nhau
- Đều có những câu thơ dài
- Đều mang các hình ảnh có ý nghĩa tương tự
- Sử dụng cấu trúc câu giống nhau.
- Câu hỏi và câu trả lời của nhân vật con đan xen nhau
* Khác nhau
Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Những cuộc vui của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn vì tính tự do và phóng khoáng của chúng, đó đều là những trò chơi trong trí tưởng tượng của em bé.
- Em bé không tham gia vì không thể rời xa mẹ.
Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Những trò chơi do em bé tưởng tượng ra hấp dẫn hơn vì trong các trò chơi đó, em có thể chơi cùng mẹ, không phải xa cách mẹ, và cả hai có thể hóa thân để tham gia cùng nhau.
Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Các hình ảnh thiên nhiên trong trò chơi của em bé đều gắn liền với thiên nhiên, như mây, trăng, bầu trời xanh, sóng và bến bờ.
- Qua đó, tác giả muốn thể hiện rằng cuộc sống xung quanh luôn đầy những cám dỗ và vui thú, có thể khiến con người quên đi những điều thực sự quan trọng.
Câu 6 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Thông điệp của bài thơ là ca ngợi tình cảm mẹ con thắm thiết, bền chặt và tình mẫu tử thiêng liêng. Nó nhắc nhở chúng ta rằng những thú vui cám dỗ ngoài kia không thể mang lại hạnh phúc bằng những tình cảm giản dị và gần gũi như tình mẹ con.