Trong kỳ thi IELTS, kỹ năng Speaking thường gây nhiều khó khăn cho các thí sinh, đặc biệt là các thí sinh ở band điểm 4 – 5. Để chinh phục thành công phần thi này, thí sinh cần hiểu được các tiêu chí chấm điểm và những kỹ thuật để có một câu trả lời hiệu quả. Trong chủ đề này, phần 1 tác giả sẽ làm rõ các tiêu chí cho phần thi trong band descriptors band 4.5, cũng như các cách trả lời trong IELTS Speaking Part 1. Với phần 2, những kỹ thuật đó sẽ được áp dụng vào các câu trả lời mẫu cho ba chủ đề quen thuộc nhất trong bài thi IELTS Speaking Part 1.
Các tiêu chí Speaking band điểm 4.5
ảnh
Để giúp người học hiểu phần nói của mình sẽ được đánh giá như thế nào, người viết đã tổng hợp lại các tiêu chí chấm điểm dựa theo band điểm 4 và 5 trong Speaking band descriptors của Cambridge:
Sự trôi chảy và mạch lạc (Fluency and coherence)
Trong lúc trả lời thí sinh thường hay ngập ngừng, lặp lại câu đã nói để suy nghĩ hoặc tự sửa lỗi của mình
Thí sinh có thể liên kết các câu đơn giản bằng việc sử dụng một số từ nối đơn giản, nhưng những từ này thường được lặp lại thường xuyên.
Đối với những câu đơn giản, thí sinh có thể trả lời trôi chảy nhưng với những câu phức tạp, thí sinh bị ngập ngừng nhiều.
Khả năng sử dụng từ vựng (Lexical Resource)
Thí sinh có thể nói về các chủ đề quen thuộc và cả không quen thuộc nhưng từ vựng được sử dụng ít linh hoạt và mắc nhiều lỗi sai khi chọn từ phù hợp với ngữ cảnh.
Thí sinh có cố gắng sử dụng nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng mắc nhiều lỗi sai.
Sự chính xác và đa dạng trong ngữ pháp (Grammatical range and accuracy)
Thí sinh có thể sử dụng kết hợp các cấu trúc đơn giản và phức tạp, nhưng với tính linh hoạt hạn chế và mắc khá nhiều lỗi sai.
Với các cấu trúc phức tạp, thí sinh thường mắc lỗi thường xuyên và làm người nghe khó hiểu.
Pronunciation (phát âm)
Thí sinh mắc nhiều lỗi phát âm làm giám khảo gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu câu trả lời của thí sinh.
Thí sinh gặp khó khăn trong việc nhấn âm từng từ và nhấn các từ trong câu
Các phương pháp phát triển câu trả lời IELTS Speaking Part 1
Thí sinh có thể sử dụng một hoặc nhiều các từ để hỏi sau để áp dụng trong cách trả lời IELTS Speaking Part 1 của mình:
Tại sao
Để mở rộng câu trả lời, một trong những cách phổ biến nhất đó là trả lời cho câu hỏi Why – Tại sao. Việc mở rộng câu trả lời bằng từ Why nghĩa là thí sinh phải tìm ra lý do đề giải thích thêm cho câu trả lời trực tiếp của mình phía trước. Chỉ bằng việc cung cấp lý do, thí sinh đã có thể mở rộng câu trả lời của mình ra thêm một đến hai câu.
Ví dụ:
Question: | Do you like reading books? (Bạn có thích đọc sách không?) |
Answer: |
Yes, I do. I like reading books because it can help me relax after a hard-working day. (Vâng, có. Tôi thích đọc sách vì nó có thể giúp tôi thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.) |
Với câu hỏi trên, thí sinh đã đưa ra câu trả lời trực tiếp (Yes, I do) và phần mở rộng cho câu trả lời của mình bằng cách giải thích lý do tại sao mình lại thích đọc sách (giúp thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi)
Cái gì
Ví dụ:
Question: | Do you like reading books? (Bạn có thích đọc sách không?) |
Answer: | Yes, I do. I like reading many kinds of book such as comic, science fiction and classic. (Vâng, có. Tôi thích đọc nhiều loại sách như truyện tranh, khoa học viễn tưởng và cổ điển.) |
Với câu hỏi trên, thí sinh đã đưa ra câu trả lời trực tiếp (Yes, I do) và phần mở rộng cho câu trả lời của mình bằng cách liệt kê ra các loại sách mà mình thích (ví dụ như truyện tranh, khoa học viễn tưởng và cổ điển)
How
Ví dụ:
Question: | Do you like reading books? (Bạn có thích đọc sách không?) |
Answer: | Yes, I do. When reading books, I feel really relaxed and comfortable especially after hard-working days (Vâng, có. Khi đọc sách, tôi cảm thấy thực sự thư thái và dễ chịu, nhất là sau những ngày làm việc mệt mỏi.) |
Với câu hỏi trên, thí sinh đã đưa ra câu trả lời trực tiếp (Yes, I do) và phần mở rộng cho câu trả lời của mình bằng cách nhắc đến cảm xúc của mình khi được đọc sách, đó là thư thái và dễ chịu.
Where
Ví dụ:
Question: | Do you like reading books? (Bạn có thích đọc sách không?) |
Answer: | Yes, I do. I usually read books at the coffee shop near my house. However, if I can’t go out, I will read books in my room (Vâng, có. Tôi thường đọc sách ở quán cà phê gần nhà. Tuy nhiên, nếu tôi không thể ra ngoài, tôi sẽ đọc sách trong phòng của mình.) |
Với câu hỏi trên, thí sinh đã đưa ra câu trả lời trực tiếp (Yes, I do) và phần mở rộng cho câu trả lời của mình bằng cách đề cập đến địa điểm mình hay đọc sách (tại quán cà phê hoặc là trong phòng của mình)
When
Ví dụ:
Question: | Do you like reading books? (Bạn có thích đọc sách không?) |
Answer: | Yes, I do. I can read books whenever I have free time, but usually in the evening. (Vâng, có. Tôi luôn đọc sách bất cứ khi nào tôi có thời gian rảnh, nhưng thường là vào buổi chiều). |
Với câu hỏi trên, thí sinh đã đưa ra câu trả lời trực tiếp (Yes, I do) và phần mở rộng cho câu trả lời của mình bằng cách chỉ ra khoảng thời gian mình thường đọc sách (vào thời gian rảnh, đặc biệt là buổi chiều)
Who
Ví dụ:
Question: | Do you like reading books? (Bạn có thích đọc sách không?) |
Answer: | Yes, I do. I usually read books with my father. He teaches me many things about life. (Vâng, có. Tôi thường đọc sách với cha tôi. Ông ấy dạy tôi nhiều điều về cuộc sống.) |
Với câu hỏi trên, thí sinh đã đưa ra câu trả lời trực tiếp (Yes, I do) và phần mở rộng cho câu trả lời của mình bằng cách đề cập đến người có liên quan đến hành động đọc sách được nhắc đến trong câu hỏi (cha tôi).