Bệnh tổ đỉa là một tình trạng viêm da đặc biệt, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mụn nước, da dày sừng, ngứa ngáy dữ dội. Để điều trị bệnh này, lá lốt là một phương pháp dân gian mang lại hiệu quả chữa bệnh cao và an toàn mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà.
Công dụng của lá lốt đối với bệnh tổ đỉa
Công dụng của lá lốt đối với bệnh tổ đỉaTheo y học hiện đại, lá lốt chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và các hoạt chất như alkaloid, benzylaxetat, beta-caryophylen,... giúp giảm viêm, sát khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, lá lốt còn chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp tái tạo và phục hồi tổn thương da hiệu quả.
Nhờ đó, lá lốt rất thích hợp cho các trường hợp vùng da bị tổn thương dày sừng, giúp giảm đau rát, ngứa nhanh chóng và ngăn ngừa các triệu chứng như nứt da, phồng rộp,...
6 phương pháp chữa trị tổ đỉa bằng lá lốt
Uống nước lá lốt chữa trị tổ đỉa
Uống nước lá lốt chữa trị tổ đỉaNếu bạn đang gặp phải tình trạng tổ đỉa kéo dài và tái phát nhiều lần, bạn có thể vắt nước từ lá lốt để uống. Cách này giúp hoạt chất trong dược liệu đi sâu vào cơ thể, ức chế sự lây lan và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Nguyên liệu
Cách làm
Cách dùng: Uống nước lá lốt này 2 lần/ngày và uống khi còn ấm.
Lưu ý: Khi rửa lá lốt, ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại.
Đắp lá lốt chữa trị tổ đỉa
Áp dụng lá lốt chữa trị tổ đỉaĐắp lá lốt trực tiếp lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả. Dược chất trong lá lốt sẽ thẩm thấu qua da, cải thiện các triệu chứng sưng viêm, đau rát và phục hồi tổn thương da, thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Nguyên liệu
Cách làm
Cách dùng: Áp dụng cách này đều đặn 1 - 2 lần/ngày để tăng hiệu quả chữa trị.
Ngâm rửa bằng lá lốt chữa tổ đỉa
Ngâm rửa bằng lá lốt chữa tổ đỉaNgâm rửa bằng lá lốt cũng hiệu quả như việc đắp. Bên cạnh khả năng sát trùng, giảm ngứa, cách này cũng chữa viêm da do dị ứng, nổi mề đay.
Nguyên liệu
- 50gr lá lốt tươi
Cách làm
Cách dùng: Thực hiện đều đặn 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Lưu ý: Bạn có thể sử dụng bã lá lốt để chà xát nhẹ lên vùng da bị tổn thương để tăng cường hiệu quả diệt khuẩn, giảm viêm.
Chà xát lá lốt lên da chữa tổ đỉa
Chà xát lá lốt lên da chữa tổ đỉaSử dụng phương pháp này khi người bệnh có triệu chứng ngứa ngáy ở lòng bàn tay, bàn chân, da khô ráp, dày sừng nhưng chưa bị nứt nẻ, chảy máu.
Dùng lá lốt chà xát trực tiếp lên da giúp giảm tình trạng ngứa ngáy và phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
Nguyên liệu
- 30gr lá lốt tươi
Cách làm và cách dùng
Lưu ý: Thao tác chà xát lên da nên thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm trầy xước da và chảy máu vì sẽ khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
Dùng lá lốt và rượu trắng chữa tổ đỉa
Dùng lá lốt và rượu trắng chữa tổ đỉBên cạnh lá lốt, rượu trắng cũng là một phương thuốc dân gian có khả năng kháng khuẩn và ngừa viêm tốt. Kết hợp hai loại nguyên liệu này sẽ giúp điều trị tổ đỉa hiệu quả.
Nguyên liệu
- 200gr lá lốt tươi
- 1 chén rượu trắng
Cách làm
Các món ăn từ lá lốt chữa tổ đỉa
Các món ăn chế biến từ lá lốt chữa tổ đỉaLá lốt là nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe và dùng để chế biến nhiều món ngon. Bên cạnh việc uống thuốc, ngâm, đắp lá lốt để chữa tổ đỉa, bạn có thể chế biến các món ăn từ lá lốt để sử dụng hàng ngày.
Sử dụng lá lốt cùng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác sẽ giúp bổ sung dưỡng chất có lợi, tăng cường sức đề kháng, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát bệnh.
Dưới đây là một số món ăn từ lá lốt mà bạn có thể tham khảo:
- Đậu hũ cuốn lá lốt
- Canh chuối lá lốt
- Canh đu đủ lá lốt
- Cá rô phi kho lá lốt
Lưu ý: Không nên kết hợp lá lốt với các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như tôm, mực, cua,... và hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều gia vị, dầu mỡ.
Một số lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
- Đây là phương pháp điều trị dân gian nên hiệu quả điều trị sẽ khá chậm. Vì vậy, bạn cần kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian dài.
- Chỉ nên sử dụng lá lốt khi các mụn nước đã tiêu giảm, vùng da bị tổn thương không có dấu hiệu bị bội nhiễm hay có vết thương hở.
- Trường hợp bệnh đã chuyển sang mãn tính thì bệnh nhân nên đến bệnh viện để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
- Lá lốt có tính nóng nên không áp dụng các món ăn hay bài thuốc từ lá lốt cho những người bị nóng trong người, đau dạ dày, táo bón.
- Sử dụng lá lốt với lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
- Dù lành tính nhưng lá lốt có thể gây ra phản ứng dị ứng đối với một số người có cơ địa nhạy cảm. Nếu sử dụng mà gặp phải dấu hiệu dị ứng như phát ban, mẩn ngứa, nóng rát da,… thì bạn nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ tư vấn xử lý.
- Bạn nên thử thuốc trên vùng da nhỏ trước. Nếu sau 24 giờ, không có triệu chứng bất thường thì bạn có thể tiếp tục sử dụng lá lốt để điều trị bệnh tổ đỉa.
- Ngoài việc sử dụng lá lốt, người bệnh tổ đỉa cũng nên xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, xà phòng, xăng dầu, kim loại, mủ nhựa,...Tuyệt đối không dùng tay gãi hoặc thực hiện bất cứ tác động mạnh nào lên vùng da đang bị tổn thương.
Nguồn: Bệnh viện quân dân 102
Chọn mua các loại muối tại Mytour để pha cùng lá lốt cho bài thuốc chữa bệnh: