Dù là sinh thường hay sinh mổ, tử cung của mẹ đều cần thời gian để hồi phục. Tử cung có thể tự phục hồi tự nhiên, nhưng việc áp dụng các phương pháp sẽ giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tại sao cần tử cung phục hồi tự nhiên sau sinh?
Việc tử cung phục hồi tự nhiên sau sinh không chỉ là để cải thiện vẻ ngoài mà còn là vấn đề liên quan đến sức khỏe. Trong hai ngày đầu sau sinh, mẹ có thể cảm thấy đau nhức do tử cung đang phục hồi tự nhiên. Quá trình này có thể kéo dài đến 6 tuần.
Mặc dù tử cung có khả năng tự phục hồi, nhiều người vẫn áp dụng các phương pháp để tăng tốc quá trình này.
Tại sao cần tử cung phục hồi tự nhiên sau sinh?Yếu tố tác động đến quá trình phục hồi tử cung sau sinh
Quá trình phục hồi tử cung sau sinh có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố cơ địa của mỗi người và một số yếu tố khác như:
- Mẹ sinh mổ thường cần thời gian phục hồi lâu hơn so với mẹ sinh thường.
- Mẹ sinh lần đầu tiên
6 phương pháp giúp tử cung phục hồi tự nhiên sau sinh
Massage
Massage nhẹ nhàng khu vực bụng dưới giúp tử cung co bóp dễ dàng và giảm lượng máu chảy ra.
Tương tác da da với bé
Mẹ có thể thực hiện bằng cách đặt bé lên bụng, vai hoặc ngực để giúp tử cung phục hồi sau sinh một cách hiệu quả.
Cho bé bú sữa mẹ
Mẹ có thể cho bé bú hoặc tiếp sữa đều giúp kích thích tử cung co bóp tốt hơn và tạo ra oxytocin.
6 phương pháp giúp tử cung phục hồi tự nhiên sau sinhĐiều chỉnh chế độ ăn uống
Mẹ hãy điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và điều độ, không nên ăn kiêng trong giai đoạn này để giúp tử cung phục hồi nhanh chóng.
Vận động
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đi dạo sẽ giúp mẹ loại bỏ khí trong cơ thể, làm trống bàng quang để tử cung co bóp.
Uống nước ấm
Uống nhiều nước ấm sau sinh giúp cơ thể đào thải độc tố, hỗ trợ quá trình phục hồi. Đồng thời, việc uống nước nhiều cũng giúp tiểu nhiều hơn, đẩy máu cũng như tử cung loại bỏ mảng máu tồn đọng.
Tử cung phục hồi chậm sau sinh có nguy hiểm không?
Nếu mẹ thấy tử cung không co bóp hoặc phục hồi chậm, hãy đến thăm bác sĩ để được kiểm tra, tránh các vấn đề như viêm nhiễm tử cung, chảy máu sau sinh, ảnh hưởng đến việc sinh con sau này.
Tử cung phục hồi chậm sau sinh có nguy hiểm không?Sau khi sinh, tử cung trải qua nhiều thay đổi đặc biệt về kích thước. Để tử cung phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn, hãy thử áp dụng 6 cách trên. Hy vọng bạn sẽ tìm được thông tin hữu ích từ bài viết này.
Nguồn: Marrybaby