Những điều cơ bản cần biết về một kế hoạch truyền thông
Xây dựng kế hoạch truyền thông (Chiến lược Truyền thông) không chỉ là một lĩnh vực khoa học, mà còn là một nghệ thuật. Bởi vì nó rất đa dạng, phong phú và khó tìm ra một mẫu chuẩn, một quy chuẩn 'hoàn hảo' cho một kế hoạch truyền thông. Tùy thuộc vào bối cảnh, môi trường mà mỗi kế hoạch truyền thông sẽ mang lại hiệu quả, lợi ích khác nhau. Vì vậy, để lập kế hoạch truyền thông bằng một chiến lược cụ thể, chúng ta cần hiểu rõ mô hình sau đây:
Đây là mô hình SMCRFN – So sánh với một mối quan hệ. Đây là một mô hình kinh điển dành cho các nhà PR – Marketer, nó là nền tảng để xây dựng một kế hoạch truyền thông thành công.
1. Chữ S (Nguồn): Đây là nhân tố đầu tiên, có thể là một cá nhân hay tổ chức phát đi đến công chúng.
2. Chữ M (Thông điệp): Thông điệp chính là nội dung gửi gắm trực tiếp đến khách hàng. Vì vậy cần lựa như thế nào để tấn công tốt nhất.
3. Chữ C (Kênh): Các kênh để tiếp cận người dùng rất quan trọng, các kênh online hay offline… Các kênh là phương tiện tốt nhất để nhãn hàng truyền tải thông điệp của mình.
4. Chữ R (Người nhận): Người nhận chính là mục tiêu cuối cùng bạn cần nhắm đến chứ không phải ai khác. Hãy tìm hiểu kỹ đối tượng mà bạn nhắm đến, đề ra chiến lược cụ thể để có thể đánh vào tim người nhận một cách dễ dàng nhất.
5. Chữ F (Phản hồi): Đừng nghĩ những gì mình làm ra là đúng mà phải đặt ưu tiên hàng đầu vào khách hàng. Hãy học cách lắng nghe, ghi nhận những cảm nhận riêng của khách hàng. Phản hồi giúp bạn chỉnh lại được khuyết điểm của thông điệp và các kênh sao cho hợp lý với thực tiễn.
6. Chữ N (Nhiễu): Độ nhiễu chính là cái mà doanh nghiệp hết sức phải quan tâm. Nhiều khi bạn làm ra một thông điệp một đằng, nhưng vì nhiều yếu tố cạnh tranh hay môi trường thì thông điệp có thể bị sai lệch và phá hỏng toàn bộ kế hoạch truyền thông của bạn
Tóm lại mô hình trên là căn bản mà người lập nên biết nếu bắt tay vào làm một mẫu kế hoạch truyền thông dự án. Mỗi khi lập thì cần phải biết bản chất để có được một nền móng tốt nhất. Thế nhưng để thực sự tạo nên một kế hoạch hoàn chỉnh thì sẽ phải cần lập những bước như thế nào cho phù hợp?
2. Chữ M (Thông điệp): Thông điệp chính là nội dung gửi gắm trực tiếp đến khách hàng. Vì vậy cần lựa như thế nào để tấn công tốt nhất.
3. Chữ C (Kênh): Các kênh để tiếp cận người dùng rất quan trọng, các kênh online hay offline… Các kênh là phương tiện tốt nhất để nhãn hàng truyền tải thông điệp của mình.
4. Chữ R (Người nhận): Người nhận chính là mục tiêu cuối cùng bạn cần nhắm đến chứ không phải ai khác. Hãy tìm hiểu kỹ đối tượng mà bạn nhắm đến, đề ra chiến lược cụ thể để có thể đánh vào tim người nhận một cách dễ dàng nhất.
5. Chữ F (Phản hồi): Đừng nghĩ những gì mình làm ra là đúng mà phải đặt ưu tiên hàng đầu vào khách hàng. Hãy học cách lắng nghe, ghi nhận những cảm nhận riêng của khách hàng. Phản hồi giúp bạn chỉnh lại được khuyết điểm của thông điệp và các kênh sao cho hợp lý với thực tiễn.
6. Chữ N (Nhiễu): Độ nhiễu chính là cái mà doanh nghiệp hết sức phải quan tâm. Nhiều khi bạn làm ra một thông điệp một đằng, nhưng vì nhiều yếu tố cạnh tranh hay môi trường thì thông điệp có thể bị sai lệch và phá hỏng toàn bộ kế hoạch truyền thông của bạn
Tóm lại mô hình trên là căn bản mà người lập nên biết nếu bắt tay vào làm một mẫu kế hoạch truyền thông dự án. Mỗi khi lập thì cần phải biết bản chất để có được một nền móng tốt nhất. Thế nhưng để thực sự tạo nên một kế hoạch hoàn chỉnh thì sẽ phải cần lập những bước như thế nào cho phù hợp?